Quy mô thị trường niêm yết tại ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37 - 43)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán ViệtNam

2.1.1 Quy mô thị trường niêm yết tại ViệtNam

(Tham khảo Số liệu thu thập được về quy mô giao dịch tại HOSE, HNX được trình bày trong bảng 2.1; 2.2 của Phụ lục 1)

Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khốn, Thị trường chứng khốn Việt Nam chính thức được khai sinh. vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiêu niêm yết đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

Sau 7 năm hoạt động, đến thời điểm tháng 08/2007 đã có 111 doanh nghiệp niêm yết và 55 cơng ty chứng khốn thành viên, 18 CTQLQ, 61 tổ chức lưu ký. Cấu trúc thị trường đã được rõ ràng và chuyên biệt hơn với sự tách ra hoạt động độc lập của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trong năm 2005.

Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường, đáp ứng q trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mơ hình Cơng ty TNHH Một Thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính). Việc chuyển đổi mơ hình đã giúp HOSE có một vị trí tương xứng với các Sở Giao dịch khác trên thế giới trong mối quan hệ và hợp tác quốc tế, từ đó, nâng cao vị trí và tầm ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong năm 2011, HOSE đã nghiên cứu và xây dựng chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa, chiếm khoảng 80% giá trị vốn hóa tồn thị trường, 60%

về giá trị giao dịch. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường, HOSE cũng đã triển khai lệnh MP và đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng sản phẩm ETF (Exchange Traded Fund) để đưa vào giao dịch. Và những biến động được ghi nhận như sau:

- Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất

trên thế giới. TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mô như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Xu hướng suy giảm chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm 48,6%, VN Index giảm 27,5%. 62% số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới mệnh giá.

- Có 699 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai sàn HSX và HNX (301 mã

cổ phiếu, 5 chứng chỉ quỹ trên HSX; 393 mã cổ phiếu trên HNX). Thị trường mất cân đối lớn khi có ít cơng ty có quy mơ lớn (chỉ có 58 cơng ty có vốn hóa thị trường trên 1.000 tỷ đồng), trong khi có có q nhiều cơng ty có quy mơ nhỏ (50% số cơng ty niêm yết có vốn điều lệ và vốn hóa < 100 tỷ đồng), tổng vốn hóa thị trường của 20 doanh nghiệp hàng đầu chiếm hơn 69% vốn hóa thị trường của mỗi sàn giao dịch. Ngồi ra cịn có khoảng 500 mã trái phiếu niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch và 130 mã cổ phiếu trên thị trường UpCom.

Trong năm 2012 TTCK đối mặt với những khó khăn lớn nhất sau hơn 12 năm phát triển, nhưng đây cũng là năm lượng vốn huy động qua TTCK đạt lớn nhất từ trước tới nay, với 170.000 tỷ đồng. Với việc tăng tới 40% trong 5 tháng đầu năm sau đó giảm mạnh trong 7 tháng cịn lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại năm giao dịch 2012 với nhiều thăng trầm và biến động:

- VN Index chốt năm ở 413,73 điểm, tăng 3,76 điểm (tương đương 0,92%), tổng khối

đồng; tính chung năm 2012 VN Index tăng tổng cộng 62,18 điểm, HNX Index giảm 1,65 điểm so với cuối năm 2011

- HNX Index chốt năm ở 57,09 điểm, tăng 0,94 điểm (tương đương 1,67%), tổng khối

lượng giao dịch đạt 74.725.130 đơn vị, tương ứng giá trị 473.465 tỷ đồng.

- So với mức đỉnh mà thị trường đạt được trong tháng 5/2012, VN-Index và HNX-

Index đã để mất lần lượt 74,34 điểm (so với ngày 8/5/2012) và 26,70 điểm (so với ngày 7/5/2012). Quy mơ giao dịch bình quân mỗi phiên trong năm 2012 đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.

- Hai sàn có 702 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với tổng giá trị niêm yết theo

mệnh giá là 338.300 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2011 được thống kê lại như sau:

 Hose: giá trị giao dịch bình quân trên ngày đạt 881,5 tỷ đồng/phiên, cao hơn 36% so

với năm 2011. Tuy nhiên, so với năm 2010 giá trị giao dịch chỉ bằng 58%. Trong khi đó khối lượng giao dịch bình qn/ngày chỉ đạt 56,4 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.

 HNX: giá trị giao dịch bình quân trên ngày đạt 440 tỷ đồng/phiên, cao hơn 14% so

với năm 2011. Trong khi đó khối lượng giao dịch bình qn/ngày chỉ đạt 48,4 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tăng 51% so với năm 2011

 Huy động vốn đình trệ, 21 cổ phiếu bị hủy niêm yết

 UBCK ban hành 146 quyết định xử phạt trong năm 2012 liên quan tới các hành vi vi

phạm quy định về giao dịch và thị trường.

 Về giá, 50% số mã niêm yết sàn HoSE (157 mã) và 70% mã niêm yết sàn Hà Nội

(281 mã) giao dịch dưới mệnh giá, trong đó 75 mã sàn HoSe và 131 mã sàn Hà Nội có giá dưới 5.000 đồng/cp, con số này đã giảm đáng kể so với tháng 11, thậm chí SME trước khi hủy niêm yết đã có lúc giao dịch ở mức giá 3.000 đồng

Nhìn lại năm 2012, thị trường chứng khốn Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất ổn do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Mặc dù đã có những tác động tích cực từ những chính sách kinh tế vĩ mơ của nhà nước như lạm phát khá thấp, tỷ giá ổn định, lãi suất giảm, xuất khẩu tăng mạnh và thặng dư cán cân thương mại, song xu thế thoái vốn của các tập đồn, tổng cơng ty cộng với vấn đề tái cơ cấu ở không chỉ các tổ chức tín dụng mà cả ở các DNNN khiến thị trường khó có thể có được những cải thiện đáng kể trong trung hạn

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Khối lượng giao dịch toàn thị trường đã tăng khoảng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng khối lượng giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ước tăng 12%. Tính đến ngày 16/6/2013, chỉ số VN-Index đã đạt mức tăng 216,6% so với ngày 24/2/2009 và tăng 26,8% so với thời điểm 6/1/2012. Chỉ số HNX-Index tăng 35% so với ngày 9/1/2012. Tính từ đầu năm đến nay, mức cao nhất chỉ số VN-Index đạt được là 524,56 điểm, xác lập vào ngày 10/6/2013 (khối lượng giao dịch lên tới hơn 94 triệu cổ phiếu, tương đương gần 1.661 tỷ đồng)

Trong 6 tháng đầu năm 2013, dịng vốn ngoại chảy vào TTCK có diễn biến tích cực. Tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp ước đạt 160 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều NĐT tổ chức lớn đang xúc tiến các hoạt động để giải ngân vào TTCK Việt Nam. Bởi vậy, triển vọng thu hút thêm dòng vốn ngoại của thị trường còn lớn.

Diễn biến chỉ số giá VN – Index

(Tham khảo Biến động của Chỉ số Vn-Index trong giai đoạn 2008-2012 được trình bày trong biểu đồ 2.1 của Phụ lục 1)

Năm 2008: chỉ số Vn-Index từng xác lập mức cao nhất là 921,07 điểm sau những sự phát triển của cả nền kinh tế, doanh nghiệp và giới đầu tư. Rất chuyên gia còn kỳ vọng chỉ số còn lên tới hơn 1.000 điểm. Sàn Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) chưa nhiều doanh nghiệp niêm yết, khối lượng giao dịch chỉ đạt hơn 6,4 triệu đơn vị nhưng trị giá lên

tới hơn 610 tỷ đồng vào phiên thị trường đạt 921,07 điểm. Tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khốn Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, tương đương 43,7% GDP cả năm 2007.

Năm 2009, Vn-Index cao nhất được xác lập trong năm này là 624,1 điểm, khối lượng giao dịch toàn phiên gần 100 triệu cổ phiếu, trị giá 4.960 tỷ đồng.

Nguyên nhân của sự biến động tăng này chủ yếu là từ sự do tác động của một số mã chứng khốn của ngành tài chính ngân hàng và kết quả kinh doanh lạc quan hơn dự kiến của một số doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, sau 3 phiên, Vn-Index giảm hơn 100 điểm tính đến cuối 2009.

Năm 2010, Vn-Index mở đầu bằng số điểm trên 500 và 5 tháng sau đạt mức 549,51 điểm. Trị giá giao dịch đạt trên 2.800 tỷ đồng, ứng với 81 triệu cổ phiếu. Sau đó, Vn-Index rơi vào xu thế đảo chiều và dần rời mốc 500 điểm qua 8 phiên. Tuy biến động rất nhiều trong năm nhưng chỉ số Vn-Index cũng không vượt qua 549,51 điểm.

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm đó vẫn cịn nhiều bất trắc khi lạm phát ở mức 2 con số, tỷ giá USD và vàng đều tăng kỷ lục. Do vậy, dịng vốn lớn trên sàn chứng khốn cũng không giúp Vn-Index tăng trưởng thêm. Cuối năm 2010, chỉ số này về mốc 480 điểm.

Đầu năm 2011, Vn-Index vượt 500 điểm, rồi tiếp đến 510 và sau đó ở mốc 522,59 điểm, thấp hơn so với các năm trước đó. Càng về cuối năm, chỉ số càng có xu hướng giảm và tới phiên cuối cùng của tháng 12 chỉ còn lại 350 điểm. Thị trường cũng bắt đầu xuất hiện bóng cổ phiếu giá dưới 1.000 đồng.

Những bất ổn về vĩ mô như lạm phát, lãi vay và chi phí đầu vào ở mức cao nhất trong nhiều năm trước đó, cộng thêm tín dụng bị thắt chặt trở thành các thách thức lớn cho doanh nghiệp. Quy mô vốn đầu tư vào thị trường chứng khốn cũng khơng cịn lớn như những năm trước đó

Năm 2012, giá cổ phiếu liên tục giảm, kết quả kinh doanh các doanh nghiệp không mấy khả quan. Trên sàn liên tục xuất hiện cổ phiếu giá thấp dưới mệnh giá. Mức cao nhất Vn-Index đạt được cũng chỉ lên tới 488,07 điểm vào tháng 5/2012, tổng khối lượng giao dịch trên 133 triệu cổ phiếu, trị giá 2.220 tỷ đồng. Tại thời điểm này, nhiều nhà đầu tư lúc đó kỳ vọng Vn-Index sẽ còn tăng điểm tiếp, nhưng sau 3 phiên chỉ số này tuột khỏi mốc 480 điểm. Cộng thêm những thông tin liên quan tới biến động nhân sự của các ngân hàng và các công ty chứng khốn khiến thị trường chứng khốn càng ít hấp dẫn với giới đầu tư.

Sang năm 2013, hàng loạt chính sách vĩ mơ được Chính phủ ban hành nhằm cải thiện tìn hình kinh tế tác động khơng nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư như tăng biên độ giao dịch hay VAMC, gói kích thích 30.000 tỷ đồng. Mức cao nhất Vn-Index đạt được là 524,56 điểm, xác lập vào ngày 10/6. Khối lượng giao dịch lên tới hơn 94 triệu cổ phiếu, tương đương gần 1.661 tỷ đồng.

Trong một vài phiên giao dịch trong năm 2013, Vn-Index vượt 530 điểm và những nhà đầu tư cũng như chuyên gia vẫn đang đặt nhiều kỳ vọng cho kênh chứng khốn và dự báo Vn-Index cịn có thể lên 630 trong năm nay.

Riêng với nhà đầu tư, trong suốt gần 5 năm qua, việc biến động của Vn-Index hầu như ln có ảnh hưởng đến lợi nhuận và quyết định mua bán.

Dự kiến thời gian tới, dòng tiền vẫn tiếp tục quay trở lại thị trường, bởi lẽ thông tin vĩ mô tốt mang lại niềm tin cho nhà đầu tư. Mặt khác, giải pháp 30.000 tỷ, kế hoạch VAMC cũng đang từng bước đẩy mạnh và cụ thể hơn so với thời kỳ đầu.

Diễn biến chỉ số giá HNX – Index

(Tham khảo Biến động của Chỉ số HNX-Index trong giai đoạn 2008-2012 được trình bày trong biểu đồ 2.2 của Phụ lục 1)

HNX-Index là một chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam bao gồm một số mã chứng khoán được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Trước đây, khi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội còn được gọi là Trung tâm Giao dịch chứng khốn Hà Nội (HASTC) thì chỉ số này được gọi là HASTC-Index.

Sau ngày 14/07/2005, HNX-Index đã xác lập giá trị cao nhất trong vòng 5 năm tại năm 2012. Tại phiên giảm điểm thứ 10 liên tiếp, HNX-Index chạm mốc 50.66 điểm khi đóng cửa phiên 06/11/2012. Thanh khoản toàn sàn HNX chỉ đạt 26.4 triệu đơn vị ứng với giá trị 155.2 tỷ đồng.

Trước đó, HNX-Index đã xác lập các mốc lịch sử tại 65.78 điểm vào năm 2011 và 97.44 điểm vào năm 2010.

Diễn biến chỉ số giá Upcom – Index

(Tham khảo Biến động của Chỉ số Upcom-Index trong giai đoạn 2009-2012 được trình bày trong biểu đồ 2.3 của Phụ lục 1)

Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội đã chính thức đưa thị trường giao dịch chứng khốn của các cơng ty đại chúng chưa niêm yết (thị trường UPCOM) vào hoạt động. Chứng khoán được giao dịch trên thị trường UPCOM bao gồm các loại cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi của các công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc hủy niêm yết trên các Sở giao dịch. Phương thức giao dịch là khớp lệnh liên tục và phương thức giao dịch thỏa thuận. Để cung cấp cho nhà đầu tư tổng quan chung về sự biến động giá của toàn bộ các cổ phiếu trên thị trường này, Sở GDCK Hà Nội đưa ra chỉ số thị trường có tên gọi UPCOM Index. Như vậy, bên cạnh chỉ số VN Index của Sở GDCK Hồ Chí Minh và chỉ số HNX Index của Sở GDCK Hà Nội, thị trường chứng khoán Việt nam có thêm 1 chỉ số dành riêng cho thị trường UPCOM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)