Quy mô thị trường trái phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 49)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán ViệtNam

2.1.3 Quy mô thị trường trái phiếu

Trái phiếu chính phủ (TPCP)

Trên thực tế, thị trường này đã quá trình hình thành, phát triển trong suốt 13 năm qua song song với thị trường cổ phiếu niêm yết.

Tháng 8/2000: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, nay là HOSE. Đây là sự kiện đầu tiên đánh dấu việc TPCP được giao dịch trên thị trường chứng khoán và được coi như một loại hàng hóa trên thị trường chứng khốn.

Tháng 11/2003: Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành TPCP, TPCP bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trong phạm vi cả nước.

Theo đó, TPCP do Chính phủ phát hành bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu cơng trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng Tổ quốc.

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do các doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho các dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và được phát hành cho từng cơng trình cụ thể. Tổng giá trị trái phiếu được phát hành cho một cơng trình khơng vượt q tổng giá trị cơng trình và mức phát hành cụ thể cho từng cơng trình phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng có kỳ hạn trên 1 năm, trái phiếu chính quyền địa phương do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án, cơng trình thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương đã có trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm.

Tháng 8/2005: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội.

Sau 5 năm giao dịch trên Sở GDCK Tp.HCM, lần đầu tiên TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội sau khi Trung tâm này được thành lập. Cũng kể từ thời điểm này, TPCP được giao dịch song song trên cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM.

Tháng 6/2006: Quyết định số 2276/QĐ-BTC về tập trung đấu thầu TPCP tại Trung tâm GDCK Hà Nội.

Quyết định này quy định sẽ chỉ tập trung hoạt động đấu thầu TPCP, bao gồm trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 01/07/2006.

Chỉ sau 3 tháng kể từ ngày Quyết định này ra đời, Trung tâm GDCK Hà Nội đạt được những thành công bước đầu khi tổ chức thành công 4 phiên đấu thầu TPCP theo kế hoạch huy động vốn của Kho bạc Nhà nước, huy động được 1.200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, đạt 80% khối lượng gọi thầu; đã có 38 loại trái phiếu đăng ký giao dịch với tổng giá trị đạt 7.027 tỷ đồng.

Sau khi quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế về việc phát hành TPCP theo lơ lớn thì khối lượng phát hành của một lơ lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Kỳ hạn của trái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên. Trái phiếu lô lớn được phát hành theo phương thức sau: đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu. Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày.

Việc phát hành TPCP theo lơ lớn nhằm mục đích tăng cường khả năng huy động vốn và cho đầu tư phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của TPCP trên thị trường giao dịch và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ.

Tháng 5/2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chuyển TPCP từ sàn Tp.HCM sang niêm yết tại sàn Hà Nội. Theo quyết định, toàn bộ TPCP niêm yết tại HOSE sẽ chính thức niêm yết và giao dịch tại HASTC. Những TPCP có thời gian đáo hạn tối thiểu từ 6 tháng trở lên tính từ ngày 2/6/2008 thì Trung tâm Lưu ký Chứng khốn phải thực hiện rà sốt để tập hợp theo dõi các loại hình trái phiếu, kỳ hạn, lãi suất...

Ngày 24/9/2009, đánh dấu một mốc son với thị trường chứng khoán Việt Nam khi thị trường TPCP chuyên biệt chính thức được vận hành trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Tình hình giao dịch trái phiếu chính phủ

(Tham khảo Biều đồ 2.4 Quy mô phát hành trái phiếu chính phủ giai đoạn 2010-2013 và Biều đồ 2.5 Quy mơ niêm yết trái phiếu chính phủ)

Theo thống kê đến tháng 8/2012, đã có 430 mã TPCP được niêm yết với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 320.000 tỷ đồng, đạt hơn 14% GDP và tăng gần 2 lần so với thời điểm chuyển đổi.

Kể từ tháng 5/2010, hình thức đấu thầu đã chuyển dần sang đấu thầu lô lớn, đạt thành công nhất ở kỳ hạn 5 năm, từng bước khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún của một số mã trái phiếu Chính phủ, giúp hình thành dần hệ thống mã trái phiếu chuẩn có tính hấp dẫn và thanh khoản cao. Bởi vậy, quy mô phát hành bình quân theo mã trái phiếu đã tăng từ 55 tỷ đồng lên xấp xỉ 3.900 tỷ đồng, trong đó kỳ hạn chuẩn 5 năm đã tăng từ mức 10 tỷ đồng, lên xấp xỉ 3.800 tỷ đồng, góp phần mở rộng thị trường, tạo sự đột biến về thanh khoản.

Hoạt động đấu thầu TPCP tại HNX đã được tổ chức khá thành công; các thông tin thị trường được cung cấp kịp thời và liên tục đến cơ quan quản lý, thành viên và nhà đầu tư thông qua một mạng lưới hạ tầng thông tin đa dạng, đã khiến các phiên đấu thầu được vận hành chuyên nghiệp và an tồn, góp phần huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước, đồng thời hỗ trợ thị trường tiền tệ bình ổn cung tiền, lãi suất... Tỷ lệ trúng thầu TPCP trên khối lượng gọi thầu TPCP cũng tăng một cách vững chắc từ 20% trước khi chuyển đổi lên 75% trong năm 2012. Riêng năm 2011, dù kinh tế vĩ mơ gặp nhiều khó khăn nhưng thị trường đấu thầu TPCP vẫn huy động được 81.716 tỷ đồng.

Trong 8 tháng đầu năm 2012, tổng khối lượng trái phiếu huy động được lên tới 112.064,15 tỷ đồng, trong đó, trái phiếu do KBNN phát hành được 79.224,15 tỷ đồng, do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được 19.960 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành được 12.880 tỷ đồng. Chỉ riêng trong tháng 8/2012, tháng đầu tiên áp dụng đấu thầu điện tử TPCP tại HNX, thị trường này đã thu hút được rất nhiều thành viên tham gia bởi những tiện ích mà hệ thống mang lại, đặc biệt, có phiên đấu thầu đã thu hút đến 12 thành viên, giúp tổng khối lượng trái phiếu huy động được riêng tháng 8/2012 đạt 15.850 tỷ đồng, tăng 81,14% so với tháng 7. Tính trong 3 năm qua, hoạt động đấu thầu tại

phiếu KBNN - một công cụ nợ rất linh hoạt của Chính phủ đã được HNX đưa lên giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thanh khoản và tăng sức hấp dẫn với loại chứng khoán chuyên biệt này…

Theo Báo cáo theo dõi trái phiếu do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 10/9/2012, thị trường trái phiếu Việt Nam có bước tăng trưởng cao nhất châu Á. Theo ADB, tại Việt Nam, thời điểm cuối tháng 6/2012, tổng giá trị trái phiếu phải thu tính bằng tiền đồng đạt 455.900 tỷ đồng, tương đương 21,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với thời điểm cuối tháng 3/2012 và tăng 28,5% so với thời điểm cuối tháng 6/2011.

Tuy nhiên, thị trường TPCP chuyên biệt vẫn còn một số tồn tại như: thành viên giao dịch chưa đa dạng, chủ yếu các giao dịch diễn ra giữa các NHTM (khoảng 90%), sự tham gia của các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… rất hạn chế; hàng hóa giao dịch cịn đơn điệu; chưa có các cơng cụ phịng ngừa rủi ro; chưa hình thành hệ thống nhà tạo lập thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)