Thực trạng xây dựng DMĐT theo quy định của Luật chứng khoán và các văn bản quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 58)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2 Thực trạng hoạt động của các CTQLQ trên TTCK ViệtNam

2.2.1 Thực trạng xây dựng DMĐT theo quy định của Luật chứng khoán và các văn bản quy

- Cơ sở pháp lý

Luật chứng khốn có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã thay thế Nghị định 144/2003/NĐ- CP đã quy định rõ ràng hơn về nghiệp vụ Quản lý DMĐT. Theo đó thì cơng ty chứng khốn khơng cịn quản lý DMĐT nữa mà chuyển hẳn sang CTQLQ . Cùng với đó là sự ra đời của thông tư 212/TT-BTC ngày 5/12/2102 về việc hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của CTQLQ thay thế cho Quyết định 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007. Đây là văn bản điều chỉnh hoạt động của CTQLQ nói chung và hoạt động quản lý DMĐT nói riêng một cách chi tiết và cụ thể.

Do đó, để phát triển nghiệp vụ và mở rộng khách hàng tiềm năng thì bắt buộc các CTQLQ phải nghiên cứu và xây dựng DMĐT sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư không chuyên.

- Hoạt động xây dựng DMĐT của các CTQLQ

Trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK từ năm 2000 đến năm 2005, chỉ có 6 CTQLQ được thành lập. Tuy nhiên, số lượng các CTQLQ tăng nhanh kể từ năm 2006. Cho đến nay, UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 49 CTQLQ, tuy nhiên cũng đã thu hồi Giấy phép hoạt động của 2 công ty (năm 2008, 2009). Do đó, tính đến thời điểm hiện tại, còn 47 CTQLQ đang hoạt động với tổng số vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2012 là 3.098 tỷ đồng.

Các hoạt động xây dựng DMĐT của các CTQLQ thực sự cũng chưa phát triển nhiều. Hầu hết các nguồn khách hàng của nghiệp vụ QLDM là các tổ chức và CTQLQ chủ yếu đóng vai trị quản lý vốn chứ chưa thực sự có những hoạt động cụ thể rõ ràng trong việc nghiên cứu và xây dựng DMĐT hiệu quả, thu hút nhà đầu tư.

- Về cơ cấu sở hữu của các CTQLQ

CTQLQ có cơ cấu sở hữu rất đa dạng, bao gồm cả hình thức sở hữu của các cá nhân, tổ chức, tổ chức kinh doanh chứng khốn trong và ngồi nước. Trong 47 CTQLQ, có 25 cơng

ty có vốn góp của các tổ chức tài chính trong nước, 02 cơng ty có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa và 22 cơng ty khơng có vốn góp từ bất kỳ tổ chức tài chính nào, kể cả trong nước hay ngồi nước

Các cơng ty có vốn góp từ các tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh chứng khốn nước ngoài thể hiện được năng lực kinh doanh vượt trội so với các công ty thuộc sở hữu của các thành phần.

- Về nhân sự hành nghề

Tính đến hết năm 2012, nhân sự làm việc trong các CTQLQ là khoảng 900 người, trong đó có khoảng 350 nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản hiện đang làm việc tại các CTQLQ. So với tổ chức kinh doanh chứng khốn khác như cơng ty chứng khoán, nhân sự của ngành quản lý quỹ biến động không đáng kể và tương đối ổn định. Đáng chú ý là nhân viên các CTQLQ nhìn chung là có chất lượng tốt, được đào tạo, một phần do yêu cầu về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ cao, ngoài ra điều kiện kinh doanh có mức độ chun nghiệp cao cũng địi hỏi nhân sự của ngành quản lý quỹ phải có trình độ chun mơn, năng lực kinh doanh tốt.

- Về quản trị điều hành

Quản lý quỹ là một lĩnh vực địi hỏi tính chun nghiệp cao về đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ chun mơn. Phần lớn các CTQLQ Việt Nam, đặc biệt là các cơng ty có vốn góp của các tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm, đã nhanh chóng tiếp cận và thực hiện QTCty, quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế.

- Về kết quả hoạt động

Sự tăng trưởng của ngành quản lý quỹ có thể được đánh giá là tương đối nhanh trong thời gian vừa qua, tuy nhiên vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng phát triển cũng như nhu

cầu của TTCK Việt Nam. Kể từ thời điểm Quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên được cấp phép thành lập tháng 5/2004 đến 30/11/2013, có 13 cơng ty thực hiện quản lý 19 Quỹ đầu tư, trong đó có 10 Quỹ thành viên (HNF, Việt Nhật, SSIMF, VEFF, VIF, VPF1, VPF3, VTF, MBEF1, Y tế Bản Việt) và 09 Quỹ đại chúng (02 quỹ đóng và 07 quỹ mở). Tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của các Quỹ đạt xấp xỉ 6.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 7% tổng tài sản quản lý.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các CTQLQ là tương đối ổn định do doanh thu chủ yếu là cung cấp dịch vụ. Doanh thu của ngành là 700 tỷ đồng, lãi (sau thuế) năm 2012 là 93 tỷ đồng, trong đó, 25 cơng ty có lãi. Có những cơng ty đạt các chỉ tiêu ROA, ROE trên 20%, thậm chí tới gần 30%. Doanh thu năm 2013 là 600 tỷ đồng, lãi (sau thuế) ước tính năm 2013 là 70 tỷ đồng, trong đó, 22 cơng ty có lãi. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các CtyQLQ là khơng đồng đều và đang có sự phân hóa rõ rệt, hiện nay mới chỉ có 13 cơng ty huy động được Các cơng ty có liên quan tới các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán và thành lập trước năm 2008 nhìn chung có lợi thế hơn rất nhiều so với các công ty thành lập sau này. Cụ thể, 10 Công ty hàng đầu quản lý tới 90% tổng tài sản toàn ngành, và phần lớn đều có liên quan tới các TCTD, tổ chức kinh doanh chứng khoán và đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm. Lợi thế của các công ty trực thuộc các doanh nghiệp bảo hiểm là rất rõ ràng khi các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư lớn chủ yếu là ký với công ty mẹ là tổ chức bảo hiểm để quản lý phần bảo phí và phần vốn đối ứng của vốn chủ sở hữu. Nhìn chung, các CTQLQ khơng trực thuộc tổ chức tài chính nào hoạt động tương đối khó khăn do khơng có được lợi thế từ cơng ty mẹ.

- Về hoạt động quản lý danh mục đầu tư

CTQLQ còn thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tại thời điểm 31/12/2012, tổng số hợp đồng quản lý danh mục đầu tư cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài là 307 hợp đồng với quy mô vốn ủy

thác là 77.146 tỷ đồng. Như vậy, tại thời điểm 31/12/2012, các CTQLQ quản lý khối lượng tài sản khoảng 86.669 tỷ đồng (tương đương hơn 4 tỷ USD).

Cho tới 31/12/2013 có 33 CtyQLQ thực hiện quản lý danh mục đầu tư với tổng số hợp đồng quản lý danh mục đầu tư là 250 hợp đồng, quy mô vốn ủy thác đạt gần 100.000 tỷ đồng.

Quy mô tiếp nhận vốn đầu từ từ việc quản lý Quỹ đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của các công ty QLQ trong thời gian vừa qua được cụ thể hố qua bảng 2.5. Quy mơ hoạt động quản lý DMĐT bên dưới.

Bảng 2.5. Quy mô hoạt động quản lý tài sản của công ty QLQ

Năm

Hoạt động

quản lý Quỹ Hoạt động quản lý DMĐT Tổng giá trị tài sản quản lý (tỷ đồng) Tăng trưởng giá trị tài sản quản lý (%) Số

lượng NAV Số lượng Giá trị

2008 21 12.577 132 45.412 57.989 22,81% 2009 20 12.300 201 55.441 67.741 16,81% 2010 23 13.426 314 83.544 96.970 43,14% 2011 23 13.459 390 113.778 127.237 31,21% 2012 23 9.523 307 77.146 86.669 -31,88% 2013 19 6.700 250 100.000 106.700 23,11% Nguồn: UBCKNN

Hiện nay TTCK có 23 Quỹ đầu tư, trong đó có 17 Quỹ thành viên và 06 Quỹ công chúng được niêm yết trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh. Quy mơ về vốn huy động và giá trị tài sản ròng (NAV) của các Quỹ tăng mạnh nhất vào giai đoạn (2006 - 2007) và bắt đầu có sự trầm lắng trong giai đoạn (2010 - 2012) do những diễn biến khơng thuận lợi của TTCK và những khó khăn chung của nền kinh tế.

Hầu hết các Quỹ đầu tư đã thành lập và đi vào hoạt động tại Việt Nam là Quỹ thành viên, trong khi số lượng Quỹ cơng chúng cịn khá khiêm tốn. Đến nay mới chỉ có 4 CTQLQ huy động được vốn từ cơng chúng đầu tư để thành lập Quỹ công chúng là các cơng ty VFM, Prudential, Manulife và ACB, trong đó VFM thành lập và quản lý được 3 Quỹ là VF1, VF4 và VFA. Điều này phản ánh một thực tế là việc huy động vốn từ công chúng đầu tư để thành lập Quỹ cơng chúng rất khó khăn.

Sau khi khung pháp lý về Quỹ mở (thông tư 183/2011/TT-BTC) bắt đầu có hiệu lực năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)