Đầu tư các cơng cụ tài chính mới để phong phú các sản phẩm trong DMĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82 - 115)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2 Giải pháp xây dựng DMĐT của các công tyQLQ trên TTCK ViệtNam

3.2.5 Đầu tư các cơng cụ tài chính mới để phong phú các sản phẩm trong DMĐT

Để phát triển dịch vụ QL DMĐT để phát triển khách hàng mục tiêu công ty QLQ cần nghiên cứu phát triển việc đầu tư trên nhiều cơng cụ tài chính trên thị trường. Hiện nay, thị trường chứng khốn cũng như quy định về các cơng cụ tài chính được phép đầu tư đối với cơng ty QLQ đã có nhiều thay đổi. Các cơng cụ đầu tư mới như: Quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư chỉ số, quỹ hốn đổi...

Hình thức quỹ đầu tư bất động sản (Real Estate Investment Trust – Quỹ đầu tư bất động sản) cho phép nhà đầu tư thay vì trực tiếp mua nhà-đất, có thể mua chứng chỉ quỹ phát hành, sau đó ủy quyền quản lý cho ban giám đốc quỹ. Hoạt động chủ yếu của quỹ là mua bán, tham gia quản lý các sản phẩm bất động sản, góp vốn vào việc phát triển dự án, hoặc đầu tư vào các công ty bất động sản.

Nếu so với việc đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đầu tư vào quỹ đầu tư bất động sản có ưu điểm hơn ở chỗ quỹ đầu tư bất động sản có đội ngũ quản lí chun nghiệp, cấu trúc cho phép có thể huy động đủ vốn để đầu tư vào các dự án có qui mơ lớn, cũng như đầu tư đa dạng vào nhiều loại hình sản phẩm, nhiều vị trí khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro. Nhà đầu tư nhỏ lẻ dù có số vốn khơng lớn vẫn có thể tham gia gián tiếp vào thị trường bất động sản.

Nhà đầu tư sẽ phân vân lớn nhất giữa việc lựa chọn Quỹ đầu tư bất động sản hay cổ phiếu của cơng ty bất động sản vì có nhiều điểm chung giữa hai hình thức đầu tư này. Điểm hấp dẫn nổi bật của Quỹ đầu tư bất động sản so với các cổ phiếu bất động sản chính là ở tỉ lệ chi trả cổ tức cao. Các quỹ Quỹ đầu tư bất động sản thường được ưu đãi về thuế (ở nước ngồi thơng thường được miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp) nhưng lại phải trả phần lớn (khoảng 90%) lợi nhuận cho cổ đông dưới dạng cổ tức.

Như vậy, nhà đầu tư vào Quỹ đầu tư bất động sản sẽ có mức thu nhập theo sát với thực tế hoạt động của quỹ chứ không phải trông chờ vào quyết định phân phối lợi nhuận hàng năm của ban giám đốc các cơng ty bất động sản. Nói cách khác, do cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động khá đơn giản, tính minh bạch của Quỹ đầu tư bất động sản được đánh giá là cao hơn so với các cơng ty thơng thường.

Ngồi ra, đầu tư vào Quỹ đầu tư bất động sản cũng tương đối an toàn hơn so với đầu tư vào cổ phiếu bất động sản.

Thứ nhất, do nguồn vốn huy động lớn, Quỹ đầu tư bất động sản có thể đầu tư đa dạng hơn so với một công ty bất động sản, đầu tư vào nhiều cơng ty khác nhau, nhiều cơng trình ở những địa điểm khác nhau. Thứ hai, ngay cả khi so với việc phân tán rủi ro bằng cách mua nhiều loại cổ phiếu bất động sản khác nhau, đầu tư vào Quỹ đầu tư bất động sản vẫn an toàn hơn ở chỗ: do phải tuân theo quy định của luật điều chỉnh, Quỹ đầu tư bất động sản chủ yếu đầu tư vào những sản phẩm hữu hình, đầu tư khi dự án đã có căn cứ pháp lí vững chắc.

Tuy nhiên, chính những quy định chặt chẽ trong việc huy động và đầu tư vốn cũng dẫn đến hạn chế một phần cơ hội tạo ra lợi nhuận của Quỹ đầu tư bất động sản, khi đem so sánh với các công ty bất động sản. Cho tới thời điểm hiên tại thì các quỹ đầu tư bất động sản hoạt động tại Việt Nam hiện nay đều là các quỹ nước ngoài, như VNL của Vinacapital, VPF của Dragon Capital, ILH- ILH2 và ILH3 của Indochina Capital, VPH của Saigon Asset Management…Các công ty quản lý quỹ đang rục rịch lập kế hoạch thành lập quỹ đầu tư bất động sản khi thơng tư 228 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/07/2013.

Điều kiện thực hiện đầu tư quỹ Bất động sản tại Việt Nam

Thông tư 228/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 ra đời cốt yếu là để các quỹ đầu tư BĐS được hình thành và phát triển theo hướng minh bạch ngay từ đầu. Quỹ đầu tư BĐS ra đời tạo cơ hội cho nhiều NĐT trên thị trường có thể góp tiền vào mua những tài sản đã có thu nhập, dịng tiền đó sẽ được chảy vào các dự án đang xây dựng dở dang và cuối cùng là tạo thanh khoản cho thị trường.

Thông tư quy định việc huy động vốn, thành lập, quản lý và giám sát hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản, được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đầu tư chứng khốn đại chúng (quỹ đầu tư bất động sản) hoặc cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng (gọi là công ty đầu tư chứng khoán bất động sản) như sau:

- Vốn tối thiếu của cơng ty đầu tư chứng khốn bất động sản là 50 tỷ đồng, có tối thiểu 100 cổ đông, do một công ty quản lý quỹ quản lý, tài sản lưu ký tại ngân hàng giám sát. Quỹ đầu tư bất động sản được chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng để huy động vốn lập quỹ và phát hành thêm để tăng vốn.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ, công

ty quản lý quỹ phải hoàn tất hồ sơ và niêm yết chứng chỉ quỹ tại sở giao dịch chứng khoán.

- Danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản bao gồm các loại tài sản: gửi tiền tại

các ngân hàng thương mại; công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, cơng cụ chuyển nhượng; trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán; cổ phiếu chưa niêm yết, cổ phiếu chưa đăng ký giao dịch của công ty đại chúng; trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành; cổ phiếu của cơng ty cổ phần, phần vốn góp tại cơng ty trách nhiệm hữu hạn; các chứng khoán và tài sản khác và bất động sản.

- Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản chủ yếu là bất động sản, cụ thể:

quỹ phải đầu tư tối thiểu 65% và tối đa 100% giá trị tài sản ròng của quỹ vào các bất động sản. Không đầu tư quá 35% giá trị tài sản rịng của quỹ vào các tài sản khác ngồi bất động sản.

- UBCK cũng quy định rất chặt chẽ về các khoản vay của quỹ, gồm: tổng giá trị các

khoản vay của quỹ khơng vượt q 5% giá trị tài sản rịng của quỹ tại thời điểm thực hiện, không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ để cho vay, bảo lãnh cho các khoản vay, không được sử dụng tài sản của quỹ để thực hiện các giao dịch ký quỹ (vay mua chứng khoán), bán khống (cho vay chứng khoán để bán).

- Đặc biệt, nhằm bảo vệ tài sản của nhà đầu tư thông tư quy định: quỹ đầu tư bất động sản không được đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đó, khơng được đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khốn thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Vướng mắc trong quá trình hoạt động gặp phải

Tại Việt Nam, quy định về điều kiện bất động sản mà quỹ được phép đầu tư sẽ khiến các quỹ đầu tư vào bất động sản sẽ bị giới hạn, do đó, nguồn vốn mới từ quỹ đầu tư bất động sản đưa vào các dự án, các công ty bất động sản sẽ bị thu hẹp lại.

Quy định trường hợp bất động sản đang trong quá trình xây dựng, quỹ chỉ được đầu tư khi đã có hợp đồng giao dịch với các khách hàng tiềm năng, bảo đảm bất động sản có thể bán được hoặc có thể sử dụng, cho thuê ngay sau khi hồn tất. Điều này rất khó thực hiện bởi vì khơng thể đảm bảo 100% là có thể bán, cho thuê bất động sản ngay sau khi hoàn tất dự án và như vậy, các dự án đang xây dựng sẽ rất khó được quỹ rót vốn bởi vì chủ dự án không thể kiếm đầy đủ ngay các hợp đồng giao dịch với các khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, trong môi trường kinh doanh bất động sản ế ẩm như hiện nay, việc yêu cầu quỹ đầu tư phải nắm giữ khoản mục đầu tư bất động sản tối thiểu 2 năm, kể từ ngày mua sẽ khiến tài sản của quỹ khó thanh khoản.

Bên cạnh đó, chưa có quy định tỷ lệ thu nhập tối thiểu hàng năm của quỹ thu được từ hoạt động cho thuê bất động sản hay tỷ lệ thu nhập từ nguồn tài sản bất động sản nói chung. Những chính sách ưu đãi về thuế của quỹ đầu tư bất động sản Việt Nam cũng chưa được công bố cùng hệ thống pháp luật, hành chính về đất đai, quyền sở hữu và kinh doanh bất động sản chưa đồng bộ, khả năng cạnh tranh với các quỹ đầu tư bất động sản nước ngoài đã và đang hoạt động tại Việt Nam cũng là những rào cản cho ra đời quỹ đầu tư bất động sản mới.

Ngoài ra, hiện nay, việc gây quỹ đầu tư bất động sản tại Việt Nam sẽ rất khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế đang trong tình trạng trì trệ, thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi trong ngắn hạn, các công ty bất động sản Việt Nam và các quỹ đầu tư trong nước đa phần đang trong tình trạng kinh doanh khó khăn, người mua nhà đang thiếu tự tin vào môi trường đầu tư bất động sản nhà ở.

Quỹ hoán đổi danh mục

Exchange Traded Fund hay ETF là một hình thức quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số cụ thể. ETF là loại quỹ mở, nhưng khác ở chỗ chứng chỉ quỹ (CCQ) được khớp lệnh liên tục trong suốt các phiên giao dịch trên sàn chứng khoán tập trung giống như các cổ phiếu, chứ không chỉ giao dịch định kỳ vài ba lần trong tháng thông qua một tổ chức trung gian là các đại lý phân phối như các quỹ mở khác. Do đó, ETF bảo đảm tính thanh khoản cao và nhờ có sự gắn kết với yếu tố thị trường nên khá hấp dẫn NĐT.

Hầu hết các quỹ ETF hiện tại là quỹ đầu tư chỉ số - được xây dựng dưới hình thức là một quỹ theo mơ hình "Trust” hoặc một quỹ tương hỗ mở, với mục đích mơ phỏng diễn biến của một chỉ số, một hàng hóa hoặc một rổ cổ phiếu và có chứng chỉ quỹ được giao dịch như một cổ phiếu niêm yết trên một sàn giao dịch.

Giá chứng chỉ quỹ ETF có thể giao dịch tại một mức giá cao hơn (Premium) hoặc thấp hơn (Discount) so với mức giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ ETF đó. Tuy nhiên, khoảng chênh lệch giữa giá thị trường và NAV của quỹ ETF thông thường được san bằng thông qua hoạt động "arbitrage" (mua bán đồng thời) của các nhà đầu tư tổ chức. Nhìn chung, giá giao dịch của ETF phản ánh khá chính xác giá trị thực của các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu của quỹ ETF.

Các quỹ ETF trên chỉ số cổ phiếu của các thị trường mới nổi (Emerging Markets) rất được các nhà đầu tư trên thế giới ưa chuộng. Lý do là TTCK của các nước này đã đem lại

mức sinh lợi rất cao cho các nhà đầu tư từ các năm 1990. Các thị trường mới nổi danh tiếng nhất bao gồm Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, do Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs gọi là các thị trường BRIC (Brazil, Russia, India và China). Sau đó, các chuyên gia tài chính Wall Street tạo ra quan niệm của các thị trường biên (Frontier Markets). Tờ báo tài chính Financial Times dự báo, "các thị trường Frontier như là các thị trường mới nổi 10 năm trước đây".

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, TTCK Việt Nam được coi là một thị trường biên. Khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngồi ít khi sử dụng VN-Index để làm tiêu chuẩn đo lợi nhuận của họ. Một trong những lý do là VN-Index không thể mơ phỏng được dễ dàng, vì Index này có gần 300 mã cổ phiếu và hơn nữa nhiều cổ phiếu khơng có "room" cho nhà đầu tư nước ngồi.

Nhà đầu tư nước ngồi thích sử dụng chỉ số do các công ty quản lý Index quốc tế xây dựng như MSCI và FTSE. MSCI đã xây dựng chỉ số MSCI Viet Nam-Index gồm 14 cổ phiếu đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khốn TP. HCM. FTSE thì xây dựng chỉ số FTSE Vietnam Index bao gồm 33 cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Đầu tư chỉ số là một trong những hình thức thích hợp cho những nhà đầu tư thụ động. Những nhà đầu tư thụ động thích đầu tư chỉ số bởi vì nó gom tất cả các dự án trong quyết định đầu tư của mình. Đầu tư chỉ số liên quan đén việc mua một quỹ đầu tư tìm cách mơ phỏng một chỉ số cụ thể. Hai cách phổ biến nhất của đầu tư chỉ số là qua quỹ tương hỗ chỉ số và quỹ giao dịch chỉ số (ETF).

Ưu điểm của các Quỹ chỉ số

Ưu điểm lớn nhất của đầu tư chỉ số là nó khơng u cầu bất kì sự hiện diện nào của các nhà đầu tư trong giao dịch. Tất cả những gì bạn phải làm là chọn chỉ số mà mình muốn

đầu tư và sau đó ban quản lý quỹ sẽ thực hiện tồn bộ phần cịn lại. Lợi nhuận mà bạn nhận được sẽ chính là hiệu suất và chỉ số đó đã có được trong thời gian đầu tư đó. Các quỹ chỉ số phổ biến nhất trên thế giới là S&P 500, DowJones và Nasdaq.

Chi phí thấp: Vì cơng việc quản lý của các quỹ chỉ số khơng q phức tạp nên chi phí bạn phải chi trả cho các nhà quản lý quỹ sẽ thấp hơn hẳn so với các loại quỹ tương hỗ thơng thường. Những quỹ năng động có lợi nhuận cao hơn nhưng bù vào đó là mức phí cao cũng những rủi ro song hành.

Hiệu quả cao hơn: Các quỹ chỉ số có hiệu suất trong lịch sử tốt hơn các quỹ năng động khác. Họ tự hào rằng mình mang lại lợi nhuận cao hơn trong khi chi phí đầu tư cũng như lệ phí tham gia của nhà đầu tư đều thấp. Quỹ chỉ số mang lại lợi nhuận cao nhờ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư ở một mức chi phí thấp cho các nhà đầu tư. Lợi nhuận sau thế cao khiến cho các quỹ đầu tư chỉ số trở thành một công cụ khá hấp dẫn các nhà đầu tư.

Nhược điểm của quỹ chỉ số

Khơng có khả năng đánh bại thị trường: Nếu quỹ chỉ số theo đuổi những 'khoảnh khắc' của thị trường như những đối tượng đầu tư khác, họ sẽ thể hiện rằng mình khơng có khả năng làm tốt hơn thị trường. Những quỹ đầu tư năng động có khả năng điều chỉnh danh mục của mình để tận dụng những thời điểm mà thị trường "có sóng". Thơng trường, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thì các quỹ đầu tư chỉ số sẽ mang lại hiệu quả kém hơn so với các quỹ năng động.

Hiệu suất của quỹ: Quỹ chỉ số cũng có thể hoạt động kém trong nền kinh tế trì trệ. Ví dụ, nếu bạn đầu tư vào chỉ số S&P 500 vào năm 2000, bạn sẽ thực sự thua lỗ trong vòng một thập kỉ qua. Nếu kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trường chậm hoặc khơng tăng trưởng thì các quỹ chỉ số sẽ còn hoạt động kém hiệu quả hơn nữa.

Tại Việt Nam, cuối năm 2012, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thơng tư 229/2012/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý Quỹ ETF có hiệu lực thi hành ngày 01/09/2013.

Ngay sau đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khốn Việt Nam đã trình UBCKNN về Dự thảo quy chế hoạt động giao dịch, hoán đổi, đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán và thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)