Mẫu và phương pháp phân tích theo mơ hình SIM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3 Ứng dụng lý thuyết Markowitz để xây dựng DMĐT trên TTCK Việt Nam

2.3.2 Mẫu và phương pháp phân tích theo mơ hình SIM

2.3.2.1 Tiêu chí lựa chọn

Do chỉ số giá VN – index đang được tính dựa trên cổ phiếu giao dịch tại HOSE. Nên để thiết lập và xây dựng cơ sở dữ liệu cho mơ hình SIM ta sẽ lựa chọn theo tiêu chí sau đây:

- Các cổ phiếu được niêm yết tại HOSE từ trước ngày 01/01/2008

- Vốn điều lệ của các công ty này phải trên 500 tỷ đồng.

- Dữ liệu lấy sẽ là giá của các mã chứng khốn này tính theo q từ ngày 01/01/2008

đến 31/12/2012.

- Là những cổ phiếu có khả năng sinh lời và an toàn trên thị trường hiện tại như: dược

phẩm, các nhóm ngành sản xuất tiêu dùng, dịch vụ...Những ngành này thường có chỉ số beta thấp do chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng nên sẽ ít bị ảnh hưởng bởi khó khăn kinh tế.

- Là những cổ phiếu có ảnh hưởng tới thị trưởng ở mức độ tương đối như nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí. Đây là những ngành có sức bật và sự phát triển lớn và khi đầu tư lâu dài sẽ đem lại lợi nhuận cao

- Là những cổ phiếu của các cơng ty lớn, có uy tín, tình hình kinh doanh khả quan, có

tiền năng trên thị trường (Đánh giá qua chỉ số ROE, ROA..)

- Có sự đa dạng về ngành nghề, quy mô, giá trị, mức độ rủi ro của các cổ phiếu trên thị

trường.

- Số lượng cổ phiếu: 35 cổ phiếu với mục đích là hướng tới nhà đầu tư các nhân vừa

và nhỏ, số vốn cịn hạn chế đề phù hợp cho việc tính tốn

2.3.2.2 Danh mục lựa chọn

Căn cứ vào tiêu chí lựa chọn bên trên thì các cổ phiếu được lựa chọn chi tiết theo Phụ

lục 3 – Danh sách cổ phiếu lựa chọn trong mẫu khảo sát.

Theo đó có 33 mã cổ phiếu được lựa chọn từ sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát mơ hình SIM sẽ tiến hành dựa trên các mã CK này.

2.3.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

(Phụ lục 4: Tỷ suất sinh lời quá khứ của các cổ phiếu được chọn trong mẫu)

Đối với tỷ suất sinh lời của các tài sản rủi ro mà cụ thể là cổ phiếu được niêm yết tại HOSE và tỷ suất sinh lời thị trường, cụ thể là chỉ số VN-index, căn cứ vào phần mềm Metastock để cập nhật dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về các cổ phiếu giao dịch trước ngày 01/01/2008 đến 31/12/2012.

Dữ liệu được thu thập thêm từ các báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trường và công bố thông tin trên website của trung tâm lưu ký chứng khoán và Ủy ban chứng khoán nhà nước

2.3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập và đối chiếu dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để kiểm tra độ tin cậy thì sử dụng phần mềm Eviews để xử lý dữ liệu, tính tỷ suất sinh lời của từng loại chứng khoán và tỷ suất sinh lời của thị trường

2.3.2.5 Phân tích dữ liệu sơ bộ, kiểm định các giả thuyết của mơ hình.

Căn cứ vào 32 chứng khoán được lựa chọn theo tiêu chí đã định thì ta cần phân tích dữ liệu sơ bộ thông qua thống kê mô tả trong Eviews. (Phụ lục 5: Kết quả kiểm định việc tuân

thủ theo phân phối chuẩn của chuỗi TSSL của các chứng khoán trong mẫu)

Chúng ta kỳ vọng rằng các TSSL của các chứng khoán là đại lượng ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Nếu điều này đúng thì các nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư dựa vào giá trị xác xuất của các trường hợp có thể xảy ra của TSSL. Ngồi ra điều này đúng thì sẽ tăng giá trị cho việc ước lượng mơ hình tài chính.

Chúng ta dùng 33 mẫu quan sát (32 chứng khoán và chỉ số thị trường VN-index) để kiểm định trên Eviews với biến động TSSL từ 01/01/2008 đến 31/12/2012 theo từng quý. Theo kết quả được trình bày tại Phụ lục 4 thì trong 33 mẫu kiểm định thì có 32 mẫu tn theo quy luật phân phối chuẩn, chiếm tỷ lệ 96,97%. Riêng mã VNM có giá trị P-value rất nhỏ (0,015<0,05) nên loại bỏ mã này ra khỏi mơ hình nghiên cứu.

Kết định hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư

Ho: Cov(εi,ri) = 0 với mọi h>0 H1: Tồn tại h>0 để Cov(εi,ri) ≠ 0

Sử dụng thống kê Q để kiểm định với độ trễ (h) từ 1 đến 10 đối với nhóm các chứng khoán. Kết quả thu được là các phần dư của mẫu khơng có sự tự tương quan.

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đồng nhất

Sử dụng kiểm định White để kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đồng nhất của mơ hình SIM. Chúng ta thu được kết quả như Phụ lục 6. Như vậy 30/31 chứng khoán trong

mẫu đều có phương sai đồng nhất với giá trị tiêu chuẩn kiểm định nR2 <χ2 (0,05) tức là có giá

trị P-value > 5%. Riêng mã PET có P-value < 5% nên PET có phương sai khơng đồng nhất.

(Phụ lục 6: Kiểm định hiện tượng phương sau sai số không đồng nhất)

2.3.2.6 Ước lượng mơ hình SIM theo phương pháp OLS

Để sử dụng phương pháp ước lượng OLS thì cần các giả thuyết như khơng có sự tự tương quan giữa các phần dư, phương sai sai số đồng nhất do đó khi thực hiện kiểm định này chúng ta sẽ loại mã PET để thực hiện kiểm định.

Kết quả hồi quy bằng phần mềm Eviews với danh mục thị trường là VN-index và 30 mã chứng khoán ta thu được kết quả như trong Phụ lục 7. Phần lớn các chứng khốn đều có giá trị β khá cao. Với giá trị này chúng ta có thể thấy mức độ khả biến của tỷ suất sinh lời chứng khoán đối với thị trường là khá cao. Tức là khi thị trường tăng hoặc giảm thì tỷ suất sinh lời của các mã CK cũng theo đó tăng giảm tương ứng.

(Phụ lục 7: Giá trị ước lượng các hệ số mơ hình SIM theo phương pháp OLS)

Chúng ta sử dụng kết quả ước lượng giá trị α và β theo phụ lục 7 ta tính tốn được giá trị rủi ro của nhóm 30 cổ phiếu như phụ lục 8

(Phụ lục 8: Kết quả lường rủi ro các chứng khoán trong mẫu)

2.3.2.8 Phân tích kết quả

Trong giai đoạn từ 2008 – 2012 rủi ro toàn bộ của mẫu biến động khá lớn, từ 15% - 47,7% trong khi rủi ro toàn bộ của thị trường trong giai đoạn này là 22,6%. Mức độ rủi ro của các nhóm ngành cũng khơng đồng đều với nhau. Nhóm ngành kinh doanh bất động sản có sự biến động lớn nhất. Nếu như NTL rủi ro tồn bộ là 45,1% thì VIC chỉ 29,7%. Một số mã thuộc ngành thuốc và dược liệu có tỷ lệ rủi ro khá thấp như mã DHG (15,2%) hoặc như mã PVD (19,8%) thuộc khối ngành khai khống. Trong đó có một số mã như DRC, NLT, SSI, SJS, VNE có rủi ro khá cao trên 40% cùng với đó là hệ số beta của những mã này cũng khá cao, trên 1,5. Điều này cho thấy việc kiểm soát rủi ro của từng mã cổ phiếu trên HSX là rất khó khăn do sự biến động lớn trong tỷ lệ rủi ro.

Rủi ro hệ thống của thị trường được tính tốn bằng 22,6% nói lên rằng một nhà đầu tư ngắn hạn với thời gian khoảng 1 quý một cách ngẫu nhiên, khơng có chiến lược rõ ràng có thể mất trung bình 22,6% vốn đầu tư. Điều đó cho thấy sản giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2012 có mức rủi ro khá cao.

Theo kết quả tính tốn thì đối với các nhà đầu tư chấp nhận tỷ lệ rủi ro cao thì tỷ suất sinh lời cũng cao hơn trường hợp nhà đầu tư chỉ chấp nhận tỷ lệ rủi ro thấp hơn.

Xét theo kết quả thu được thì có 26/33 cổ phiếu có rủi ro cao hơn rủi ro thị trường (cao hơn 22,6%), chủ yếu thuộc các ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản. Do tác động của biến động thị trường nên hầu hết các cổ phiếu này đều có tỷ suất sinh lời âm nên có thể thấy rủi ro của của các cổ phiếu này rất cao. Dựa vào thơng tin có được từ việc tính tốn thì nếu nhà đầu tư mong muốn tỷ suất sinh lời cao, chấp nhận rủi ro hệ thống cao thì nhà đầu tư có thể xây dựng DMĐT có hệ số beta cao như bảng 2.6.

Bảng 2.6 Rủi ro của những cổ phiếu có TSSL cao STT CK β Rủi ro toàn bộ Rủi ro hệ thống Rủi ro phi hệ thống 1 DRC 1,9039 47,7% 43,05% 20,53% 2 NTL 1,7757 45,1% 40,15% 20,55% 3 SSI 1,7420 42,6% 39,39% 16,17% 4 SJS 1,7302 45,2% 39,12% 22,69% 5 VNE 1,4978 40,2% 33,86% 21,62% 6 REE 1,4861 38,9% 33,60% 19,61% 7 GMD 1,4504 37,1% 32,79% 17,28% 8 SAM 1,4210 36,2% 32,13% 16,70% 9 MPC 1,3461 36,2% 30,44% 19,63% 10 PGC 1,3189 35,2% 29,82% 18,67% 11 KDC 1,3086 34,0% 29,59% 16,69% 12 PVT 1,2907 37,9% 29,18% 24,21% 13 ALP 1,1975 35,3% 27,08% 22,61% 14 VHC 1,1952 34,5% 27,02% 21,46% 15 STB 1,1775 30,7% 26,62% 15,34% 16 HPG 1,1613 29,7% 26,26% 13,88% 17 FPT 1,1426 31,6% 25,83% 18,21% 18 VTO 1,0895 27,0% 24,63% 10,95% 19 VIP 1,0456 29,9% 23,64% 18,30% 20 HBC 1,0254 28,5% 23,18% 16,65% 21 ANV 0,9761 31,0% 22,07% 21,74% 22 ITA 0,9609 32,4% 21,73% 23,98% Nguồn: tác giả tự tính

Việc lựa chọn những cổ phiếu này tương đối hợp lý do liên quan tới lĩnh vực mà nhu cầu ln có xu hướng tăng (công nghiệp chế tạo, chế biến, vận tải). Tuy nhiên cũng nên thận trọng khi đầu tư vào những mã CP này do xét về mặt tổng quát mức sinh lời trung bình của các cổ phiếu này đều âm. Hiện nay chỉ số VN-Index dao động quanh mức 400-500 điểm, khá thấp theo lịch sử biến động của chỉ số này . Do kỳ vọng thị trường thay đổi khi có những chính sách kích cầu của nhà nước và hoạt động tái cơ cấu thị trường chứng khốn của chính phủ thì có thể chỉ số Vn-index sẽ tăng trong thời gian tới. Vì thế khi đầu tư vào những mã CP này nhà đầu tư phải tính tốn và theo dõi sự biến động của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp đối với những mã CP có hệ số beta lớn hơn 1.

Ngược lại những nhà đầu tư mong đợi mức rủi ro thấp thì chấp nhận với những mã chứng khốn có hệ số beta thấp hơn. Ví dụ như những mã theo bảng 2.7 bên dưới:

Bảng 2.7 Rủi ro của những cổ phiếu có TSSL thấp

STT CK β Rủi ro toàn bộ Rủi ro hệ thống Rủi ro phi hệ thống 1 CII 0,9452 25,3% 21,37% 13,63% 2 DPM 0,8681 23,3% 19,63% 12,50% 3 PPC 0,8065 26,9% 18,23% 19,73% 4 PVD 0,7106 19,8% 16,07% 11,56% 5 HT1 0,6950 26,3% 15,71% 21,07% 6 VIC 0,6458 29,7% 14,60% 25,91% 7 VSH 0,6424 19,7% 14,52% 13,28%

STT CK β Rủi ro toàn bộ Rủi ro hệ thống Rủi ro phi hệ thống 1 CII 0,9452 25,3% 21,37% 13,63% 2 DPM 0,8681 23,3% 19,63% 12,50% 3 PPC 0,8065 26,9% 18,23% 19,73% 4 PVD 0,7106 19,8% 16,07% 11,56% 8 DHG 0,4848 15,2% 10,96% 10,59% Nguồn: tác giả tự tính

Nếu áp dụng chiến lược chủ động, nhà đầu tư có thể phân tích vĩ mơ, phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật nhằm dự báo xu hướng biến động của chỉ số VN-index từ đó điều chỉnh hệ số beta cho phù hợp với DMĐT. Trong đó có mã DHG có tỷ lệ rủi ro hệ thống và phi hệ thống khá thấp (dưới 11%), đây là mã có tỷ suất sinh lời dương, ngược lại so với nhiều mã cổ phiếu khác trên thị trường nhưng hệ số beta của mã CP này khá thấp (< 0,5). Có thể nói đây là cổ phiếu có rủi ro thấp nhất so với các CP còn lại đồng thời cũng là mã đem lại mức lợi nhuận kỳ vọng cũng khiêm tốn so với các mã CP khác.

Rủi ro phi hệ thống của hầu hết các cổ phiếu đều thấp hơn so với rủi ro hệ thống điều này có nghĩa là có thể giảm thiểu rủi ro phi hệ thống bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư.

2.3.2.9 Kết luận về việc thiết lập mơ hình SIM

Từ kết quả nghiên cứu được trình bày ở phần trên có thể rút ra một số kết luận như sau: Mơ hình SIM có hiệu lực đối với các mã trên HSX nên có thể vận dụng chung cho

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua biến động lớn vì lợi nhuận trung bình của tất cả các nhóm CP đều âm vì thế khi lựa chọn đầu tư nhà đầu tư phải cân nhắc đối với những lựa chọn của mình. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi các nguồn thông tin từ các công ty niêm yết như thông tin bất thường, thơng tin báo cáo tài chính kiểm tốn, thơng tin nguy cơ rủi ro bất thường như thiên tai, hoả hoạ, bão lũ, gian lận tài chính, thơng tin về suy giảm trách nhiệm quản trị công ty..để đưa ra quyết định đầu tư cho phù hợp.

Để cân bằng giữa hai mục tiêu lợi nhuận và rủi ro, tuỳ theo mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư, có thể lựa chọn cổ phiếu một trong bốn cách sau:

- Nhà đầu tư thận trọng vừa phải, ít năng động: Nên lựa chọn các cổ phiếu có hệ số

bêta thấp hơn 1 (β ) và tỷ suất sinh lời ở mức hợp lý

- Nhà đầu tư thận trọng vừa phải, khá năng động: Nên lựa chọn cổ phiếu có hệ số Beta

sấp xỉ 1( và tỷ suất sinh lời ở mức khá cao

- Nhà đầu tư năng động, chấp nhận rủi ro cao, có khả năng vào thì trường nhanh: Nên

chọn những cổ phiếu có hệ số Bêta cao cùng với tỷ suất sinh lời kỳ vọng cũng cao

hơn .

- Kết hợp cả 3 cách trên: Lựa chọn cổ phiếu ở cả ba cấp rủi ro như trên. Sau đó, nhà

đầu tư quyết định tỷ trọng đầu tư vốn cho từng loại cổ phiếu trong n cổ phiếu được chọn. Nhà đầu tư có thể dựa vào phương pháp tốn học theo mơ hình CAMP để xác định tỷ trọng đầu tư hiệu quả sao cho đạt được mức sinh lời tối ưu của DMĐT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này tập trung vào trình bày thực trạng của TTCK Việt Nam trong thời gian qua cũng như sự phát triển của CTQLQ và việc xây dựng DMĐT bằng cáchlý thuyết về đầu tư hiện. Các nội dung chính bao gồm:

Trình bày thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam: thị trường niêm yết, thị trường OTC, thị trường trái phiếu chính phủ. ..sự phát triển, quy mô và số lượng cổ phiếu trên các thị trường này.

Đánh giá về nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán hiện tại

Thực trạng và sự phát triển của các CTQLQ sau khi Luật chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật ra đời quy định cụ thể nghiệp vụ quản lý DMĐT.

Đánh giá về cơ hội và thách thức khi xây dựng DMĐT trong điều kiện TTCK hiện tại.

Đưa ra phương pháp và tiêu chí lựa chọn cổ phiếu cũng như tiêu chí thời gian để lựa chọn cổ phiếu cho mơ hình.

Thực nghiệm mơ hình SIM tại thị trường chứng khốn Việt Nam Đề xuất giải pháp lựa chọn cổ phiếu trong DMĐT cho công ty QLQ Xây dựng mục tiêu đầu tư, lựa chọn chiến lược đầu tư

Xây dựng chiến lược đầu tư

Lựa chọn chứng khốn, xác định đầu tư theo mơ hình SIM và hệ số β

Đây chính là cơ sở để xây dựng DMĐT cho khách hàng trong điều hiện TTCK Việt Nam hiện tại của các công ty QLQ. Và cũng là cơ sở áp dụng mơ hình SIM và các lý thuyết đầu tư hiện đại vào thực tế.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1 Xu hướng phát triển các công ty QLQ tại Việt Nam

Thị trường QLQ non trẻ của Việt Nam đã trải qua một thời gian dài trầm lắng, nhưng những chính sách được Chính phủ ban hành trong thời gian gần đây được cho là đang tạo ra những tiền đề để thúc đẩy ngành QLQ phát triển. Trong bối cảnh đó, sự gia nhập thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)