Bản đồ chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán AS (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM

1.2 CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM

1.2.3 Bản đồ chiến lược

Các công ty sử dụng một bức tranh, được gọi là bản đồ chiến lược, để minh họa cho mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa các mục tiêu của chiến lược thông qua bốn phương diện của thẻ cân bằng điểm (Kaplan et al, 2012).

Hoặc chúng ta có thể định nghĩa bản đồ chiến lược giống như một trang giấy đồ họa đại diện cho “những gì mà chúng ta cần phải làm tốt” trong mỗi phương diện của bốn phương diện của thẻ cân bằng điểm để thực hiện thành công chiến lược. Bản đồ chiến lược liên kết các mục tiêu với nhau trong mối quan hệ nhân quả, từ các nguồn lực trong phương diện học hỏi và phát triển thông qua các tiến trình hoạt động trong phương diện quy trình kinh doanh nội bộ và phương diện khách hàng đến các kết quả đạt được trong phương diện tài chính cho phép chúng ta diễn tả chiến lược của mình theo một cách thuyết phục để các nhân viên dễ dàng hiểu được và đón nhận (Niven, 2006).

Chúng ta phát triển bản đồ chiến lược theo một tiến trình logic. Đầu tiên, xác định các mục tiêu dài hạn, đích đến cuối cùng của chiến lược. Sau đó, trong phương diện khách hàng, lựa chọn các khách hàng mục tiêu mà sẽ tạo ra doanh thu cho chiến lược mới và các mục tiêu cho các giải pháp có giá trị được cung cấp để thu hút, duy trì và phát triển kinh doanh với các khách hàng này. Trong phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, lựa chọn các mục tiêu để tạo ra và cung cấp các giải pháp có giá trị cho khách hàng và cũng có thể nâng cao năng suất và hiệu quả để cải thiện các thước đo hiệu suất tài chính. Cuối cùng, xác định các kỹ năng của nhân viên, các thơng tin cần thiết, văn hóa và sự liên kết của công ty để cải thiện trong các quy trình quan trọng (Kaplan et al, 2012).

Chúng ta sẽ thực hiện tuần tự các phương diện của thẻ cân bằng điểm. Ví dụ: ở các tổ chức theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chi phí, ta bắt đầu với phương diện tài chính ở trên cùng và kết hợp với các mục tiêu của phương diện học hỏi và phát triển ở bên dưới như là nền tảng của bản đồ chiến lược như sơ đồ sau đây:

Hình 1.3: Bản đồ chiến lược mơ tả làm thế nào để doanh nghiệp theo chiến lược dẫn đầu về chi phí tạo ra giá trị cho cổ đơng và khách hàng

(Nguồn: Kaplan et al, 2012, trang 28)

1.3 Liên kết những thước đo trong thẻ cân bằng điểm với chiến lược của doanh nghiệp

Mục tiêu của việc thiết lập các chỉ tiêu trong từng phương diện của thẻ cân bằng điểm là để giúp các nhà quản trị có thể đánh giá được thành quả hoạt động của doanh nghiệp có đang đi theo đúng chiến lược mà doanh nghiệp đã đặt ra hay không? Và các thước đo của các phương diện này chỉ có ý nghĩa khi chúng có sự liên kết, tác động lẫn nhau. Từ đó, các bộ phận có thể cải thiện các hoạt động của mình để có thể đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán AS (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)