Liên kết với những mục tiêu tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán AS (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM

1.3.3 Liên kết với những mục tiêu tài chính

Các nhà quản trị ngày nay đều nhận thấy những thay đổi ngày càng gia tăng ở các tổ chức khi mà những mối quan tâm của họ đều tập trung vào các mục tiêu như: chất lượng, sự thỏa mãn của khách hàng, sự cải tiến trong quy trình hoạt

động,… Một số cịn cho rằng nên bỏ hết các thước đo tài chính ra khỏi hệ thống đo lường của tổ chức vì với mơi trường cạnh tranh hiện nay mà yếu tố đi đầu là khách hàng và cơng nghệ thì những thước đo tài chính có ít tác dụng trong việc dẫn dắt tổ chức đi đến thành công. Họ nhấn mạnh rằng các nhà quản lý nên tập trung vào việc cải thiện sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm, chu trình thời gian và những kỹ năng của nhân viên. Khi tổ chức có những cải tiến cơ bản trong hoạt động thì những kết quả tài chính tự nó cũng được cải thiện.

Tuy nhiên, thẻ cân bằng điểm phải giữ lại sự nhấn mạnh về các kết quả tài chính như là: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trên vốn sử dụng, giá trị kinh tế tăng thêm… Mọi thước đo trong BSC chỉ là phương tiện chứ khơng phải là mục đích cuối cùng nếu không liên kết với kết quả tài chính. Nhiều tổ chức đã thu được kết quả rất tốt về các phương diện khách hàng, quy trình kinh doanh nội, học hỏi - phát triển nhưng khơng thu được kết quả tài chính như mong đợi. Điều này có thể do tổ chức đã nhìn nhận sai lầm về các chương trình cải tiến như mục đích tối hậu, chúng không được liên kết với các mục tiêu cụ thể để cải thiện hiệu quả hoạt động về mặt khách hàng, và cuối cùng là cải thiện kết quả tài chính. Cũng có thể các thước đo đã được xác định sai, nó khơng mang tính đại diện cho mục tiêu đề ra, hoặc khơng có mối quan hệ nhân quả để dẫn dắt đến kết quả tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thẻ cân bằng điểm là một trong những cơng trình nghiên cứu vĩ đại của giáo sư Robert S. Kaplan và David D. Norton vào thời gian đầu thập niên 1990. Công cụ quản lý này đã được đánh giá là một trong 75 ý tưởng có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX, đã được áp dụng vào thực tiễn ở rất nhiều các tập đồn, các cơng ty, các tổ chức trên toàn thế giới.

Thẻ cân bằng điểm được thiết lập nhằm chuyển tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp thành các mục tiêu và thước đo cụ thể thơng qua bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi - phát triển. Bốn phương diên này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau dựa trên mối quan hệ nguyên nhân - kết quả nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá thành quả hoạt động cũng như việc quản lý chiến lược và truyền đạt thông tin. Đồng thời, cơng cụ này có thể đo lường, đánh giá thành quả mà từng bộ phận của doanh nghiệp đã đem lại từ những khách hàng hiện tại và tương lai.

Thẻ cân bằng điểm là sự cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, cân bằng giữa thước đo bên ngoài và nội bộ, cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được ở tương lai và quá khứ, cân bằng giữa những đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan. Thơng qua BSC, doanh nghiệp có thể xây dựng và mở rộng năng lực hiện tại của mình thơng qua các hoạt động đầu tư vào con người, hệ thống xử lý kinh doanh nội bộ mà họ thấy cần thiết cho sự phát triển trong tương lai.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN AS

2.1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN AS 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán AS (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)