Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Trường Đại học QuangTrung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng cân bằng điểm (balanced scorecard) tại trường đại học quang trung (Trang 42 - 46)

2.2. Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Trường Đại học Quang Trung Trung

Trường Đại học Quang Trung tự đánh giá theo 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường tự xem xét, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng và hiệu quả của các hoạt động đào tạo và NCKH của nhà trường, từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm phát huy những điểm mạnh, ưu thế của trường và khắc phục những tồn tại, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Trong quá trình tiến hành tự đánh giá, dựa theo từng tiêu chuẩn và tiêu chí, Hội đồng tự đánh giá, các nhóm cơng tác chun trách của trường đã tìm hiểu, thu thập minh chứng để làm rõ một số nội dung chủ yếu như:

- Mô tả, phân tích làm rõ thực trạng của nhà trường - Chỉ ra những điểm mạnh của trường

- Xác định những điểm còn tồn tại

- Đưa ra các kế hoạch cụ thể nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm còn hạn chế nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường.

Thực hiện chủ trương của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai kiểm định chất lượng các trường đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học Quang Trung đã quyết định tiến hành việc tự đánh giá Trường. Ban thư ký cùng các nhóm cơng tác chun trách đã triển khai việc tập huấn, thu thập minh chứng, phân tích, viết báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn và hồn thiện báo cáo tự đánh giá trường trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn tự đánh giá chất lượng trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành gồm 10 tiêu chuẩn với các tiêu chí tương ứng cho mỗi tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của Trường Đại học Quang Trung Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý

Tiêu chuẩn 3: Chương trình giáo dục Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên Tiêu chuẩn 6: Người học

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ

Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế

Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính

Dựa trên cơ sở 10 tiêu chuẩn này, nhà trường tiến hành mô tả nội dung từng tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn được trình bày chi tiết hơn qua nội dung các tiêu chí. Trên cơ sở nội dung từng tiêu chí, mỗi tiêu chi gồm 5 nội dung là: mô tả, những điểm mạnh, những tồn tại, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá kết quả (đạt, không đạt). Tức là mỗi tiêu chí tiến hành mô tả nội dung, đánh giá những điểm mạnh mà trường có được theo tiêu chí đó, chỉ ra những tồn tại cịn mắc phải, từ đó đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và khắc phục, giảm dần những tồn tại và sau đó tổng kết lại thực tế trường có đạt được chỉ tiêu đó hay chưa.

2.2.1. Về phương diện tài chính 2.2.1.1. Tình hình tài chính tại trường

Trường đại học Quang Trung là một trường dân lập, hoạt động theo cơ chế tư thục, nên trường tự chủ hồn tồn về mặt tài chính. Trường thực hiện tự thu, tự chi và tự chịu tránh nhiệm về tài chính của mình. Trường cũng thực hiện tốt việc cơng khai tình hình tài chính theo cơng văn số 9535/BGDĐT-KHTC ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo các nội dung thực hiện quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT.

Thực hiện các hoạt động tài chính theo đúng quy định, hợp pháp.

Quy chế tổ chức, quản lý hoạt động tài chính trong trường thơng qua quyết định của Hội đồng cổ đông.

Việc lập kế hoạch dự toán ngân sách sát với tình hình nhiệm vụ thực tế và phù hợp với tính đặc thù nên thường được đáp ứng kịp thời.

Việc phân bổ và sử dụng nguồn thu đều tuân thủ nguyên tắc tài chính và dựa trên cơ sở nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đặc biệt, trọng tâm của từng năm học, đặc điểm riêng của từng đơn vị để đảm bảo tình hiệu quả, minh bạch và công bằng, công khai.

Trường thành lập Ban kiểm soát nhằm giám sát các hoạt động tài chính của trường, góp phần minh bạch hóa cơng tác quản lý tài chính.

Việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính dân chủ, minh bạch và công khai nên Trường chưa để xảy ra hiện tượng khiếu kiện về tài chính trong trường.

Trường tổ chức các cuộc họp thường xuyên nhằm thông qua các quyết định về phân bổ tài chính. Cuối mỗi học kỳ, nhà trường đều tiến hành họp nhằm công khai các khoản chi lớn cho công tác đào tạo, công tác quản lý giúp nhà trường chi tiêu hợp lý đem lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo. Thành phần tham dự là các cổ đông sáng lập.

Các nguồn thu của trường:

- Học phí: đây là nguồn thu chính của nhà trường. Mức thu học phí: đại học 6 triệu đồng/năm, cao đẳng 5 triệu đồng/năm (năm học 2011 – 2012).

- Lệ phí và các khoản thu khác: lệ phí tuyển sinh, thu lệ phí thi lại, tích lũy, thu từ các trung tâm tin học, ngoại ngữ.

- Đóng góp của các cổ đơng.

Nhà trường đã có chiến lược tăng nguồn tài chính thơng qua mở thêm hệ trung cấp các ngành như kế toán, quản trị du lịch, công nghệ thông tin.

Hiện tại trường đã mở tài khoản tại các ngân hàng như ngân hàng Đầu tư và phát triển Phú Tài, ngân hàng Công thương, ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Quân đội nhằm quản lý các nguồn thu thu theo đúng quy định.

Các khoản chi của trường:

- Chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ, giảng viên, nhân viên. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn tại trường.

- Trường đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở mới ở Phường Nhơn Phú, Thành phố Quy Nhơn nên chi cho xây dựng cơ sở mới lớn.

- Chi trang bị hệ thống âm thanh, máy tính, máy chiếu, bàn học, quạt cho các phòng học.

- Chi mua giáo trình, sách, báo phục vụ sinh viên. - Các khoản chi tiêu nội bộ khác.

Căn cứ vào chương trình đào tạo của các Khoa, bộ phận tài chính ln có kế hoạch phân bổ tài chính cho các hoạt động đào tạo của nhà trường, phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

Theo quy hoạch phát triển, trường xây dựng cơ sở mới tại Phường Nhơn Phú, Thành phố Quy nhơn, bộ phận tài chính kết hợp với ban quản lý dự án có kế hoạch tài chính, theo sát từng khoản mục xây dựng.

Mục tiêu tài chính:

- Phấn đấu có lợi nhuận hợp lý để trả lãi cho các cổ đơng góp vốn và vay

ngân hàng trong quá trình xây dựng trường mới.

- Trong những năm tới trường cần phải tiến hành xây dựng thương hiệu để có thể cạnh tranh với các trường bạn. Thu hút được số lượng sinh viên ngày càng nhiều để tăng nguồn thu cho trường, tạo điều kiện cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nhà trường, góp phần nâng cao đời sống của CB – GV – NV.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo theo nhu cầu xã hội nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Trường.

- Đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm cơng tác tài chính của Trường đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về quản lý tài chính trong giai đoạn tới phù hợp với quy mô phát triển của trường.

2.2.1.2. Đánh giá tình hình tài chính của trường 2.2.1.2.1. Ưu điểm 2.2.1.2.1. Ưu điểm

- Nhà trường hoàn toàn tự chủ về tài chính.

- Thực hiện các hoạt động tài chính theo đúng quy định, hợp pháp.

- Đối với nguồn thu từ học phí, Nhà trường xây dựng quy định cụ thể và chi tiết mức thu cho từng bậc và hệ đào tạo, đồng thời phân bổ tỷ lệ sử dụng cho các hạng mục chi và có điều chỉnh tỷ lệ theo nhiệm vụ của từng năm học.

- Có đưa ra được các mục tiêu tài chính cần đạt được.

2.2.1.2.2. Nhược điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng cân bằng điểm (balanced scorecard) tại trường đại học quang trung (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)