Sự cần thiết phải vận dụng Bảng cân bằng điểm trong việc đánh giá thành quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng cân bằng điểm (balanced scorecard) tại trường đại học quang trung (Trang 64 - 66)

b, Thước đo phương diện học hỏi và phát triển

3.1. Sự cần thiết phải vận dụng Bảng cân bằng điểm trong việc đánh giá thành quả

Với sự ra đời của Bảng cân bằng điểm, cơng trình nghiên cứu xuất sắc nhất của Giáo sư Robert. Kaplan và cộng sự David. Norton đã giúp ích rất nhiều trong sự thành công của các tổ chức bỡi tính thiết thực của nó. Bảng cân bằng điểm được xem như một cơng cụ chuẩn hóa giữa chiến lược và hành động của các tổ chức. Điểm khác biệt của BSC là đã thiết lập một hệ thống đo lường và đánh giá thành quả hoạt động cho nhà quản lý, là công cụ truyền đạt thông tin đến tất cả nhân viên trong tổ chức, tạo nên công cụ quản lý chiến lược hữu hiệu.

Cơng trình nghiên cứu này được thể hiện trong cuốn sách “Bảng cân bằng điểm: Biến chiến lược thành hành động” và nó đã được dịch ra 22 thứ tiếng vì tính thiết thực của nó. Như vậy, bảng cân bằng điểm ra đời không chỉ để phục vụ cho các tổ chức vì mục tiêu lợi nhuận mà là để giúp các tổ chức “biến chiến lược

thành hành động”. Chỉ cần tổ chức nào có chiến lược và muốn biến chiến lược đó

thành hành động thì đều có thể vận dụng được.

Thực tế tại trường Đại học Quang Trung cho thấy rằng, nhà trường cũng đã xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển thế nhưng việc thực hiện cũng như kết quả đạt được chưa tương xứng. Tình trạng tuyển sinh không đạt chỉ tiêu thường xuyên tiếp diễn qua 3 năm, giảng viên nghỉ việc, sinh viên tốt nghiệp ra trường không được xã hội đánh giá cao, … Thế thì nguyên nhân là đâu? Tác giả thiết nghĩ rằng nguyên nhân đó xuất phát từ việc biến chiến lược đó thành hành động như thế nào. Nhà trường chưa xây dựng được hệ thống đo lường đánh giá thành quả để làm căn cứ phấn đấu, kiểm tra dẫn đến tình trạng làm được thì tốt, không được cũng không sao. Chiến lược phát triển là do Hội đồng quản trị đưa ra

nhưng người thực hiện là tất cả CB – GV – NV của nhà trường. Chiến lược đưa ra nhưng thiếu sự truyền đạt, giải thích đến tất cả CB – GV – NV. Nhà trường đã không tạo được động lực phấn đấu, sự gắn kết, không làm cho họ thấy được quyền lợi và trách nhiệm mỗi người để ra sức phấn đấu vì chiến lược, mục tiêu chung của nhà trường. Nhà trường chưa thật sự quan tâm nhiều đến sinh viên của mình, chưa điều tra, khảo sát xem sinh viên mong muốn gì, cần hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ gì,… để khơng chỉ cung cấp kiến thức mà cả kỹ năng, sự năng động, tự tin để có thể bước vào công việc sau khi tốt nghiệp ra trường. Chính vì thế mà dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm và cả nhà tuyển dụng cũng không đánh giá cao về chất lượng sinh viên. Điều đó đã tạo ra sự cảm nhận không tốt của xã hội đối với chất lượng, uy tín của nhà trường. Đó là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng tuyển sinh của trường ngày càng sụt giảm so với chỉ tiêu.

Xuất phát từ tính thiết thực cũng như sự vận dụng bảng cân bằng điểm đã mang đến thành công cho rất nhiều tổ chức trên thế giới và ngay cả Việt Nam, tác giả nghĩ rằng đó sẽ là giải pháp tốt nhất giúp trường Đại học Quang Trung biến chiến lược thành hành động để thực hiện thành cơng chiến lược, góp phần nâng cao chất lượng, uy tín và thương hiệu của trường đối với sinh viên, đối với doanh nghiệp và xã hội.

Việc vận dụng Bảng cân bằng điểm có thể trong thời gian đầu làm cho trường tốn thời gian và tiền bạc, mục tiêu tài chính có thể khơng đạt được nhưng về lâu dài nó sẽ tạo ra nguồn lực phát triển cho nhà trường. Trường có được nguồn nhân lực có trình độ, chun mơn, tâm huyết, có trách nhiệm và phấn đấu vì mục tiêu chung của nhà trường. Đó sẽ là nguồn tài sản quý giá nhất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường, tạo được uy tín, chất lượng và đó sẽ là yếu tố tạo ra sự thu hút sinh viên về trường ngày càng nhiều. Khi đó mục tiêu tài chính sẽ đạt được. Nguồn lực tài chính càng mạnh lên sẽ tạo điều kiện phát triển các nguồn lực khác. Điều này sẽ làm cho chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, sinh viên tốt nghiệp được xã hội đánh giá cao, xây dựng được thương hiệu Đại học Quang Trung sánh vai với các trường đại học khác trong cả nước.

3.2. Vận dụng bảng cân bằng điểm trong việc xây dựng và đánh giá thành quả hoạt động tại trường Đại học Quang Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng cân bằng điểm (balanced scorecard) tại trường đại học quang trung (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)