Triển khai vận dụng bảng cân bằng điểm tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng cân bằng điểm (balanced scorecard) tại trường đại học quang trung (Trang 92 - 96)

b, Thước đo phương diện học hỏi và phát triển

3.2.2.6. Triển khai vận dụng bảng cân bằng điểm tại trường

Trung

Việc thực hiện BSC một cách thành công không phải là vấn đề đơn giản mà nó cần có sự nghiên cứu, đầu tư, xây dựng, thực hiện và cải tiến liên tục chứ không phải đơn giản là việc xác định các phương diện, mục tiêu và thước đo. Do đó, để có thể vận dụng BSC đánh giá thành quả hoạt động tại trường Đại học Quang Trung thì địi hỏi Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu nhà trường cần phải có sự quyết tâm, nhất quán, đồng bộ thực hiện trong toàn bộ CB – GV – NV của trường.

Q trình đó cần phải thực hiện qua các bước sau:

Trước nhất phải xác định tính cần thiết và quyết tâm vận dụng BSC vào việc đánh giá thành quả hoạt động tại trường của Ban lãnh đạo nhà trường. Đây là bước quan trọng nhất vì muốn vận dụng thành cơng BSC địi hỏi người lãnh đạo phải nhận thấy sự cần thiết và quyết tâm thực hiện để kiên trì, cố gắng khi thực hiện.

Hai là, thực hiện tổ chức nhân sự. Tiến hành thành lập ban triển khai và tổ dự án chuyên trách về BSC để tiến hành đào tạo kỹ năng xây dựng và vận dụng BSC. Trường có thể mời vài chuyên gia, các nhà tư vấn về BSC ở các tổ chức đã triển khai thành công BSC để học hỏi kinh nghiệm và hướng dẫn thực hiện.

Ba là, xây dựng bảng cân bằng điểm (BSC) tại trường đại học Quang Trung. Việc xây dựng BSC tại trường trước hết phải xuất phát từ tầm nhìn và chiến lược phát triển của nhà trường. Khi xây dựng chiến lược phát triển, nhà trường cần xuất phát từ nguồn lực nội tại của mình, đặt trường trong mối liên hệ với các trường khác, ln tìm hiểu và phân tích xem sinh viên, xã hội và các doanh nghiệp – Người trực tiếp “sử dụng” sinh viên cần gì đối với nhà trường để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Trên nền tảng tầm nhìn, chiến lược phát triển chuyển thành những mục tiêu và thước đo cụ thể trên bốn phương diện tài chính, sinh viên, quy trình hoạt động nội bộ, học hỏi và phát triến (nội dung tác giả đề xuất ở mục 3.3).

Bốn là, phát động, triển khai và truyền đạt, giải thích về BSC đến tất cả CB – GV – NV trong nhà trường. Việc làm này nhằm giúp cho CB – GV – NV nhà trường hiểu biết về BSC, nắm được nội dung cũng như những lợi ích của BSC để

mọi người cùng tham gia thực hiện. Tạo được sự quan tâm, cam kết và đồng tâm thực hiện của tất cả CB – GV – NV nhà trường hướng đến vận dụng thành công BSC tại trường.

Năm là, ban hành và cung cấp các tài liệu liên quan đến tầm nhìn, chiến lược phát triển, các mục tiêu và thước đo cụ thể của bốn phương diện tài chính, sinh viên, quy trình hoạt động nội bộ, học hỏi và phát triển, các hành động thực hiện để đạt được các mục tiêu.

Sáu là, tiến hành vận dụng BSC tại trường.

Bảy là, theo dõi, đánh giá và cải tiến bảng cân bằng điểm tại trường. Trong thời gian đầu nghiện cứu và vận dụng BSC nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, có thể có những hành vi chưa đúng, các thước đo bị hiểu sai hay việc truyền đạt thông tin chưa chính xác, … sẽ làm ảnh hưởng khơng tốt đến việc thực hiện BSC. Do đó, cần phải thường xuyên theo dõi, đánh giá để kịp thời phát hiện và điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót, cải tiến dần BSC tại trường để ngày càng phù hợp hơn, hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trường Đại học Quang Trung, ngôi trường mang tên vị anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ được thành lập ngày 17/03/2006. Tuy mới vừa hơn 6 tuổi nhưng ban lãnh đạo nhà trường luôn nhận thức được những thuận lợi và thách thức đối với nhà trường. Từ đó ln vững vàng tay lái đưa “con thuyền” Đại học Quang Trung vượt qua khó khăn, thách thức sánh vai với các trường đại học khác trong khu vực Miền Trung và cả nước Việt Nam.

Nhà trường luôn tự hào và tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai. Điều này thể hiện trong việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu của nhà trường.

Là một giảng viên của ngôi trường Đại học Quang Trung với mong muốn góp sức vào công cuộc xây dựng và phát triển của trường, tác giả vận dụng Bảng cân bằng điểm vào việc triển khai, chuyển tầm nhìn, chiến lược phát triển của trường thành những mục tiêu và thước đo cụ thể trên bốn phương diện khách hàng, sinh viên, quy trình hoạt động nội bộ, học hỏi và phát triển.

Việc vận dụng Bảng cân bằng điểm sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà trường trong việc quản lý chiến lược, truyền đạt thông tin và đánh giá thành quả hoạt động. Tuy nhiên để thực hiện thành công cần phải có kế hoạch thực hiện cụ thể, phải có sự quyết tâm, đồng lòng của tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên của nhà trường. Trong quá trình vận dụng phải có sự theo dõi, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp góp phần nâng cao sức mạnh, chất lượng, uy tín của trường Đại học Quang Trung đối với sinh viên, đối với xã hội.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế đã đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít khó khăn. Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, các hình thức cạnh tranh càng đa dạng hơn. Do đó, các tổ chức lúc này khơng chỉ dựa vào tài sản hữu hình, sức mạnh tài chính bằng việc đánh giá thành quả thông qua các thước đo tài chính mà phải phát huy giá trị tài sản vơ hình, đánh giá thêm các thước đo phi tài chính.

Sự ra đời của bảng cân bằng điểm của hai tác giả Robert Kaplan và David Norton đã giúp cho các tổ chức chuyển được tầm nhìn và chiến lược của mình thành những mục tiêu và thước đo cụ thể trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ, học hỏi và phát triển.

Trường Đại học Quang Trung mới được thành lập nên việc xây dựng, triển khai, thực hiện chiến lược, mục tiêu cũng như việc đánh giá thành quả hoạt động chưa đạt kết quả cao.

Việc vận dụng Bảng cân bằng điểm tại trường Đại học Quang Trung là một nhu cầu cần thiết giúp nhà trường khắc phục những khó khăn, phát huy sức mạnh để đi đến thành công.

Tác giả tin rằng việc vận dụng Bảng cân bằng điểm sẽ giúp trường Đại học Quang Trung quản lý chiến lược hiệu quả, nâng cao sự truyền đạt thông tin và đánh giá thành quả hoạt động tốt hơn. Chất lượng, uy tín và thương hiệu Đại học Quang Trung sẽ ngày càng phát triển và bền vững, đưa trường đứng vững và sánh vai với các trường đại học trong cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. TS. Nguyễn Thị Kim Anh (2010), “Ứng dụng mơ hình Balanced Scorecard trong quản trị trường đại học”. Hội thảo khoa học: Giải pháp nâng cao hiệu

quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam.

2. Lý Nguyễn Thu Ngọc (2010), Vận dụng bảng cân bằng điểm (Balanced

Scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường Cao đẳng Sư

phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

3. Trường Đại học Quang Trung (2011), Báo cáo tự đánh giá.

4. Trường Đại học Quang Trung (2011), Kế hoạch chiến lược phát triển trường

đại học Quang Trung giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

5. Trường Đại học Quang Trung (2012), Nhân sự trường Đại học Quang Trung

năm 2012.

6. Trường Đại học Quang Trung (2011), Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

của trường Đại học Quang Trung.

7. Nguyễn Quốc Việt (2008), “Phát triển thẻ cân bằng điểm (Balanced Scorecard) cho bộ phận kinh doanh may xuất nhập khẩu – Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ”. Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ sáu, Đại học Đà Nẵng.

Tiếng Anh

8. Robert S. Kaplan, Anthony A. Atkinson (1998), Advanced Management Accounting, Prentice Hall.

Trang web: 9. http://businesspro.vn 10. http:// www.doanhtri.vn 11. http://www.google.com.vn 12. http://www.massogroup.com 13. http://ocd.vn 14. http://www.quangtrung.edu.vn 15. http://searefico.com 16. http://www.tuanvietnam.net 17. http://vnr500.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng cân bằng điểm (balanced scorecard) tại trường đại học quang trung (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)