Lộ trình thực thi Basel III

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 33)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5% 4.0% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5%

Vốn đệm dự phịng 0,625 % 1.25 % 1,875 % 2,5%

Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng vốn đệm dự phịng 3,5% 4% 4,5% 5,125 % 5,76 % 6,375 % 7%

Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn khơng đủ tiêu chuẩn

Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5% 5,5% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phịng bắt buộc 8% 8% 8% 8,625 9,12 5 9,875 10,5 Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản khơng đủ tiêu chuẩn

Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013

Vốn dự phịng chống hiệu ứng chu kỳ

Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5%

(Nguồn: http://www.basel-iii-accord.com/)

Hình 1.3: Những điểm thay đổi của Basel III so với Basel II

Nguồn: Moddys Analytics (2011), Basel III New Capital and Liquidity Standards – FAQs, www.moodysanalytics.com

1.2.1.5 Bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng

Uỷ Ban Basel đưa ra 25 nguyên tắc cơ bản cần thiết đảm bảo cho hệ thống giám sát hoạt động cĩ hiệu quả. Nội dung chính của các nguyên tắc này được chia làm bảy nhĩm nội dung.

Nhĩm 1: Nguyên tắc 1: Điều kiện tiên quyết cho việc giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiệu quả.

Nhĩm 2: Nguyên tắc 2 đến 5: Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề cấp phép và cơ cấu. Nhĩm 3: Nguyên tắc 6 đến 15: Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về các quy định và yêu cầu thận trọng.

Nhĩm 4: Nguyên tắc 16 đến 20: Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về giám sát nghiệp

vụ ngân hàng.

Nhĩm 5: Nguyên tắc 21: Yêu cầu về thơng tin.

Nhĩm 6: Nguyên tắc 22: Quyền hạn hợp pháp của Chuyên gia giám sát.

Nhĩm 7: Nguyên tắc 23 đến 25: Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề Nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới.

Chi tiết về 25 nguyên tắc được trình bày trong phụ lục số 2.

1.2.1.6 So sánh các hiệp ước Basel I, II và III trong quản trị rủi ro

Ưu điểm của Basel II so với Basel I:

- Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất

là “yêu cầu vốn tối thiểu”. Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vào các phương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường. Do đĩ, quyền lực của các nhà quản lý quốc gia được tăng lên bởi họ cần phải đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng cĩ tính đến đặc điểm rủi ro cụ thể của nĩ.

- Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung một chọn lựa cho tất cả các

ngân hàng. Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa.

- Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ. Basel II nhạy cảm hơn

với rủi ro thơng qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự cơng khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro.

- Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 – 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ

chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Cooperation and Development). Basel II quy định từ 0 – 150 hoặc hơn và khơng cĩ đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngồi.

- Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo. Basel II thừa nhận về

kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting).

Những thay đổi của Basel III so với Basel II:

Các quy định mới nâng cao chất lượng, nhất quán và minh bạch của cấu trúc vốn và tăng cường phạm vi bảo hiểm rủi ro cho cấu trúc vốn.

Hình 1.4: Sự thay đổi 3 trụ cột của Basel III

Nguồn: Moddys Analytics (2011), Basel III New Capital and Liquidity Standards –

FAQs, www.moodysanalytics.com Các yếu tố chính điều chỉnh được ghi nhận dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)