Phát triển nhanh cơng nghệ thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 92 - 129)

Phương trình 1 .2 Tài sản cĩ rủi ro quy đổi

3.2 Một số giải pháp áp dụng Basel II và tiến tới Basel III trong quản trị rủi ro tín

3.2.6 Phát triển nhanh cơng nghệ thơng tin

- Mục tiêu: thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro để đáp ứng các chuẩn mực Basel II và cập nhật Basel III.

- Biện pháp:

Hiện nay, ACB đang áp dụng hệ thống cơng nghệ thơng tin quản lý khách hàng như “Giải pháp ngân hàng tổng thể” (The Complete Banking Solution – TCBS), CLMS, hệ thống Scoring chấm điểm tín dụng… để đảm bảo cho việc kiểm tra giám sát và cung cấp số liệu cho việc chấm điểm tín dụng đưa ra quyết định cho vay của ACB và đáp ứng cho nhu cầu truy xuất số liệu thống kê, phục vụ cho cơng tác QTRR nĩi riêng và quản trị kinh doanh nĩi chung. Tuy nhiên để áp dụng Basel II bằng các phương pháp chuẩn hay phương pháp IRB. ACB cần phát triển cơng nghệ thơng tin như sau:

Thứ nhất, phát triển hệ thống thơng tin quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại, tập trung, thống nhất: nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng cơng nghệ thơng tin với các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thơng phù hợp với trình độ phát triển của ACB và các chuẩn mực, thơng lệ quốc tế, đồng thời theo hướng hiện đại, tự động hố và được tích hợp trong hệ thống quản trị hồn chỉnh và tập trung.

Thứ hai, xây dựng cơ sở cơng nghệ đảm bảo khả năng đo lường và đánh giá rủi ro trong tất cả các hoạt động nội bảng và ngoại bảng cân đối tài sản để đo lường rủi ro tín dụng và cần cĩ một hệ thống với nguồn số liệu phức tạp để đo lường rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường:

- Kết hợp các số liệu từ những giao dịch đơn lẻ theo trình tự thời gian thành một hệ thống cấu trúc cĩ thể ước tính được rủi ro tổng thể. Đo lường giá trị hoạt động hiện tại và tương lai với từng đối tác khác nhau.

- Đáp ứng được với nhiều cấp độ qui mơ hoạt động khác nhau, nhiều nhĩm rủi ro khác nhau, nhiều loại sản phẩm và nhiều đối tác khác nhau.

Thứ ba, đảm bảo cung cấp thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên để phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm xếp hạng tín nhiệm.

Thứ tư, xây dựng hệ thống bảo mật thơng tin, dữ liệu và an tồn mạng, nghiên cứu và xây dựng đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thơng tin quốc gia để tạo thế chủ

Hiện nay, ACB đang xây dựng và hồn thiện hơn hệ thống cơng nghệ thơng tin quản lý khách hàng như TCBS, CLMS, hệ thống Scoring… để đảm bảo cho việc kiểm tra giám sát và cung cấp số liệu cho việc chấm điểm tín dụng đưa ra quyết định cho vay của ACB và đáp ứng cho nhu cầu truy xuất số liệu thống kê, phục vụ cho cơng tác quản trị rủi ro ngân hàng nĩi riêng và quản trị kinh doanh ngân hàng nĩi chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc áp dụng các chuẩn mực Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ACB là điều hồn tồn khả thi trong tương lai khơng xa với năng lực và tình hình hoạt động của ACB. Khơng dừng ở đĩ, các chuẩn mực Basel III cũng cĩ thể được đáp ứng đầy đủ nếu như cĩ các hướng dẫn từ NHNN và sự đồng thuận của hệ thống NHTM Việt Nam. Căn cứ vào lộ trình áp dụng Basel II của các nước trên thế giới, đề tài đã xây dựng lộ trình cụ thể hơn cho ACB. Đồng thời theo đề xuất của NHNN tiến tới nỗ lực áp dụng Basel III trong năm 2015 tuy cĩ nhiều khĩ khăn nhưng bản thân ACB cũng cĩ thể thực hiện lộ trình này nếu cĩ những chiến lược thích hợp.

Các giải pháp đưa ra để ACB áp dụng hiệu quả chuẩn mực Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng đến từ hai nhĩm đĩ là từ Chính phủ, NHNN và từ nội bộ ACB. Những giải pháp này gĩp phần cho cơng tác quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ, hiệu quả và đúng tinh thần của chuẩn mực thế giới.

Thơng qua những nghiên cứu về giải pháp nêu trên, hướng gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo sẽ là các phân tích định lượng khi Việt Nam áp dụng các chuẩn mực cụ thể của Basel II cũng như xu hướng Basel III trên thế giới.

PHẦN KẾT LUẬN

Các NHTM Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nĩng so với các NHTM trên thế giới. Đi cùng với tăng trưởng là rất nhiều rủi ro mà các NHTM cĩ thể phải đối mặt. Nhận dạng được rủi ro và quản lý tốt rủi ro là yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM trong q trình hội nhập và phát triển. Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của NHTM. Chính vì vậy việc kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng là điều rất cần thiết. Các quy định tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II là khá chặt chẽ trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. ACB là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam và hoạt động tín dụng của ACB cũng đang gặp rất nhiều khĩ khăn. Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là rất cấp thiết khơng những cho ACB mà cịn cho các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên việc ứng dụng khơng chỉ một mình ACB là được mà cần phải cĩ sự hỗ trợ của nhiều bên liên quan trong đĩ cĩ NHNN.

Với tình hình kinh tế chính trị diễn biến rất phức tạp, hàng loạt các vấn đề về phá sản doanh nghiệp, tái cấu trúc ngân hàng đang rất cấp thiết. Vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại ACB và lộ trình áp dụng Basel II cần sớm được NHNN quan tâm và hỗ trợ thực hiện. Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, hiệp ước Basel III đã ra đời nhằm thắt chặt hơn các biện pháp quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng thế giới. Việc ứng dụng đã cĩ lộ trình tương đối rõ ràng trên thế giới. Trong khi đĩ Việt Nam vẫn cịn chưa hồn tồn thực hiện được Basel II.

Nhận rõ được điều này, đề tài đã cập nhật những thay đổi của Basel III. Điểm mới của đề tài là vừa nghiên cứu thực trạng ứng dụng Basel II trong QTRR tín dụng tại ACB, vừa kiến nghị bổ sung và cập nhật thêm tình hình thế giới với những khả năng cĩ thể ảnh hưởng của Basel III. Ứng dụng thành cơng Basel II trong QTRR tín dụng từ đĩ mở rộng ra các loại QTRR khác tại ACB sẽ tạo tiền đề vững chắc cho việc ứng dụng vào hệ thống ngân hàng Việt Nam và xây dựng hệ thống này vững mạnh và uy tín trong q trình hội nhập tài chính tồn cầu.

Tác giả chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tâm của PGS. TS. Trần Huy Hồng, sự quan tâm gĩp ý của các thành viên trong hội đồng phản biện, các Thầy, Cơ đã động viên để đề tài được hồn thành. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các Thầy, Cơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Thị Quế Chi (2010), Ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân

hàng thương mại Việt Nam

2. TS. Hạ Thị Thiều Dao (2010), Giám sát ngân hàng theo Basel 2 và việc tuân thủ

của Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng (Số 15/2010)

3. Hồng Dung (2011), “Thực thi Basel III, các ngân hàng Việt Nam đáp ứng đến

đâu?” Đầu tư chứng khốn 05/2011

4. Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại

các ngân hàng thương mại Việt Nam

5. PGS., TS. Nguyễn Văn Hiệu (2010). Nâng tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu theo Basel 3 -

Lộ trình củng cố bức tường an ninh tài chính – ngân hàng. www.sbv.gov.vn

6. Trần Huy Hồng (2010), Quản trị Ngân hàng, Nxb Lao động Xã hội

7. TS. Nguyễn Đại Lai (2008), 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ Ban Basel về Thanh tra -

Giám sát Ngân hàng, www.sbv.gov.vn.

8. Chung Quí Ngọc (2010), Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ngân

hàng thương mại cổ phần Á Châu

9. Nghiên cứu trao đổi (2010), Hiệp ước vốn Basel (Basel I và II), www.sbv.gov.vn 10. Các văn bản pháp luật:

Quyết định 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

Thơng tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

Thơng tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 sửa đổi một số điều thơng tư 13

Thơng tư số 22/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, đã được sửa đổi bởi Thơng tư số 19/2010/TT-NHNN

11. Báo cáo thường niên ACB, STB, EIB, VCB từ 2007-2011 Tiếng Anh

13. Moddys Analytics (2011), Basel III New Capital and Liquidity Standards – FAQs,

www.moodysanalytics.com

14. Basel Committee on Banking Supervision, International Covergence of Capital

Measurement and Capital Standards, June 2006, BIS, www.bis.org

15. Basel Committee on Banking Supervision, Core Principles for Effective Banking

Supervision, October 2006, BIS, www.bis.org

16. Basel Committee on Banking Supervision, Basel II: International Convergence of

Capital Measurement and Capital Standards: A Revised Framework, 2006, BIS, www.bis.org

17. Now Eco (2007), Risk Management Software and Basel II, www.noweco.com 18. Jaime Peters (10/05/2011). Basel III Around the World: Americas - We look at

how the tough, new Basel III rules may impact the largest banks in Canada, the US, Chile and Brazil, Morningstar.

19. Philipp Härle, Erik Lüders, Theo Pepanides, Sonja Pfetsch, Thomas

Poppensieker, Uwe Stegemann (11/2010), Basel III and European banking: Its impact, how banks might respond, and the challenges of implementation, EMEA Banking.

PHỤ LỤC 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN BASEL

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision – BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhĩm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được nhĩm họp 4 lần trong một năm.

Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh tốn Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.

Ủy ban Basel khơng cĩ bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này khơng cĩ tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đĩ, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và cơng bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thơng qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà khơng cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên.

Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhĩm G10. Từ đĩ tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong cơng việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) khơng ngân hàng nước ngồi nào được thành lập mà thốt khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. Để đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này. Đến 2011, Uỷ ban Basel cĩ bộ máy tổ chức gồm 08 nhĩm cấp một và nhiều nhĩm nhỏ cấp hai.

PHỤ LỤC 2: BỘ 25 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ GIÁM SÁT NGÂN HÀNG HIỆU QUẢ

Uỷ Ban Basel đưa ra 25 nguyên tắc cơ bản cần thiết đảm bảo cho hệ thống giám sát hoạt động cĩ hiệu quả. Nội dung chính của các nguyên tắc này được chia làm bảy nhĩm nội dung.

Nguyên tắc 1: Điều kiện tiên quyết cho việc giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiệu quả:

Một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng cĩ hiệu quả phải là một hệ thống phân định trách nhiệm và mục tiêu rõ ràng đối với từng cơ quan tham gia trong quá trình giám sát các ngân hàng. Mỗi cơ quan đĩ phải cĩ nguồn lực hoạt động độc lập và phù hợp. Phải cĩ một khung pháp lý phù hợp cho việc giám sát nghiệp vụ ngân hàng, bao gồm cả các điều khoản liên quan đến quyền hạn của các tổ chức ngân hàng và cơng tác giám sát hiện nay của chính họ; quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến việc tuân thủ luật pháp, các vấn đề về an tồn hoạt động của các ngân hàng, và quyền được bảo vệ hợp pháp đối với các chuyên gia giám sát. Cĩ các quy định cần thiết về việc chia sẻ thơng giữa các chuyên gia giám sát và việc bảo mật các thơng tin đĩ.

Nguyên tắc 2: Xác định rõ ràng các hoạt động tổ chức tài chính được phép làm và chịu sự giám sát. Việc được hoạt động dưới bất cứ hình thức nào dưới danh nghĩa hoặc sử dụng “cụm từ ngân hàng!” cần phải được kiểm sốt chặt chẽ.

Nguyên tắc 3: Cơ quan cấp phép phải được trao quyền đưa ra các tiêu chí và bác bỏ

đơn xin thành lập nếu khơng đạt yêu cầu. Tối thiểu quá trình cấp phép phải thực hiện các cơng đoạn là đánh giá cơ cấu sở hữu tổ chức của nghiệp vụ ngân hàng, Ban giám đốc và các cán bộ quản lý chủ chốt, kế hoạch kinh doanh và kiểm sốt nội tại, dự báo tình hình tài chính tương lai, bao gồm cả vốn cơ bản. Nếu chủ sở hữu hoặc cơ quan mẹ đề xuất là một ngân hàng nước ngồi, cần phải cĩ sự cho phép trước của chuyên gia giám sát nước chủ nhà.

Nguyên tắc 4: Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải được cĩ quyền rà sốt và

từ chối bất kỳ một đề xuất nào đối với việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm sốt ngân hàng hiện tại cho các bên khác.

Nguyên tắc 5: Cĩ quyền thiết lập các tiêu chí để rà sốt việc bổ sung và đầu tư lớn của

Nguyên tắc 6: Đưa ra các yêu cầu về vốn an tồn và phù hợp cho tất cả các ngân hàng;

Xác định rõ những khu vực nào của vốn ngân hàng chịu rủi ro; Tối thiểu đối với một ngân hàng quốc tế thì những yêu cầu đĩ khơng được thấp hơn những yêu cầu đã đưa ra trong Hiệp định vốn Basel và các tài liệu sửa đổi sau đĩ.

Nguyên tắc 7: Đánh giá các chính sách, thực tiễn hoạt động, các thủ tục cho vay vốn, đầu tư, việc kiểm sốt vốn vay hiện tại và hồ sơ đầu tư của ngân hàng đĩ.

Nguyên tắc 8: Đánh giá chất lượng tài sản và tính thích hợp của các điều khoản chống

thất thốt và quĩ dự trữ thất thốt khoản vay.

Nguyên tắc 9: Phải phải biết chắc là các ngân hàng cĩ/ hoặc buộc phải cĩ hệ thống quản lý thơng tin cho việc ban quản lý xác định các đối tượng vay và gồm những hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 92 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)