Hoạt động thanh tra và giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 50 - 51)

Phương trình 1 .2 Tài sản cĩ rủi ro quy đổi

2.1 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel tại các NHTMCP Việt

2.1.3 Hoạt động thanh tra và giám sát

Theo kết quả khảo sát hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam do Cơng ty tư vấn Ernst & Young thực hiện năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel, cĩ 9/25 nguyên tắc phần lớn khơng tuân thủ, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 2/25 nguyên tắc khơng thực hiện phần lớn và 3/25 nguyên tắc khơng áp dụng. Trong đĩ, hầu hết các nguyên tắc liên quan đến điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu (mục tiêu, nhiệm vụ, tính độc lập, khung pháp lý, quyền lực, hệ thống thơng tin của cơ quan giám sát ngân hàng), cấp phép và chấp thuận thay đổi cấu trúc ngân hàng, các quy định an tồn hoạt động, phương pháp giám sát ngân hàng liên tục được đánh giá khơng tuân thủ.

Để hội nhập quốc tế, NHNN với vai trị lãnh đạo hệ thống NH đã và đang cĩ những bước chuẩn bị để xây dựng mơ hình Ngân hàng trung ương thể hiện rõ nhất tính độc lập phù hợp với những chuẩn mực và thơng lệ tốt nhất đã và đang được áp dụng ở nhiều nước như:

- Xây dựng khung pháp lý và thiết lập cơ quan Thanh tra giám sát NH nhằm hướng tới một mơ hình cơ quan thanh tra giám sát độc lập, bao gồm đầy đủ nhất về chức năng thẩm quyền và cơ chế hoạt động.

- Xây dựng văn bản pháp quy, xây dựng cơ chế. Thực hiện việc xử phạt, kiến nghị xử lý đều được giao cho cơ quan Thanh tra giám sát.

- Thực hiện thanh tra giám sát, chủ yếu là thanh tra trên cơ sở rủi ro theo một hệ thống thơng lệ tốt nhất (chứ khơng phải là thanh tra tuân thủ như thơng lệ của các bộ, ngành khác). Đảm bảo sự hoạt động an tồn cĩ hiệu quả của hệ thống các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế.

NHNN thành lập Cơ quan thanh tra giám sát NH kể từ ngày 30/7/2009 theo Quyết định 83/2009/QĐ-TTg để thực hiện các mục tiêu đã đề ra như trên. Tuy nhiên, do mới

thành lập hoạt động cơng tác thanh tra, giám sát các tổ chức tài chính vẫn cịn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của Trụ cột II trong Basel II: Bộ máy giám sát chưa xây dựng đồng bộ, hiệu quả, phân tán và chồng chéo trong việc kiểm tra giám sát; Quy chế giám sát cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế; năng lực của cán bộ giám sát cịn hạn chế, cịn nhiều lỗ hổng lớn trong quy định giám sát; Hệ thống pháp luật cịn nhiều thiếu sĩt chưa cĩ quy định cụ thể và rõ ràng, chưa đáp ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế.

Ba trụ cột của Basel II cĩ mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các quy định của Basel II cần được tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác. Điều này địi hỏi phải cĩ nỗ lực chung của các ngân hàng thương mại (nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, kiểm sốt nội bộ) và kiểm sốt vĩ mơ từ NHNN trong đĩ hoạt động của cơ quan Thanh tra giám sát giữ vai trị chủ đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 50 - 51)