Môi trường kinh doanh của công ty S-Telecom 1 Môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH thông tin và viễn thông di động s telecom giai đoạn 2012 2020 (Trang 41 - 44)

2. Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh các mối nguy

2.2 Môi trường kinh doanh của công ty S-Telecom 1 Môi trường bên ngoà

2.2.1 Mơi trường bên ngồi

2.2.1.1 Mơi trường vĩ mô

- Yếu tố kinh tế

o Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 6.83%/năm, GDP năm 2011 (Giá thực tế) đạt gần 123 tỷ USD cao gấp đôi GDP năm 2006. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011 có dấu hiệu suy giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, tuy nhiên theo dự báo của IMF, tình hình kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao trở lại từ năm 2013. Kinh tế tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ TTDĐ của người dân, và thu hút được nhiều nguồn vốn trong nước và quốc tế đầu tư vào lĩnh vực này. Đó chính là cơ hội cho cả ngành TTDĐ nói chung và của S-Telecom nói riêng.

Nguồn: International Monetary Fund (2012)

Hình 2.1: Tăng trưởng GDP – CPI giai đoạn 2004-2011 và dự báo 2012-2017

o Lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn từ 2006-2011 hầu như ở mức hai con số, ngoại trừ năm 2006 (6.7%) và năm 2009 (6.52%). Lạm phát giai 2006 -2011 có mức tăng trung bình 12.6% cao gần gấp 3 lần mức tăng trung bình 4.36% giai đoạn 2004-2010. Lạm phát trong thời gian qua là một vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều cho nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát sẽ ảnh hưởng đến đời sống an sinh của người dân và làm giảm nhu cầu chi tiêu cho các dịch vụ khác trong đó có dịch vụ TTDĐ, nếu tình hình lạm phát vẫn diễn biến xấu trong thời gian tới thì đó thực sự là thách thức cho S-Telecom.

- Yếu tố nhân khẩu: Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có quy dân số lớn

nhất thế giới với khoảng 88 triệu người vào năm 2011. Tốc độ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 2004-2011 ở mức 1.1%/năm và hiện đang có xu hướng giảm dần. Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (với 70.8% dân số từ 15-64 tuổi, 23.1% dưới 15 tuổi và chỉ 6.1% trên 65 tuổi tính đến năm 2011) và mặc dù đang trong q trình đơ thị hóa mạnh nhưng dân số vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn với khoảng 69.4% dân số trong khi thành thị chỉ 30.6%. Nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng cao và dự báo sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới trong khi dân số đang tăng chậm lại làm cho thu nhập bình qn đầu người tăng lên nhanh chóng, tính đến năm 2011 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 1,300 USD/người và với mức thu nhập này Việt Nam đã thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình trên thế

giới. Dân số trẻ, cộng với điều kiện kinh tế của người dân đang được cải thiện, đây là cơ hội phát triển cho S-Telecom.

Bảng 2.1: Cơ cấu dân số và thu nhập bình quân đầu người

Năm (Nghìn Dân số người) Tốc độ tăng dân số (%) Thành thị (%) Nông thôn (%) Dưới 15 tuổi (%) 15-64 tuổi (%) Từ 65 tuổi trở lên (%) Thu nhập bình quân đầu người

(USD) 2004 81,436 1.2% 26.5% 73.5% 28.3% 65.9% 5.8% 558 2004 81,436 1.2% 26.5% 73.5% 28.3% 65.9% 5.8% 558 2005 82,392 1.2% 27.1% 72.9% 27.3% 66.8% 5.9% 642 2006 83,311 1.1% 27.7% 72.3% 26.4% 67.7% 5.9% 731 2007 84,219 1.1% 28.2% 71.8% 25.6% 68.5% 5.9% 843 2008 85,119 1.1% 29.0% 71.0% 24.8% 69.2% 6.0% 1,070 2009 86,025 1.1% 29.7% 70.3% 24.1% 69.9% 6.0% 1,130 2010 86,928 1.0% 30.2% 69.8% 23.6% 70.4% 6.0% 1,224 2011 (E) 87,840 1.0% 30.6% 69.4% 23.1% 70.8% 6.1% 1,300

Nguồn: Tổng cục thống kê (2012); Worldbank (2012)

- Yếu tố chính trị, luật pháp: Tình hình chính trị nước ta rất ổn định và được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới. Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, tạo vị thế mới, quan hệ kinh tế mở rộng trên toàn thế giới, hội nhập Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) , Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam cũng đang hoàn thiện hệ thống luật pháp cho phép doanh nghiệp TTDĐ được liên doanh với nước ngoài để khai thác dịch vụ. Tình hình chính trị ổn định và luật viễn thơng ngày càng được hồn thiện là cơ hội rất tốt cho S-Telecom thu hút vốn đầu tư, công nghệ từ các tập đồn viễn thơng mạnh trên thế giới để khai thác thị trường hiệu quả hơn.

- Yếu tố công nghệ: Khoa học – Công nghệ ngày nay phát triển nhanh chóng

đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội khai thác thị trường hiệu quả hơn nhưng đi kèm với đó là nguy cơ bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh nếu khơng có chiến lược phù hợp. Lĩnh vực TTDĐ cho thấy sự phát triển và ảnh hưởng rõ nhất của yếu tố công nghệ. Hơn 3 năm trước, các nhà mạng kinh doanh dịch vụ TTDĐ Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng công nghệ 2G (thế hệ thứ 2), hoặc 2.5G (cơng nghệ CDMA) thì hiện nay hầu hết đã triển khai công nghệ 3G (ngoại trừ G-Tel và S-Telecom), tuy

Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về viễn thông trong những năm gần đây nhưng so với thế giới vẫn còn một bước dài để Việt Nam theo kịp. Hiện nay, một số nước tại Châu Âu, Châu Á, và Bắc Mỹ đã triển khai công nghệ 4G, một công nghệ cho phép người dùng sử dụng nhiều tính năng tiện ích cho cơng việc, giải trí với tốc độ truy cập cực nhanh. Cơng nghệ 4G có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những ứng dụng hoặc sản phẩm mới khác biệt để thu hút khách hàng hiện tại và tiềm năng. S- Telecom có thể tận dụng cơ hội phát triển của công nghệ để thực hiện chuyển đổi sang công nghệ phù hợp hơn với thị trường để thay đổi công nghệ CDMA hiện nay và đi tắt đón đầu cơng nghệ tiên tiến với các ứng dụng dịch vụ đa dạng để cạnh tranh với các đối thủ hiện nay trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH thông tin và viễn thông di động s telecom giai đoạn 2012 2020 (Trang 41 - 44)