Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH thông tin và viễn thông di động s telecom giai đoạn 2012 2020 (Trang 44 - 50)

2. Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh các mối nguy

2.2.1.2 Môi trường vi mô

Môi trường ngành TTDĐ cũng giống như hầu hết các ngành khác đều có 5 lực lượng cạnh tranh. Tuy nhiên, do đặc thù mỗi ngành có tính chất khác nhau nên mức cạnh tranh của mỗi lực lượng đối với doanh nghiệp cũng khác nhau.

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Thị trường TTDĐ Việt Nam đang trong

cuộc chiến khốc liệt dành thị phần, bằng chứng cho sự khắc nghiệt đó là EVN Telecom sau gần 6 năm thiết lập mạng lưới kinh doanh đã chịu thua lỗ kéo dài và buộc phải chuyển giao cho Viettel tiếp quản hạ tầng mạng lưới vào ngày 1/1/2012. Mới đây, tháng 4/2012, Tập đồn Viễn thơng VimpelCom (Nga) tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam cùng thương hiệu Beeline sau hơn 3 năm hoạt động trong và bán lại toàn bộ 49% cổ phần trong liên doanh cho GTel Mobile. VimpelCom rút lui do ARPU quá thấp, ARPU năm 2011 của Beeline tại Việt Nam chỉ đạt 0.7 USD vào quý III và 0.9 USD vào quý IV, thấp nhất trong số các quốc giá VimpelCom đầu tư Viễn thông Di động. Thị trường TTDĐ Việt Nam hình thành hai nhóm doanh nghiệp có thị phần chênh lệch rõ rệt, nhóm doanh nghiệp có thị phần lớn gồm Viettel, Mobifone, Vinaphone chiếm 88.6% thị phần, và còn lại 11.4% thị phần thuộc về các doanh nghiệp khác. Ba doanh nghiệp lớn của nhà nước không chế thị phần chi phối là nguy cơ đối với S-Telecom vì họ có thể liên kết với nhau để tạo ra chính sách thị trường của riêng mình khi đó S-Telecom sẽ khó cạnh tranh trong thu hút thuê bao mới.

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thơng (2012)

Hình 2.2: Thị phần (th bao) dịch vụ TTDĐ của các doanh nghiệp năm 2011

o Viettel: Viettel, cơng ty trực thuộc Bộ Quốc phịng, được chính phủ cấp

giấy phép kinh doanh các dịch vụ Viễn thông trong nước và quốc tế vào 6/1995 với vốn điều lệ 950 tỷ đồng, hiện nay Viettel có vốn điều lệ 50,000 tỷ đồng. Năm 2004 chính thức cung cấp dịch vụ TTDĐ, nhưng Viettel đã có sự phát triển thần kỳ với mức tăng trưởng năm sau luôn cao hơn gấp đôi năm trước. Đến cuối năm 2007, Viettel đã vươn lên trở thành nhà cung cấp dịch vụ TTDĐ số 1 tại Việt Nam với vùng phủ sóng và số thuê bao lớn nhất, chất lượng dịch vụ tốt. Vùng phủ sóng liên tục được mở rộng và nâng cấp mới, tính đến nay đã có hơn 51,000 trạm BTS gồm cả công nghệ 2G và 3G (ban đầu chỉ hơn 300 trạm 2G), đạt được giấy phép thử nghiệm dịch vụ băng thông rộng WiMAX (Tiêu chuẩn IEEE 802.16 cho việc kết nối Internet băng thông rộng không dây ở khoảng cách lớn). Bên cạnh đó, mạng lưới kênh phân phối đa dạng và bao phủ đến tận làng xã để cung cấp cho 100% người dân, đội ngũ nhân sự trẻ tuổi và tài năng. Viettel tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh của mình với việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài tại Campuchia, Lào, Haiti, Mozambique, đang triển khai hạ tầng tại Peru và nhiều nước khác để hướng mục tiêu có khoảng 150 triệu thuê bao toàn cầu vào năm 2015.

Nguồn: Tập đoàn Viễn Thông Quân đội (2010); Công ty TNHH Thông tin và Viễn

thông Di động S-Telecom, Khối Quản trị sản phẩm và Tiếp thị, 2011. Phân tích đối

thủ cạnh tranh và dự báo hoạt động kinh doanh. TP.HCM, tháng 12 năm 2011;

Business Monitor International (2012).

Hình 2.3: Thuê bao – Doanh thu của Viettel giai đoạn 2004-2011

o Mobifone

9 Mobifone, cơng ty con của Tập đồn VNPT, được thành lập vào ngày

16/4/1993 và là doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ TTDĐ sử dụng công nghệ GSM 900/1800. Mobifone được BTTTT cấp phép khai thác dịch vụ 3G có thời hạn 15 năm. Mạng WCDMA/HSDPA của Mobifone được đưa vào khai thác tại Việt Nam tháng 12/2009 cung cấp cho người dùng 4 dịch vụ then chốt gồm gọi điện thoại Video, Internet di động, 32 kênh TV di động, và tốt độ kết nối nhanh lên đến 7.2 Mb/giây. Đến cuối tháng 2/2010, Mobifone tuyên bố đã có 6 triệu thuê bao 3G.

9 Mobifone là nhà cung cấp mạng TTDĐ có thị phần lớn thứ 3 trên thị

trường hiện nay ở mức 17.9%, và tốc độ tăng trưởng thuê bao và doanh thu trong những năm qua ở mức cao. Vùng phủ sóng có hơn 20,000 trạm BTS 2G và 3G đã được triển khai và doanh nghiệp này ln tích cực đưa ra các chương trình khuyến mãi sáng tạo và hấp dẫn người tiêu dùng đặc biệt là các dịch vụ FastConnect 3G, FastConnect 2, và FastConnect 3. MobiFone là nhà cung cấp mạng TTDĐ duy nhất tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức.

Nguồn: Công ty Thông tin Di động Việt Nam (2010); Công ty TNHH Thông tin và

Viễn thông Di động S-Telecom, Khối Quản trị sản phẩm và tiếp thị, 2011. Phân

tích đối thủ cạnh tranh và dự báo hoạt động kinh doanh. TP.HCM, tháng 12 năm

2011; Business Monitor International (2012).

Hình 2.4: Thuê bao – Doanh thu – Lợi nhuận dịch vụ TTDĐ của Mobifone

o Vinaphone

9 Công ty Vinaphone, đơn vị thành viên hạch tốn phụ thuộc của Tập

đồn VNPT, được thành lập vào ngày 14/6/1997. Năm 1999, Vinaphone là mạng đầu tiên phủ sóng trên 100% các tỉnh, thành phố, và năm 2006 cũng là mạng di động đầu tiên thực hiện phủ sóng 100% số huyện trên địa bàn cả nước, kể cả các huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

9 Vinaphone là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 3G ra thị trường, đến tháng 3/2010 Vinaphone thơng báo đã có khoảng 7 triệu thuê bao 3G. Vinaphone giới thiệu dịch vụ di động băng thông rộng đi kèm với thiết bị USB (Univeral Serial Bus: Chuẩn kết nối các thiết bị điện tử) vào tháng 8/2010 để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và khuyến khích sử dụng nhiều hơn đối với dịch vụ 3G. Giá thiết bị USB khá mềm từ 799,000 – 999,000 VNĐ/bộ (gồm Sim) và 784,000 - 984,000 VNĐ/bộ (không Sim), và đặc biệt gần đây Vinaphone cùng với Viettel đã thực hiện phân phối máy điện thoại Iphone của Apple tại Viêt Nam để thu hút thuê bao có chỉ số ARPU cao. Thị phần của Vinaphone năm 2010 là 30.1%, tương đương khoảng 33.76 triệu thuê bao.

Nguồn: Công ty TNHH Thông tin và Viễn thông Di động S-Telecom, Khối Quản

trị sản phẩm và tiếp thị, 2011. Phân tích đối thủ cạnh tranh và dự báo hoạt động

kinh doanh. TP.HCM, tháng 12 năm 2011; Business Monitor International (2012).

Hình 2.5: Thuê bao di động Vinaphone giai đoạn 2004-2011

o Vietnamobile: Tháng 11/2006, Hutchison Telecom Group và Hanoi Telecom hợp tác thành lập HT Mobile để thiết lập mạng CDMA và triển khai dịch vụ vào tháng 1/2007. Nhà mạng này đã lắp đặt khoảng 800 trạm BTS toàn quốc và đầu tư 656 triệu USD, đây là một trong những dự án viễn thông lớn nhất tại Việt Nam, nhưng đến cuối năm 2007 chỉ đạt khoảng 200,000 thuê bao. Nhận thấy đầu tư theo công nghệ CDMA sẽ không đem lại hiệu quả trong dài hạn, vì vậy liên doanh Hutchison Telecom Group và Hanoi Telecom đã chuyển đổi công nghệ từ CDMA sang GSM với tên gọi mới Vietnamobile. Tháng 11/2008, Vietnamobile đã triển khai khoảng 5,000 BTS cho công nghệ GSM và đến quý 1 năm 2009 đã cung cấp dịch vụ trở lại. Vietnamobile cũng đã nhận được giấy phép cung cấp dịch vụ 3G và hiện nay dịch vụ này đã được triển khai đến người tiêu dùng. Con đường phát triển của Vietnamobile trong thời gian qua hết sức khó khăn nhưng do tập đồn nước ngồi có tiềm lực tài chính đã đầu tư mạnh mẽ để Vietnamobile quay lại thị trường tương đối thành công. Thị phần thuê bao của Vietnamobile chiếm 8.0%, đứng thứ 4 trên thị trường.

o GTEL Mobile

9 Được thành lập ngày 8/7/2008 trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa

những Tập đồn Viễn thơng hàng đầu ở Đơng Âu và Trung Á, GTEL Mobile là công ty liên doanh chuyên cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE. Tháng 7/2009, GTEL Mobile chính thức khai trương tại Việt Nam với thương hiệu Beeline cùng sản phẩm đầu tiên là gói cước BigZero.

9 GTEL Mobile thực hiện các chương trình tiếp thị mạnh mẽ để thâm nhập thị trường bằng cách đưa ra các gói cước siêu rẻ như Big Zero và Big & Cool với giá cước nội mạng chỉ 0 đồng từ phút thứ 2, gói cước Tỷ phú cho phép thuê bao gọi nội mạng miễn phí 1 tỷ đồng trong vịng 10 năm, và nhiều chương trình hấp dẫn khác. Khuyến mãi “khủng” của GTEL Mobile thúc đẩy thuê bao của nhà mạng này sử dụng nhiều hơn nhưng chủ yếu là doanh thu khuyến mãi vì vậy ARPU của GTEL Mobile chỉ khoảng 1 USD, thấp hơn nhiều so với mức ARPU từ 4 - 5 USD của các doanh nghiệp TTDĐ lớn. ARPU thấp đi kèm với cạnh tranh tăng cao, thị trường tiến tới bão hịa là những lý do chính khiến VimpelCom đã bán hết 49% cổ phần cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Truyền dẫn và dịch vụ hạ tầng GTEL vào ngày 23/4/2012. Như vậy GTEL Mobile đã trở thành công ty 100% vốn nhà nước, và những khó khăn về tài chính để vận hành, triển khai hệ thống mở rộng là rất khó khăn. Thị phần GTEL Mobile tính đến cuối tháng 12/2010 chỉ chiếm 3.2% một mức thị phần quá thấp so với chi phí đầu tư đã bỏ ra trong thời gian qua.

o Đông Dương Telecom và VTC: Đông Dương và VTC là hai Mạng di động Ảo (doanh nghiệp không phải xây dựng hệ thống trạm truy cập vô tuyến của

mình mà dùng chung cơ sở hạ tầng với các nhà khai thác di động khác, nhưng doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống liên quan đến mạng lõi, dịch vụ, cước phí, chăm sóc và phát triển thuê bao của mình). Mặc dù được cấp phép khá lâu, Đông

Dương được cấp phép vào ngày 19/8/2009 và VTC được cấp phép ngày 22/6/2010, nhưng đến nay hai doanh nghiệp này vẫn chưa cung cấp dịch vụ TTDĐ ra thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp TTDĐ hiện tại để mở rộng thị phần ngày càng khắc nghiệt thì câu trả lời về thời điểm triển khai dịch vụ của 2 doanh nghiệp này vẫn còn bỏ ngõ.

Bảng 2.2: Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh có hạ tầng mạng

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

Vi

et

tel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH thông tin và viễn thông di động s telecom giai đoạn 2012 2020 (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)