Các giải pháp thực hiện chiến lược đưa ra 3.2.2.1 Giải pháp liên doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH thông tin và viễn thông di động s telecom giai đoạn 2012 2020 (Trang 79 - 80)

- Ra đời muộn nên khó khăn trong thu hút thuê bao mới.

4 Hệ thống thông tin quản trị khá tốt Thị phần quá nhỏ

3.3.2 Các giải pháp thực hiện chiến lược đưa ra 3.2.2.1 Giải pháp liên doanh

3.2.2.1 Giải pháp liên doanh

Giải pháp liên doanh được đưa ra để thực hiện chiến lược liên doanh. Dựa theo chính sách nhà nước cho phép doanh nghiệp TTDĐ được liên doanh với doanh nghiệp Viễn thông nước ngồi, S-Telecom chuyển đổi từ hình thức BCC sang cơng ty Liên doanh với hai bên góp vốn hiện nay là SPT và SK Telecom (khoảng 20%). SK Telecom có vốn góp dựa trên giá trị tài sản cịn khấu hao trước đây nhưng đã khơng cịn tham gia vào hoạt động của cơng ty, trong khi đó SPT khơng mạnh về tài chính nên việc triển khai kinh doanh hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình thực tế hiện nay, S-Telecom cần thiết phải kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngồi mà ưu tiên chính là các công ty viễn thông lớn trên thế giới có tiềm lực tài chính và cơng nghệ tiên tiến phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thế giới, trình độ quản trị cao để vực dậy hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty. S-Telecom phải tìm được người lãnh đạo có uy tín và quan hệ rộng với các tập đồn viễn thơng thế giới để kêu gọi vốn đầu tư tốt và nhanh hơn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo này có hiểu biết sâu sắc về công nghệ để lựa chọn đối tác phù hợp với định hướng phát triển chung của công ty.

Doanh nghiệp nước ngoài khi hợp tác với S-Telecom có thể góp vốn trực tiếp để tạo thành liên doanh gồm 3 bên (2 phía góp vốn đã có là SPT, SK Telecom) hoặc mua lại tỷ lệ phần vốn của SK Telecom. Bên liên doanh mới có thể mua thêm phần vốn của S-Telecom để nắm tỷ lệ khống chế theo tỷ lệ 60:40 và tham gia sâu vào hoạt động quản lý.

Trong điều kiện thị trường các doanh nghiệp lớn đang áp đảo về thị phần, cộng với điều kiện kinh doanh của S-Telecom trong thời gian qua không được thuận lợi nên để kêu gọi vốn đầu tư nước ngồi thành cơng, S-Telecom phải chuẩn bị một số thay đổi trong giấy phép kinh doanh hiện nay:

- Quyết định của chính phủ cho phép chuyển đổi công nghệ từ CDMA sang công nghệ phù hợp hơn.

- Cấp tần số phù hợp cho công nghệ mới và băng tần rộng hơn cho việc triển khai các dịch vụ ứng dụng công nghệ cao.

S-Telecom liên doanh với công ty viễn thông quốc tế có tiềm lực tài chính và cơng nghệ tiên tiến phù hợp với thị trường Việt Nam sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn tài chính, đồng thời cải thiện được công tác quản trị và hoạt động kinh doanh đang yếu kém hiện nay của S-Telecom.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH thông tin và viễn thông di động s telecom giai đoạn 2012 2020 (Trang 79 - 80)