Thực tế kinh doanh rượu vang ngoại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kênh phân phối công ty TNHH MTV mây vàng đến năm 2020 (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Đặc điểm kinh doanh phân phối rượu vang tại Việt Nam

1.3.1. Thực tế kinh doanh rượu vang ngoại tại Việt Nam

Kinh doanh rượu vang tại thị trường Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Các loại rượu vang nhập khẩu phải chịu nhiều loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT)… Những thuế này đã làm hạn chế sự phát triển rượu vang trên thị trường nội địa.

Rượu vang thường được nhập từ các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Đại dương. Rượu vang vào Việt Nam thì giá rượu đã cao lên nhiều lần so với giá thực tế của sản phẩm đó tại nước sở tại. Hiện tại, bộ tài chính đang cân nhắc việc tăng thuế

24

tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng.

Rượu là mặt hàng khơng khuyến khích tiêu dùng nhưng những lợi ích về sức khỏe của rượu vang là điều hiển nhiên, cần được quan tâm. Nếu so sánh giá trị nhập khẩu rượu vang với các loại rượu mạnh khác, thì rượu vang là mặt hàng có giá trị dinh dưỡng và y học cao hơn nhiều.

Hiện nay, Việt Nam chưa sản xuất được nhiều sản phẩm rượu vang nho chất lượng. Mức độ quy hoạch sản xuất nho ở nước ta vẫn còn manh mún và chất lượng khá thấp. Việt Nam có hai vùng trồng nho nổi tiếng là Ninh Thuận và Lâm Đồng. Tuy nhiên, vùng trồng nho Ninh Thuận chủ yếu là nho để ăn, còn ở Đà lạt (Lâm Đồng) cây nho chỉ mới được quy hoạch nên chưa phát triển nhiều. Ngoài ra, các giống nho của Việt Nam chưa được chú trọng nhiều, thổ nhưỡng và khí hậu nước ta cũng khơng thích hợp cho phát triển nghề trồng nho và làm rượu vang. Vì vậy, rượu vang vẫn phải nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo Hiệp hội Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam VBA, rượu vang tiêu thụ hàng năm ở nước ta khoảng 30-32 triệu lít/năm, nhưng tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, do giá thành cao và tập quán quen dùng rượu mạnh của người tiêu dùng Việt Nam. Người Việt chưa có văn hóa rượu vang, nên việc hiểu biết về vang, về nho, cách dùng vang đến văn hóa giao tiếp, ứng xử với vang cũng là điều cần phải từng bước để người tiêu dùng quen thuộc. Đây là vấn đề cần sự kết hợp, lựa chọn của xã hội, đặc biệt là các nhà quản lý chính sách, những chuyên gia, những nhà nhập khẩu cần có tiếng nói chung để người tiêu dùng tiếp cận với văn hóa rượu vang một cách dễ dàng và đơn giản.

Việc mở rộng và phát triển rượu vang còn nhiều mâu thuẫn. Theo các nhà y học và dinh dưỡng thì vang có lợi cho sức khỏe, nhưng với các các nhà làm chính sách, các chuyên gia về ngân sách, về xã hội và giáo dục thì cho rằng rượu là sản phẩm ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội như: tai nạn giao thông, sức khỏe, tệ nạn… Vì thế, sự thay đổi để phát triển thị trường rượu vang vẫn là vấn đề nan giải. Thực tế, rượu gắn liền với đời sống con người, có mặt trong cuộc sống hàng ngày, như

25

trong các dịp Lễ, Tết,... Vì thế, thưởng thức rượu cần được tuyên truyền, giáo dục để người tiêu dùng ngày một sử dụng đúng cách hơn, văn hóa hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kênh phân phối công ty TNHH MTV mây vàng đến năm 2020 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)