2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển
2.4.1 Kết quả đạt đƣợc
Chính sách tín dụng ban hành chính sách tín dụng, định hướng cấp tín dụng chi
tiết đến hai khối KHCN và KHDN và chi tiết đến ngành nghề cấp tín dụng. Việc ban hành chính sách tín dụng chi tiết đến từng ngành nghề của HDBank giúp các ĐVKD dễ dàng nắm bắt định hướng hoạt động cấp tín dụng theo mục tiêu của NH, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ, chủ trương của Chính phủ, NHNN nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng. Xác định phân khúc KH cấp tín dụng mục tiêu, các mục đích khuyến khích vay vốn, hạn chế, kiểm sốt. Việc áp dụng chính sách tín dụng vào thực tế kinh doanh sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu thời gian lãng phí vào những lĩnh vực kinh doanh mà Ngân hàng khơng khuyến khích phát triển, tăng cường kiểm soát rủi ro ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, tăng năng suất lao động, hiệu quả hoạt động bằng cách hạn chế tiếp thị đối với những doanh nghiệp không đáp ứng những yêu cầu cho vay theo định hướng, đồng thời tập trung tiếp thị các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng trong tương lai.
Mơ hình phê duyệt tín dụng tập thể phân cấp theo đúng năng lực của ban điều
hành trên cơ sở đánh giá rủi ro có thế chấp nhận được. Việc phân chia trách nhiệm, nhiệm vụ và nguyên tắc phê duyệt được quy định đầy đủ, chi tiết. Ngoài ra, việc hạn chế thẩm quyền phê duyệt cá nhân sẽ nâng cao tính khách quan trong việc phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng. Hạn chế rủi ro xảy ra tình trạng phê duyệt thiếu đi tính độc lập, khách quan và mang nặng cảm tính của cá nhân người phê duyệt.
Ngồi ra, việc phân cấp Hội đồng Tín dụng theo từng vùng giúp cơ quan phê duyệt đánh giá đúng tình hình trên cơ sở am hiểu thị trường và đặc điểm từng vùng, giảm thiểu rủi ro do không nắm bắt thông tin đặc điểm kinh tế từng vùng.
Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu tất toán,
lưu hồ sơ. Phân công trách nhiệm đến từng nhân viên phụ trách cũng như cấp quản lý trực tiếp. Việc phân công yêu cầu sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, tránh tình trạng chỉ có CV QHKH nắm hồ sơ và ảnh hưởng tính khách quan trong việc đánh giá khách hàng, quản lý khách hàng. Ngoài ra, việc kiểm sốt rủi ro theo một quy trình chuẩn và đồng bộ, hỗ trợ quản lý dữ liệu cho việc phân tích, đánh giá chiến lược hiệu quả và chính xác.
Mơ hình xếp hạng tín dụng khách hàng
Cùng với quy trình phê duyệt TD tập trung, HDBank đã triển khai mơ hình đánh giá rủi ro TD định tính và định lượng. Hệ thống XHTDNB của HDBank sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng trên cơ sở bộ giá trị chuẩn đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau. Việc phân chia nhóm ngành và xếp hạng tín dụng này giúp HDBank có cái đánh giá tổng quan về khách hàng vay vốn. Theo quy trình XHTD, CV QHKH vừa tìm kiếm KH, vừa thực hiện thẩm định KH thông qua việc đánh giá kết quả XHTDNB. Để han chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố chủ quan của người đánh giá, hệ thống xếp hạng đã được thiết kế để có những kiểm soát chặt chẽ đối với vấn đề này, như:
Các chỉ tiêu phi tài chính được thiết kế chi tiết thành một bộ tiêu chí để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình đánh giá. Các thơng tin phi tài chính sẽ phải được xác nhận bởi các tài liệu và thơng tin lưu trong hồ sơ tín dụng.
HDBank có cơ chế thưởng phạt khách quan đi kèm với Hệ thống này. Qua đó, những hành vi cố tính đánh gía sai lệch tình hình của khách hàng sẽ được điều chỉnh chặt chẽ.
Khi XHTD cho khách hàng, CV QHKH khơng thể nhìn thấy được điểm số ở từng câu hỏi và kết quả cuối cùng sau khi đã phê duyệt ra kết quả chấm điểm. CV QHKH hoàn tồn khơng thể can thiệp vào kết quả chấm điểm tín dụng KH sau khi ban lãnh đạo đã phê duyệt và chấm điểm tín dụng cho KH. Trưởng ĐVKD khơng nhìn thấy được điểm số ở từng câu trả lời mà chỉ nhận được kết quả cuối cùng khi hoàn tất toàn bộ câu hỏi. Điều này sẽ giảm thiểu được rủi ro chấp nhận KH không đủ tiêu chuẩn để cho vay . Trong trường hợp cần phải điều chỉnh kết quả XHTDNB, các ĐVKD phải làm phiếu yêu cầu gửi về Hội Sở và phịng Kiểm tốn tn thủ, bộ phận giám sát, phòng QL & HTTD sẽ rà soát chi tiết và đánh giá trước khi cho điều chỉnh các tiêu chí đánh giá khách hàng nếu trong trường hợp việc kiểm tra cho thấy việc điều chỉnh là phù hợp.
Mơ hình XHTD là cơ sở để HDBank báo cáo NHNN về tình hình phân loại nợ, nhóm nợ nên việc kiểm soát, đánh giá và yêu cầu thực hiện là rất nghiêm ngặt.