Danh mục tài sản nhận thế chấp
HDBank ban hành danh mục các tài sản được chấp nhận là TSBĐ và danh mục hồ sơ pháp lý tối thiểu cần phải cung cấp cho phòng Thẩm định giá khi yêu cầu định giá tài sản. Danh mục hồ sơ hồ sơ cần cung cấp theo phụ lục 08.
Phân loại tài sản đảm bảo
HDBank phân loại tài sản đảm bảo tiền vay từ cao xuống thấp thành 05 loại A, B, C, D, E dựa trên tính pháp lý, khả năng quản lý, phát mãi và các yếu tố khác theo quy định của HDBank gồm:
Tài sản đảm bảo loại A (theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: A1; A2; A3) là tài sản
rất dễ chuyển đổi thành tiền và đảm bảo sự an toàn cao.
Tài sản đảm bảo loại B (theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: B1; B2) là tài sản dễ
chuyển đổi thành tiền và đảm bảo sự an toàn tương đối cao.
Tài sản đảm bảo loại C (theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: C1; C2) là tài sản dễ
chuyển đổi thành tiền nhưng đảm bảo sự an tồn khơng cao hoặc đảm bảo sự an tồn tương đối cao nhưng lại khó chuyển đổi thành tiền.
Tài sản đảm bảo loại D (theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: D1; D2) là tài sản khó
chuyển đổi thành tiền hoặc dễ chuyển đổi thành tiền nhưng đảm bảo sự an toàn thấp.
Tài sản đảm bảo loại E (theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: E1; E2) là tài sản rất
khó chuyển đổi thành tiền hoặc đảm bảo sự an tồn thấp.
HDBank khuyến khích nhận tài sản đảm bảo loại A và B, khơng khuyến khích
nhận tài sản đảm bảo loại D và E.
Tùy theo tính chất của từng loại TSBĐ, NH sẽ áp dụng tỷ lệ cấp TD so với giá trị TSBĐ phù hợp. Tỷ lệ cấp TD tối đa đối với từng loại TSBĐ được Tổng Giám đốc quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Chi tiết phân loại TSBĐ theo phụ lục 09.
Phân chia trách nhiệm định giá TSBĐ
Việc định giá TSBĐ của HDBank được phân chia trách nhiệm cho các phòng ban, bộ phận chức năng như sau:
Phòng Thẩm định giá Hội sở: Trực tiếp thực hiện thẩm định giá các tài sản theo quy định của HDBank. Cung cấp, niêm yết giá cả và các thông tin dữ liệu cần thiết của các loại tài sản, hỗ trợ các ĐVKD về thẩm định giá. Chịu trách nhiệm về Kết quả thẩm định giá, Kết quả kiểm tra kết quả/ Chứng thư thẩm định giá của Phòng.
Phòng Đầu tư hội sở: Thẩm định giá các tài sản như chứng khốn chưa niêm yết và giấy tờ có giá.
Phối hợp với ĐVTĐG thực hiện việc Thẩm định giá, Kiểm tra Kết quả/Chứng thư thẩm định giá Tài sản bảo đảm đối với các hồ sơ tín dụng tại đơn vị đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và khơng gây phiền hà cho khách hàng
Phịng Tái thẩm định HO:
Tái thẩm định tài sản bảo đảm, BCTĐG Tài sản bảo đảm của ĐVTĐG và Đơn vị thuê ngoài đối với các hồ sơ cấp tín dụng tái thẩm định
Tiếp nhận thẩm định các hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của ĐVKD đã hồn thành theo quy định. Trường hợp xét thấy việc phê duyệt tín dụng bắt buộc phải có kết quả thẩm định giá thì phải yêu cầu ĐVKD và đơn vị liên quan hồn thành việc thẩm định giá trước khi trình hồ sơ cho Cấp phê duyệt tín dụng
Việc định giá tài sản đảm bảo phải được thực hiện trên cơ sở phương pháp khoa học, đảm bảo tính khách quan, chính xác, kịp thời, phù hợp với các quy định của pháp luật và quy định của HDBank.
Quy trình định giá tài sản đảm bảo (phụ lục 10) 2.3.5 Quy trình kiểm tra và giám sát sử dụng vốn vay
Kiểm tra sau khi cấp tín dụng: do CV QHKH và CV QL&HTTD thực hiện Trong vòng 30 ngày sau khi giải ngân, CV QHKH phối hợp CV QL&HTTD đi kiểm tra thực tế khách hàng (Trong đó, CV QHKH kiểm tra thực tế việc sử dụng tiền vay của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn ban đầu, QL&HTTD kiểm tra tài sản bảo đảm, hoạt động kinh doanh, nguồn thu nhập trả nợ và tình hình thực hiện phương án kinh doanh)
Việc kiểm tra phải lập thành “Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay” theo mẫu đính kèm và chuyển cấp thẩm quyền (TP/PP.QHKH và TP/PP QL&HTTD) kiểm sốt và có ý kiến phù hợp.
Định kỳ 3 tháng (KHDN), 6 tháng (KHCN), CV QHKH đi kiểm tra tình hình của khách hàng, tình hình TSBĐ và lập “Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay” nêu trên và chuyển TP/PP QHKH kiểm sốt và có ý kiến phù hợp, kịp thời (nếu có)
CV QHKH theo dõi, giám sát thị trường liên quan đến khách hàng, tình hình hoạt động của khách hàng và tình hình thanh tốn nợ vay (truy suất số liệu trên Symbol). Trường hợp khách hàng suy giảm khả năng trả nợ so với “ Phương án vay vốn” và “Tờ trình thẩm định” ban đầu thì có thể đề xuất phù hợp, kịp thời đến Ban lãnh đạo ĐVKD để xử lý.
CV GSTX giám sát, theo dõi các khoản vay và đưa ra cảnh báo hoặc yêu cầu ĐVKH giải trình và bổ sung hồ sơ theo quy định của HDBank
Thẩm định giá lại: CV QL&HTTD và CV TĐG thực hiện
Vào thời điểm thẩm định giá lại TSBĐ theo quy định (hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng), ĐVKD thực hiện thẩm định lại giá trị TSBĐ theo định hiện hành của HDBank về định giá lại TSBĐ nhằm đảm bảo tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị TSBĐ và có đề xuất phù hợp, kịp thời đến Ban lãnh đạo ĐVKD để xử lý:
Trường hợp thuộc thẩm quyền định giá tại ĐVKD , thì CV QL&HTTD thực hiện thẩm định giá lại
Trường hợp thuộc thẩm quyền thẩm định giá tại Hội sở, thì CV QL&HTTD lập “Phiếu yêu cầu định giá lại” và gửi Phòng thẩm định giá/ Phòng đầu tư để tiến hành định giá lại
Quản lý danh mục: Trưởng phòng QHKH thực hiện
Thực hiện truy xuất và phân tích danh mục các khoản cấp tín dụng tại ĐVKD (theo đối tượng, loại tiền, ngành nghề, mục đích vay…) và có đề xuất (nếu có) đến Ban lãnh đạo ĐVKD để xử lý, nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù địa bàn, chính sách khách hàng của HDBank
Phân loại nợ: CV QHKH, CV QLRR, Lãnh đạo ĐVKD
Trong tháng cuối của mỗi quý, CV QHKH thực hiện cập nhật thông tin khách hàng và chấm điểm tín dụng trên hệ thống Symbol và in ra “Bảng kết quả xếp hạng tín dụng” theo quy định hiện hành về xếp hạng tín dụng
Trên cơ sở kết quả chấm điểm tín dụng nêu trên, phối hợp với CV QLRR thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành của HDBank
2.3.6 Quy trình theo dõi, giám sát và xử lý nợ có vấn đề
HDBank đã ban hành quyết định số 1416/2013/QĐ – TGĐ ngày 05/10/2013 về quy trình xử lý nợ trong đó quy định rõ ràng về việc theo dõi, giám sát và xử lý nợ có vấn đề. Quyết định này được ban hành và hướng dẫn phù hợp với quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà Nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng đề xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
Nguyên tắc thu hồi nợ:
Nợ có vấn đề phải được thu hồi đầy đủ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, lãi phạt, phí và các khoản phải trả khác (nếu có). Những trường hợp miễn, giảm lãi tiền vay, sử dụng dự phịng đã trích để xử lý rủi ro tín dụng… phải tuân theo quy chế xử lý rủi ro tín dụng.
Việc thu hồi nợ phải đảm bảo hiệu quả trên cơ sở số nợ thu hồi được và chi phí bỏ ra để thu hồi số nợ đó.
Phân luồng các biện pháp xử lý nợ có vấn đề: là việc đánh giá và phân loại
khoản nợ theo các hướng xử lý phù hợp với mức độ rủi ro; đảm bảo thu hồi các khoản nợ đó trên cơ sở hạn chế rủi ro phát sinh và thu hồi nợ vay sớm nhất.
Phân luồng theo hướng tự thu nợ: là việc phân loại các khoản nợ có vấn đề có khả năng thu nợ trên cơ sở trình tự thơng thường (chưa cần thiết các biện pháp tài chính hoặc tố tụng)
Đôn đốc thu hồi nợ: biện pháp được áp dụng đối với khách hàng có thiện chí trả nợ, khơng né tránh tiếp xúc, có thái độ hợp tác với nhân viên ngân hàng, cung cấp đầy đủ thơng tin, thơng tin chính xác, đáng tin cậy;… Khách hàng có khả năng trả nợ, thể hiện bằng việc khách hàng có nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên, đủ để trả nợ hoặc chỉ gặp khó khăn tạm thời trong thời gian ngắn. Tài sản đảm bảo đủ hoặc dư đảm bảo cho khoản vay, không bị ngăn chặn hoặc tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay gia hạn nợ đối với các khoản nợ vay cho khách hàng; biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khách hàng
khơng có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận nhưng được NH đánh giá là có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ sau khi cơ cấu lại.
Phân luồng giải pháp tài chính (bao gồm bổ sung, thay thế, bán tài sản,…): là việc
phân loại các khoản nợ có vấn đề có dấu hiệu rủi ro cao cần giám sát đặc biệt và nguồn thu của khách hàng chỉ đến từ việc thanh lý tài sản (bao gồm tài sản đang thế chấp hoặc chưa thế chấp cho ngân hàng). Khách hàng có thiện chí hợp tác trong việc xử lý tài sản và thanh toán nợ vay cho ngân hàng.
Khách hàng tự bán tài sản có sự giám sát của Ngân hàng
Nhận tài sản đảm bảo tiền vay thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
Ủy quyền cho NH hay bên thứ 03 bán tài sản trên cơ sở đồng ý của NH.
Chuyển nợ thành vốn góp
Bán nợ
Sử dụng dự phịng đã trích để xử lý rủi ro tín dụng
Phân luồng giải pháp tố tụng: là việc phân loại các khoản nợ có vấn đề có dấu hiệu
đặc biệt nghiêm trọng, hoạt động kinh doanh của khách hàng ngưng trệ, khách hàng khơng cịn nguồn thu nào khác và có thái độ khơng hợp tác trong việc trả nợ cho NH.
Ưu tiên giải quyết theo con đường tố tụng dân sự
Đối với những hồ sơ xử lý nợ có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nhưng khách hàng và/hoặc các bên liên quan có thiện chí hợp tác, có khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo cho việc thu hồi đủ nợ vay thì ưu tiên giải quyết theo con đường tố tụng dân sự trước. Trường hợp khách hàng không hợp tác và/hoặc khơng có đủ tài sản đảm bảo cho việc thanh toán nợ vay sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền đề nghị xử lý hình sự.
Ưu tiên hòa giải thành trong con đường tố tụng dân sự
Người xử lý hồ sơ khi được ủy quyền vụ việc có trách nhiệm theo dõi tiến độ xử lý để có hướng giải quyết hợp lý, kịp thời và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền nhằm nhanh chóng thu hồi nợ.
2.3.7 Kiểm tra tính tn thủ
Khối kiểm tốn nội bộ là đơn vị trực thuộc HĐQT, chịu sử chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát và phụ trách hoạt động kiểm toán nội bộ, thực hiện các nhiệm vụ:
Kiểm tra, rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát tuân thủ, nhằm cải tiến và hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ.
Thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải thiện và hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tuy nhiên khơng vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan.
Đảm bảo an tồn bảo mật thơng tin và hoạt động liên tục của hệ thống. Đưa ra các ý kiến tham mưu nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định góp phần bảo đảm NH hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật.
2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1 Kết quả đạt đƣợc
Chính sách tín dụng ban hành chính sách tín dụng, định hướng cấp tín dụng chi
tiết đến hai khối KHCN và KHDN và chi tiết đến ngành nghề cấp tín dụng. Việc ban hành chính sách tín dụng chi tiết đến từng ngành nghề của HDBank giúp các ĐVKD dễ dàng nắm bắt định hướng hoạt động cấp tín dụng theo mục tiêu của NH, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ, chủ trương của Chính phủ, NHNN nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng. Xác định phân khúc KH cấp tín dụng mục tiêu, các mục đích khuyến khích vay vốn, hạn chế, kiểm sốt. Việc áp dụng chính sách tín dụng vào thực tế kinh doanh sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu thời gian lãng phí vào những lĩnh vực kinh doanh mà Ngân hàng khơng khuyến khích phát triển, tăng cường kiểm soát rủi ro ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, tăng năng suất lao động, hiệu quả hoạt động bằng cách hạn chế tiếp thị đối với những doanh nghiệp không đáp ứng những yêu cầu cho vay theo định hướng, đồng thời tập trung tiếp thị các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng trong tương lai.
Mơ hình phê duyệt tín dụng tập thể phân cấp theo đúng năng lực của ban điều
hành trên cơ sở đánh giá rủi ro có thế chấp nhận được. Việc phân chia trách nhiệm, nhiệm vụ và nguyên tắc phê duyệt được quy định đầy đủ, chi tiết. Ngoài ra, việc hạn chế thẩm quyền phê duyệt cá nhân sẽ nâng cao tính khách quan trong việc phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng. Hạn chế rủi ro xảy ra tình trạng phê duyệt thiếu đi tính độc lập, khách quan và mang nặng cảm tính của cá nhân người phê duyệt.
Ngoài ra, việc phân cấp Hội đồng Tín dụng theo từng vùng giúp cơ quan phê duyệt đánh giá đúng tình hình trên cơ sở am hiểu thị trường và đặc điểm từng vùng, giảm thiểu rủi ro do không nắm bắt thông tin đặc điểm kinh tế từng vùng.
Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu tất tốn,
lưu hồ sơ. Phân cơng trách nhiệm đến từng nhân viên phụ trách cũng như cấp quản lý trực tiếp. Việc phân công yêu cầu sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, tránh tình trạng chỉ có CV QHKH nắm hồ sơ và ảnh hưởng tính khách quan trong việc đánh giá khách hàng, quản lý khách hàng. Ngoài ra, việc kiểm sốt rủi ro theo một quy trình chuẩn và đồng bộ, hỗ trợ quản lý dữ liệu cho việc phân tích, đánh giá chiến lược hiệu quả và chính xác.
Mơ hình xếp hạng tín dụng khách hàng
Cùng với quy trình phê duyệt TD tập trung, HDBank đã triển khai mơ hình đánh giá rủi ro TD định tính và định lượng. Hệ thống XHTDNB của HDBank sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng trên cơ sở bộ giá trị chuẩn đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau. Việc phân chia nhóm ngành và xếp hạng tín dụng này giúp HDBank có cái đánh giá tổng quan về khách hàng vay vốn. Theo quy trình XHTD, CV QHKH vừa tìm kiếm KH, vừa thực hiện thẩm định KH thông qua việc đánh giá kết quả XHTDNB. Để han chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố chủ quan của người đánh giá, hệ thống xếp hạng đã được thiết kế để có những kiểm soát chặt chẽ đối với vấn đề này, như:
Các chỉ tiêu phi tài chính được thiết kế chi tiết thành một bộ tiêu chí để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình đánh giá. Các thơng tin phi tài chính sẽ phải được xác nhận bởi các tài liệu và thơng tin lưu trong hồ sơ tín dụng.
HDBank có cơ chế thưởng phạt khách quan đi kèm với Hệ thống này. Qua đó,