Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (Trang 37)

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

2.1.3.1 Chiến lƣợc kinh doanh

Hồn thiện chương trình tái cấu trúc. Xây dựng các hệ thống quản trị nội bộ với sự hỗ trợ của các ứng dụng CNTT, trên nguyên tắc an toàn, đúng pháp luật và tuân thủ các qui định hiện hành.

Đẩy mạnh tiến độ mở rộng mạng lưới, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới. Triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ.

Xây dựng mơ hình Ngân hàng Đầu tư, trọng tâm là khối Nguồn vốn và Kinh doanh Tiền tệ với công cụ là các cơng ty trực thuộc HDBank như cơng ty chứng khốn, công ty quản lý quỹ… Xây dựng các phương án đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác mang lại hiệu quả cao. Đa dạng hóa các mơ hình đầu tư.

Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, đồng bộ trên toàn hệ thống. Phát triển thương hiệu trở thành thương hiệu mạnh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

2.1.3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh

Từ năm 2009 đến năm 2013, mặc dù có nhiều khó khăn về kinh tế và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, cùng với các biện pháp mạnh hạn chế các hoạt động đầu tư, kiểm soát trần lãi suất huy động và cho vay,... nhưng về cơ bản NH đã hoàn thành các chỉ tiêu tài chính,phi tài chính mà HĐQT và Đại hội đồng cổ đông đã giao.

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động chính của HDBank

ĐVT: tỷ đồng; (%) STT Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng tài sản 19.127 34.389 45.025 52.783 86.227 2 Nguồn vốn huy động 17.119 30.494 39.684 46.368 76.304

3 Dư nợ cho vay 8.231 11.728 13.848 21.148 44.03 4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,10% 0,83% 1,63% 2,35% 3,67% 5 Lợi nhuận trước thuế 255 351 566 427 240 6 Vốn điều lệ 1.550 2.000 3.000 5.000 8.100 7 Vốn chủ sở hữu 1.796 2.358 3.548 5.394 8.600

8 Tỷ suất lợi nhuận rịng trên tài

sản bình qn (ROA) 1,54% 1,13% 1,06% 0,9% 0,57%

9

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)

12% 16,98% 14,27% 9,12% 5,66%

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank giai đoạn 2009 – 2013)

 Hoạt động huy động vốn

Năm 2009, tuy gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ năm 2008 nhưng HDBank vẫn không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm huy động hấp dẫn đồng thời việc đưa vào sử dụng hệ thống Core Banking nhằm duy trì và phát triển nguồn vốn huy động của ngân hàng. Lãi suất huy động vốn đã dần ổn định hơn trong năm 2009, tuy nhiên do lãi suất thấp và thị trường xuất hiện thêm nhiều kênh đầu tư hấp dẫn như chứng khoán, bất động sản, vàng nên dẫn đến nguồn vốn huy động từ khối KHCN giảm 3% . Thêm vào đó, cuộc chạy đua giữa các NH đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút KH khiến thị trường cạnh tranh ngày càng sôi động hơn. Tuy đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như vậy, nhưng nguồn vốn huy động từ KH luôn giữ được ổn định và tăng đều.

Năm 2010, hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn, lãi suất về huy động vốn đột ngột đảo chiều và tăng mạnh vào cuối năm. Lãi suất của HDBank luôn tuân thủ theo quy định của NHNN và điều chỉnh linh hoạt theo thị trường. Nhờ sự sáng tạo, đa dạng hóa các sản phẩm tiết kiệm mang nhiều lợi ích và linh hoạt cho khách hàng nên tổng huy động vốn năm 2010 tăng 78,13% so với năm 2009. Đồng thời tăng cường công tác quan

hệ về nguồn vốn với các ngân hàng bạn nhằm tăng cường hiệu quả huy động nguồn vốn rẻ nên đã làm cho nguồn vốn huy động từ KH vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng tốt.

Hoạt động huy động vốn năm 2011 gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh về huy động vốn ngày càng gay gắt, đặc biệt là thời điểm cuối năm, nên huy động đã sụt giảm một thời gian và chững lại ở thời điểm cuối năm. HDBank đã chú trọng trong việc cạnh tranh ở chất lượng và sản phẩm dịch vụ. Tổng nguồn vốn huy động của HDBank đến cuối năm 2011 là 39.684 tỷ đồng, tăng 9.190 tỷ đồng so với cuối năm 2010, tương ứng tăng 30%.

Bước sang năm 2012, tình hình huy động vốn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh về mức định hướng của NHNN, giảm từ 3 – 6% so với năm 2011. Ngoài các kế hoạch chiến lược chung toàn ngành NH, HDBank triển khai các chương trình khuyến mãi huy động lớn trong năm, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, phù hợp chủ trương NHNN và cạnh tranh thị trường. Nhờ đó, tốc độ huy động vốn năm 2012 của HDBank tiếp tục tăng so với năm 2011, đạt 46.368 tỷ đồng, tăng khoảng 16.84%.

Năm 2013, với nền tảng vốn có, HDBank ln hướng tới mục tiêu cải tiến, đa dạng hóa, phong phú, linh hoạt sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng cao nhất lợi ích khách hàng đồng thời đồng hành với cả khó khăn của khách hàng. Ngồi ra, năm 2013 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của HDBank khi tiến hành sáp nhập với DaiABank, tổng huy động cuối năm 2013 đạt 76.304 tỷ đồng.

 Hoạt động tín dụng

Năm 2011 hoạt động TD và đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi định hướng và xác định lại KH mục tiêu khi Nghị quyết 11/NQ-CP và Chỉ thị số 01/CT- NHNN của NHNN được ban hành. Với đặc thù một NH bán lẻ, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của DN vừa và nhỏ và KHCH, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với cá nhân trong đó cho vay mua nhà, cho vay mua ơ tô và cho vay tiêu dùng khác chiếm tỷ trọng rất lớn. Phần lớn các khoản cho vay phi sản xuất nói trên là cho vay trung dài hạn,vì vậy việc giảm nhanh tỷ trọng cho vay phi sản xuất về mức yêu cầu của NHNN là việc rất khó khăn. Trước bối cảnh đó, HDBank đã điều chỉnh lại một số chỉ tiêu kinh doanh phù

hợp. Trong đó, chỉ tiêu tăng trưởng TD không quá 20% để đảm bảo thực hiện theo yêu cầu của NHNN. Thực tế đến thời điểm 31/12/2011,tổng dư nợ cho vay đạt 13.848 tỷ đồng, tăng 2.120 tỷ đồng so với cuối năm 2010, tương ứng tăng 18,08% phù hợp với lộ trình tăng trưởng TD và đưa tỷ trọng cho vay phi sản xuất về mức dưới 16%, đáp ứng đúng yêu cầu của NHNN. Tuy nhiên, thực hiện chính sách của Chính phủ và NHNN, HDBank đưa ra các gói cho vay hỗ trợ DN với mức lãi suất 17 – 19% và đã tạo được những hiệu ứng tích cực đối với các DN sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ hải sản.

Năm 2012, được NHNN chấp thuận việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 lên đến 30%, HDBank tiếp tục duy trì định hướng hoạt động TD theo chỉ đạo của NHNN là ưu tiên tài trợ đối với các KH có hoạt động xuất khẩu, các KH vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, vay vốn lưu động đối với DN vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, và các đối tượng cho vay không hạn chế. Đồng thời tiếp tục triển khai các gói TD ưu đãi gồm: gói tín dụng xuất khẩu, gói tín dụng lãi suất ưu đãi theo Thơng tư 14 và Thông tư 20, gói tín dụng danh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,... nhằm hỗ trợ các DN, KH về nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh.

Với dự báo trước những khó khăn chung của môi trường kinh tế vĩ mô năm 2013 vẫn còn và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng về thị phần, ngay từ đầu HDBank đã xác định tăng trưởng tín dụng theo hướng an tồn, kiểm soát chặt chẽ rủi ro và cam kết đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Đến cuối năm 2013 cho vay khách hàng đạt 44.030 tỷ đồng, tăng 47,01% so với năm 2012. Cũng trong năm này, dư nợ cho vay của HDBank tăng cao do nhận được nguồn khách hàng từ DaiABank.

2.2 Cơ cấu và chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM giai đoạn 2009 - 2013 giai đoạn 2009 - 2013

2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng

 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay từ năm 2009 đến năm 2013 có nhiều thay đổi. Từ năm 2010, HDBank duy trì tỷ trọng cho vay trung hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay dài hạn, tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm

hơn 73% tổng dư nợ vào năm 2013. Cho vay ngắn hạn tuy ít bị những rủi ro kéo theo trong suốt quá trình cấp TD so với cho vay trung, dài hạn, nhưng rủi ro NH thường gặp là không thu hồi được vốn vay khi khoản vay đến hạn do nhân viên TD làm hồ sơ cho KH vay lại, hoặc có dấu hiệu đảo nợ khi khoản vay của KH sắp đến hạn.

Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay của HDBank

ĐVT: tỷ đồng; (%) Năm Chỉ tiêu 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % Ngắn hạn 5.352 65% 8.227 70% 10.069 73% 17.576 84% 32.652 73% Trung hạn 1.184 14% 1.645 14% 1.863 13% 1.795 8% 7.437 17% Dài hạn 1.695 21% 1.856 16% 1.916 14% 1.777 8% 3.941 10% Tổng dƣ nợ 8.231 100% 11.728 100% 13.848 100% 21.148 100% 44.030 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn của HDBank giai đoạn 2009 – 2013)

 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Với định hướng là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng KH chủ yếu của HDBank là KHCN và DN vừa và nhỏ, từ năm 2009 đến năm 2013, tỷ trọng cho vay đối với KHCN luôn chiếm trên 50%, cho vay DN vừa và nhỏ chiếm gần 40%. Thu nhập từ nhóm KH này rất lớn, tuy nhiên các đối tượng KH này có trình độ quản lý khơng cao, chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu,... gây trở ngại không nhỏ cho NH. Vì khi cho vay đối với các đối tượng KH này, do quy mô vốn nhỏ nên tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những biến động hàng ngày của môi trường kinh tế, xã hội bên ngoài, kéo theo rủi ro trong q trình thẩm định TD. Ngồi ra nhóm KH này thường có mục đích vay vốn khơng rõ ràng, thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, khó kiểm sốt vốn vay sau giải ngân. Do nhận thấy được những nguy cơ trên, từ năm 2012, HDBank đã chủ động

thay đổi cơ cấu cho vay, trong đó cho vay DN chiếm hơn 50% tổng dư nợ cho vay và cao hơn khối KHCN.

 Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng huy động được NH cho vay được bao nhiêu đồng. Hiệu suất này càng cao, chứng tỏ cơng tác sử dụng vốn có hiệu quả, khơng có tinh trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên, hiệu suất quá cao cũng cho thấy sự tiềm tàng rủi ro của hoạt động TD. Hiệu suất sử dụng vốn của HDBank từ năm 2009 đến năm 2013 luôn đạt trên 35% và dao động trên dưới 50%. Điều này cho thấy HDBank rất chú trọng việc sử dụng vốn an tồn và kiểm sốt được rủi ro có thể xảy ra. Từ năm 2009 đến năm 2013, lấy mốc so sánh là năm 2009, dư nợ cho vay và tổng nguồn vốn huy động luôn tăng, đặc biệt là năm 2013 có sự tăng trưởng mạnh do việc sáp nhập DaiABank và Công ty tài chính SGVF. Hiệu suất sử dụng vốn cũng tăng lên mức cao nhất trong 05 năm trở lại đây, đạt 57,7%.

Bảng 2.3 Hiệu suất sử dụng vốn của HDBank

ĐVT: tỷ đồng; (%) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 % so với 2009 2011 % so với 2009 2012 % so với 2009 2013 % so với 2009

Dư nợ cho vay 8.231 11.728 42,5% 13.848 68% 21.148 157% 44.030 435% Tổng nguồn vốn

huy động 17.119 30.494 78% 39.684 132% 46.368 171% 76.304 346% Hiệu suất sử dụng

vốn 48% 38,5% -9,5% 35% -13% 45,6% -2,4% 57,7% 9,7%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn của HDBank giai đoạn 2009 – 2013)

2.2.2 Tình hình nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và phân loại nợ

Để đánh giá chất lượng TD của NH, những chỉ tiêu được sử dụng là: chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ.

Hệ số nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc

và/hoặc lãi đã quá hạn (Nợ nhóm 2,3,4,5).Tỷ lệ nợ quá hạn <5%. Hệ số nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) x 100%

Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu là những khoản TD khơng hồn trả đúng hạn, không được

phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ (Nợ nhóm 3,4,5).Tỷ lệ nợ xấu <3%. Tỷ lệ nợ xấu = (Dư nợ xấu/ Tổng dư nợ) x 100%

Phân loại nợ: Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2008 và Quyết

định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN và công văn 5788/NHNN – TTGSNH ngày 04/08/2010 cho phép HDBank áp dụng hệ thống xếp hạng TD nội bộ để phân loại cho các khoản vay, việc phân loại nợ thực hiện gồm 5 nhóm sau:

+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn + Nhóm 2: Nợ cần chú ý + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Từ năm 2009 đến năm 2013, mặc dù kinh tế có nhiều khó khăn, HDBank vẫn đạt được mục tiêu về tốc độ tăng trưởng TD. Song song với việc thúc đẩy tăng trưởng dư nợ TD, việc chú trọng đến chất lượng TD, kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay, kiểm soát tốt nợ quá hạn và nợ xấu ln được chú trọng vì đây là một trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

Bảng 2.4 Tình hình nợ quá hạn tại HDBank

ĐVT: tỷ đồng; (%) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 % so với 2009 2011 % so với 2009 2012 % so với 2009 2013 % so với 2009 Tổng tài sản 19.127 34.389 79,8% 45.025 135,4% 52.783 176% 86.227 350,8% Dư nợ cho vay 8.231 11.728 42,5% 13.848 68,24 21.148 156,93% 44.030 434,93% Nợ quá hạn 135 329 143,7% 1.121 730,4% 1.732 1.182% 3.255 2.311%

Tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ 1,64% 2,8% 70,7% 8,1% 394% 8,2% 400% 7,39% 350,6% Cho vay/Tổng tài sản 43,03% 34,10% -21% 30,75% -28% 40,06% -7% 51,06% 18%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn của HDBank giai đoạn 2009 – 2013)

Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ tăng cao nhất trong năm 2011 và năm 2012 (năm 2011: 8,1% và năm 2012: 8,2%). Lấy mốc năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ năm 2010 tăng 2,8%, tương ứng tăng 70,7%. Cùng với tốc độ tăng của tổng dư nợ, nợ quá hạn năm 2011 và 2012 tăng mạnh so với năm 2009, chủ yếu là do nợ nhóm 2 tăng cao. HDBank cần tăng cường biện pháp quản trị tốt hơn đối với nợ nhóm 2 để tránh nguy cơ chuyển sang nhóm nợ xấu. Đồng thời tiếp tục tăng cường kiểm soát sao cho tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ về mức an tòan 5% theo quy định NHNN.

Năm 2009, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản là 43%. Lấy mốc năm 2009, tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản năm 2010 là 34%, giảm 21%; năm 2011, tỷ lệ này là 30,75%, giảm 28%. Đến năm 2012, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản là 40% và tăng lên 51% vào năm 2013. Tỷ lệ này nhìn chung khá an tồn cho NH, đảm bảo tính thanh khoản trên tồn hệ thống.

Bảng 2.5 Tình hình nợ xấu tại HDBank

Đơn vị: Tỷ đồng; (%) Năm Nhóm nợ 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % Nợ đủ tiêu chuẩn 8.096 98.36% 11.398 97,19% 12.727 91,90% 19.416 91,81% 40.775 92,60% Nợ cần chú ý 44 0,53% 232 1,97% 829 6% 1.234 5,84% 1.639 3,7% Nợ dưới tiêu chuẩn 7 0,08% 32 0,28% 154 1,1% 355 1,68% 402 0.91%

Nợ nghi ngờ 7 0,08% 19 0,16% 96 0,7% 117 0,55% 222 0,54% Nợ có khả năng mất vốn 77 0,95% 47 0,4% 42 0,3% 26 0,12% 992 2,25% Tổng dư nợ 8.231 100% 11.728 100% 13.848 100% 21.148 100% 44.030 100% Nợ xấu 91 97 292 497 1.616 TL Nợ xấu/ Tổng dư nợ 1,10% 0,83% 2,1% 2,35% 3,67%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn của HDBank giai đoạn 2009 – 2013)

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tăng trên 2% từ năm 2011. So với năm 2009, khi tỷ lệ nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)