Nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin quản trị rủi ro và báo cáo rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (Trang 84 - 85)

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố

3.2.7 Nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin quản trị rủi ro và báo cáo rủi ro

ro trong hoạt động tín dụng

3.2.7.1 Các yêu cầu đối với hệ thống thông tin quản trị rủi ro

Phải thiết lập và duy trì hệ thống thơng tin quản trị rủi ro bao gồm cả hệ thống thông tin điện tử đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro và các yêu cầu báo cáo của HĐQT, Ban điều hành và NHNN

Hệ thống thông tin quản trị cần đảm bảo cho NH nhận dạng, đo lường, đánh giá và theo dõi một cách kịp thời, chính xác, thường xun, tồn diện các trạng thái, mức độ rủi ro, tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định nội bộ và các trường hợp ngoại lệ. Ngồi ra, hệ thống thơng tin quản trị phải đảm bảo HĐQT, Ban kiểm soát và Ban điều hành được báo cáo kịp thời, đầy đủ hợp lý và chính xác các thơng tin quan trọng về rủi ro và những trường hợp có sự chệch hướng, hoặc không phù hợp nghiêm trọng với chiến lược quản trị rủi ro, chiến lược kinh doanh. Cần có các quy định về các kênh báo cáo, tần suất báo cáo, cá nhân chuẩn bị báo cáo và bộ phận, cá nhân tiếp nhận báo cáo.

3.2.7.2 Quy định về báo cáo rủi ro

Định kỳ hàng tháng hoặc khi cần thiết, khối quản lý rủi ro và kiểm soát tuân thủ xây dựng và gửi trực tiếp báo cáo rủi ro bằng văn bản cho các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Báo cáo rủi ro phải được viết rõ rang, cô đọng, bao gồm các đánh giá đầy đủ về các rủi ro trọng yếu và các kiến nghị giảm thiểu rủi ro. Nội dung báo cáo bao gồm tối thiểu nhưng không hạn chế các thông tin quan trọng như sau:

 Đánh giá tình hình tuân thủ các quy định của NHNN, đặc biệt là việc tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn

 Đánh giá riêng biệt và đánh giá tổng thể tất cả các rủi ro trạng yếu trên sổ ngân hàng so với khả năng chịu đựng rủi ro thời điểm hiện tại và trong tương lai

 Kết quả của việc kiểm tra sức chịu đựng

 Các trường hợp vi phạm quy định nội bộ hoặc quy định của pháp luật và biện pháp xử lý, đặc biệt là các trường hợp chệch hướng lớn, hoặc không phù hợp nghiêm trọng với chiến lược quản trị rủi ro

 Kiến nghị giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)