Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP phương nam (Trang 39)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Phương Nam (gọi tắt là Ngân hàng Phương Nam), có tên giao dịch quốc tế là The Southern Commercial Bank (gọi tắt là PNB).

Ngân hàng TMCP Phương Nam được thành lập vào ngày 19/5/1993 theo quyết định số 0030/CP ngày 17/03/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và cấp giấy phép thành lập 393/CP-UP ngày 15/04/1993 của Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm với tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và hạch tốn độc lập. Năm đầu, ngân hàng TMCP Phương Nam đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng. Với mạng lưới tổ chức hoạt động là 1 hội sở và 1 chi nhánh. Hội sở trước đây đặt tại 258 Minh Phụng, P2, Quận 11, TP.HCM; ngày 09/12/2003 dời về 279 Lý Thường Kiệt, P15, Quận 11, TP.HCM. Đây là khu vực giáp ranh các quận 10, 11, Tân Bình là những khu vực đơng đúc dân cư và kinh doanh thương mại phát triển.

Năm 1997 trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Ngân hàng nhà nước đã chủ trương tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh. Theo chủ trương đó, Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Nam đã đề ra những chiến lược tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này của Ngân hàng TMCP Phương Nam:

+ Về mặt quản lý:

- Phát triển năng lực tài chính lành mạnh, vững vàng đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế.

- Xây dựng bộ máy quản lý điều hành có năng lực chun mơn giỏi, đạo đức tốt và trách nhiệm cao. Bảo đảm cho mỗi bước đi của Ngân hàng TMCP Phương Nam ln đúng hướng, an tồn và phát triển bền vững. - Trải rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả

nước, góp phần tạo động lực cho phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của các khu vực, đưa Ngân hàng TMCP Phương Nam đa phần trở thành ngân hàng sở hữu lớn mạnh theo mơ hình Ngân hàng TMCP của Nhà Nước và nhân dân.

+ Về quy mô:

- Năm 1997: sáp nhập Ngân hàng TMCP Đồng Tháp. - Năm 1999: sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam.

- Năm 2000: mua Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Định Cơng Thanh Trì Hà Nội. - Năm 2001: sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú.

- Năm 2003: sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn Cần Thơ. Bằng lòng tin vững chắc và lòng nhiệt huyết của Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên năng động, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã có những bước đi vững chắc và đầy ấn tượng. Năm 2004 Ngân hàng TMCP Phương Nam đã thành lập Công ty Quản Lý Nợ Và Khai Thác Tài Sản (gọi tắt là AMC) trực thuộc Ngân hàng; chức năng chính của công ty là chuyên định giá tài sản đảm bảo nhằm hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các thủ tục pháp lý.

Trải qua nhiều thăng trầm, đến năm 2013 Ngân hàng TMCP Phương Nam có 142 Chi nhánh, Phịng giao dịch và đơn vị trực thuộc tọa lạc trên khắp phạm vi cả nước; Vốn điều lệ đạt hơn 4.000 tỷ đồng, và tổng tài sản hiện tại đạt hơn 77.558 tỷ đồng.

2.1.1.2. Thành tích đạt được

Bằng niềm tin vững chắc và lòng nhiệt huyết của Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên năng động và có tinh thần trách nhiệm, trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã đạt được một số giải thưởng như

- Nhận giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2008;

- Giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” năm 2008 do Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng;

- Giải thưởng “Thương hiệu vàng” do Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trao tặng;

- Bằng khen “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua kỷ niệm 15 năm hoạt động thơng tin tín dụng ngành Ngân hàng” do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng;

- Thương hiệu “Việt Nam tốt nhất” do người tiêu dùng bình chọn, báo điện tử Vietnamnet tổ chức ngày 28/08/2007;

- Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000” của BVQI – Vương quốc Anh ngày 26/05/2007;

- Thương hiệu bền vững năm 2010;

- Thương Hiệu Chứng Khốn Uy Tín năm 2010

- Thương hiệu Việt yêu thích nhất” năm 2010 do bạn đọc báo SGGP bình chọn;

- Doanh Nghiệp Tiêu Biểu Việt Nam” và “Thương hiệu – Nhãn hiệu” năm 2010

- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2011;

- Doanh Nghiệp Tiêu Biểu Thế Kỷ XXI;

- Thương Hiệu Nổi Tiếng ASEAN năm 2011;

- Giải thưởng Sản Phẩm Dịch Vụ Tốt Nhất năm 2011

- Top 500 Doanh Nghiệp Lớn Nhất Việt Nam năm 2012; - Top 50 Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Việt Nam năm 2013;

- Giải thưởng Top 3 Ngân hàng có doanh số sử dụng Thẻ Prepaid cao năm 2013;

- Giải thưởng sản phẩm vàng – Dịch vụ Vàng Việt Nam năm 2013; …

2.1.1.3. Sơ đồ tổ chức

2.1.2. Cơ hội và thách thức trong huy động tiền gửi của Ngân hàng TMCP Phương Nam

2.1.2.1. Cơ hội

Thị trường bán lẻ ở Việt Nam được xem là kênh thị trường có nhiều tiềm năng, đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, có nhiều cơ hội để khai thác và phát triển. Hoạt động huy động tiền gửi chủ yếu là từ các khách hàng cá nhân, nơi có nhiều vốn nhàn rỗi, do đó, kênh thị trường này là cơ hội cho Ngân hàng TMCP Phương Nam khai thác nguồn huy động.

Hiện nay, khi mà sản phẩm dịch vụ của cách Ngân hàng đều tương đồng nhau, thì chính yếu tố con người là nhân tố quyết định sự lựa chọn của khách

hàng khi họ quyết định giao dịch tại một Ngân hàng nào đó. Sự ân cần thái độ niềm nở của nhân viên là một cơ hội cho Ngân hàng ngày trong việc gia tăng huy động tiền gửi.

Trong tương lai, Ngân hàng TMCP Phương Nam có các kế hoạch, chiến lược phát triển để đề ra các chương trình ưu đãi với nhiều đặc điểm nổi bật, mang đến nhiều điều bất ngờ, thú vị dành cho khách hàng khi đến giao dịch. Bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ lập ra một bộ phận tiếp thị với các kỹ năng chuyên sâu, nắm bắt tốt nhất những nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng giao dịch tiền gửi.

Quy trình hoạt động là một yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh của một Ngân hàng. Quy trình hoạt động đơn giản, sẽ giúp cho khách hàng giảm được thời gian giao dịch, từ đó làm hài lịng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng bận rộn, có rất ít quỹ thời gian nhàn rỗi. Với điểm thuận lợi này, Ngân hàng TMCP Phương Nam ln tìm mọi cách rút ngắn quy trình nhưng vẫn đảm bảo an tồn thiết yếu, làm hài lịng khách hàng.

2.1.2.2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội mà Ngân hàng TMCP Phương Nam có được, thì vẫn còn tồn tại nhiều thách thức trong hoạt động huy động tiền gửi Ngân hàng phải đối mặt trong thời gian sắp tới.

Đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) không ổn định qua từng năm. Cụ thể trong năm 2010, ROE đạt 12.87% nhưng lại sụt giảm nhanh vào năm 2011 đạt 5.94%, chưa đạt được 50% so với năm 2010. ROE của Ngân hàng TMCP Phương Nam tiếp tục giảm gần 50% vào năm 2012, đạt 2.88% nhưng lại tăng vào năm 2013 đạt 5.13%. So với một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, mức tăng ROE tương đối ổn định hơn qua từng năm với tỷ suất bình quân trên 13% từ năm 2009 đến năm 2013, Ngân hàng TMCP Á Châu với tỷ suất bình quân trên 20% từ năm 2008 đến năm 2012. Điều này cho thấy Ngân hàng TMCP Phương Nam chỉ đạt

được mức lợi nhuận trung bình so với các NHTM VIệt Nam. ROE của Ngân hàng TMCP Phương Nam không ổn định cho thấy hoạt động kinh doanh không ổn định và hiệu quả, tạo ra mức lợi nhuận tương đối kém hơn so với các NHTM khác trên lãnh thổ Việt Nam.

Vốn điều lệ là nguồn vốn cho phép hoạt động huy động tiền gửi của một NHTM được thực hiện trong một tỷ lệ an toàn, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản. Tuy nhiên vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Phương Nam tương đối thấp so với các NHTM khác tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2013, vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Phương Nam chỉ đạt 4.000 tỷ đồng. Một số NHTM cổ phần khác như ACB, Eximbank, Sacombank, MB, Techcombank đều có mức vốn điều lệ cao hơn 8.800 tỷ đồng vào cuối năm 2013.

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM trong hoạt động huy động tiền gửi khi mà các đối thủ luôn không ngừng tung ra các sản phẩm tiền gửi với nhiều tính năng vượt trội hấp dẫn. Do đó, việc tạo ra những sản phẩm huy động tiền gửi thật sự hấp dẫn để cạnh tranh với các NHTM trong và ngoài nước là một thách thức mà Ngân hàng TMCP Phương Nam cần phải đối mặt trong việc thu hút thêm các đối tượng khách hàng mới.

Mạng lưới Ngân hàng TMCP Phương Nam chưa thật sự rộng khắp so với một số NHTM khác như Sacombank, ACB, MB, Techcombank,… Việc phát triển mạng lưới phòng giao dịch sẽ giúp cho Ngân hàng TMCP Phương Nam dễ dàng tiếp cận đến từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân, khách hàng hưu trí có nguồn vốn nhàn rỗi ổn định.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Trong những năm gần đây, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trên thế giới lẫn trong nước, việc tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam vẫn chưa thật sự vững chắc. Doanh thu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam tăng đều từ năm 2008 đến năm 2012 và bất ngờ sụt giảm vào năm 2013. Trong năm 2009, doanh thu của

Ngân hàng TMCP Phương Nam đạt 3,613 tỷ đồng, tăng 73.37% tương đương tăng 1,529 tỷ đồng.

Năm 2010, doanh thu của Ngân hàng TMCP Phương Nam tiếp tục tăng nhanh, với mức tăng trưởng đạt 28.87%, tương đương tăng thêm 1,043 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng này tiếp tục theo hướng đi lên, khi trong năm 2011, tổng doanh thu Ngân hàng TMCP Phương Nam đạt được là 9,446 tỷ đồng, nâng mức tăng trưởng lên 102.88% so với năm 2010, tương đương tăng thêm 4,790 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng Tiêu chí 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu 2,084 3,613 4,656 9,446 11,042 8,355 Chi phí 1,988 3,388 4,248 9,232 10,922 8,337 Lợi nhuận (sau thuế) 96 225 408 214 120 18

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Phương Nam

Trong năm 2012, do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, doanh thu của Ngân hàng TMCP Phương Nam có gia tăng, nhưng với mức tăng trưởng thấp, chỉ đạt 16.90% so với năm 2011, tương đương tăng thêm 1,596 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2013, doanh thu của Ngân hàng TMCP Phương Nam sụt giảm chỉ còn 8,355 tỷ đồng, với tốc độ giảm là 24.33% so với năm 2012, tương đương giảm đi 2,687 tỷ đồng.

Về chi phí, trong năm 2009, tốc độ gia tăng chi phí chỉ đạt 70.42% so với năm 2008, tốc độ tăng chi phí trong năm 2009 chậm hơn so với tốc độ gia tăng doanh thu nên đã kéo theo sự gia tăng mạnh về lợi nhuận trong năm 2009, đạt 134.88% so với năm 2008, tương đương tăng 129 tỷ đồng lợi nhuận.

Trong năm 2010, chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam tăng tương đối chậm, với mức tăng trưởng đạt 25.38% so với năm 2009, tương đương tăng thêm 860 tỷ đồng. Năm 2010 là năm mà Ngân hàng TMCP Phương Nam có lợi nhuận nhiều nhất trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2013; so với năm 2009 đã tăng thêm 186 tỷ đồng, nhiều hơn mức tăng lợi nhuận trong năm 2009 so với năm 2008, do vậy tốc độ gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Phương Nam đạt 81.33%.

Năm 2011, tốc độ tăng chi phí bất ngờ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng trong doanh thu, đạt 117.33% so với năm 2010, tương đương tăng 4,984 tỷ đồng. Điều này làm cho lợi nhuận trong năm 2011 có mức tăng trưởng âm (-) 47.55%, tương đương giảm đi 194 tỷ đồng lợi nhuận so với năm 2010.

Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng chi phí có phần tăng chậm lại, chỉ tăng 18.31% so với năm 2011, tương đương tăng 1,690 tỷ đồng. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng chi phí có phần tăng chậm lại nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng trong doanh thu hoạt động. Do đó, lợi nhuận trong năm 2012 chỉ đạt 120 tỷ đồng, giảm đi 94 tỷ so với năm 2011, tương đương giảm 43.93%.

Trong năm 2013, có sự sụt giảm cả về doanh thu, chi phí lẫn lợi nhuận kinh doanh. Vì tốc độ giảm của doanh thu cao hơn tốc độ giảm của chi phí, nên lợi nhuận của năm 2013 giảm khá mạnh so với năm 2012, giảm 102 tỷ đồng tương đương giảm 85%. Kéo theo lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Phương Nam trong năm 2013 chỉ đạt khoảng 18 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam diễn biến trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2013 cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam chưa ổn định, chịu ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế trong nước và khu vực.

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM PHƯƠNG NAM

2.2.1. Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phương Nam4

Từ năm 2008 đến năm 2013, nguồn vốn huy động từ khách hàng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam có tốc độ gia tăng khơng đều. Trong năm 2009, Ngân hàng TMCP Phương Nam tăng trưởng nguồn vốn huy động thêm 55.71%, tương đương tăng thêm 5,274,958 triệu đồng, giúp nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam đạt 14,743,729 triệu đồng.

Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả

Biểu đồ 2.1: Tốc độ gia tăng tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phương Nam

Trong năm 2010, mức độ gia tăng nguồn vốn huy động tăng nhiều hơn năm 2009, với tốc độ tăng là 97.63% tương đương tăng thêm 14,393,911 triệu đồng, đạt tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng vào cuối năm 2010 là 29,137,640 triệu đồng.

Trong năm 2011, tốc độ gia tăng nguồn vốn huy động lại giảm, chỉ đạt 16.24% so với năm 2010, tương đương tăng 4,731,482 triệu đồng. Sự sụt giảm về tốc độ gia tăng là do trong năm 2011, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã đối mặt

với sự cạnh tranh khốc liệt từ các NHTM khác. Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Phương Nam có kế hoạch cắt giảm chi phí mà chi phí về tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Ngân hàng nên khơng thể đẩy mạnh huy động tiền gửi từ khách hàng.

Trong năm 2012, Ngân hàng TMCP Phương Nam định hướng phát triển tín dụng nên cần gia tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Vì thế trong năm 2012 tốc độ gia tăng là 67.56% so với năm 2011, tương đương tăng thêm 22,881,577 triệu đồng, đạt 56,750,699 triệu đồng.

Tuy nhiên trong năm 2013, mặc dù Ngân hàng TMCP Phương Nam có kế hoạch gia tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng so với năm 2012 là 50% nhưng tốc độ gia tăng chỉ đạt 26.86%, tương đương tăng thêm 15,241,152 triệu đồng, đạt 71,991,851 triệu đồng. Việc khơng hồn thành kế hoạch đề ra là trong năm 2013 này, lãi suất huy động giảm xuống rõ rệt, bên cạnh đó là sự gia tăng tỷ suất sinh lợi của chứng khoán và các dấu hiệu phục hồi về bất động sản, đã làm cho một lượng khách hàng đổ nguồn vốn của mình đầu tư vào các kênh này.

2.2.1.1. Phân theo loại tiền gửi

Nguồn vốn huy động từ khách hàng tuy gia tăng hàng năm nhưng xét theo phân loại tiền gửi thì tiền vàng gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP phương nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)