2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP
2.2.1.1. Phân theo loại tiền gửi
Nguồn vốn huy động từ khách hàng tuy gia tăng hàng năm nhưng xét theo phân loại tiền gửi thì tiền vàng gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi ký quỹ có tốc độ giảm qua từng năm. Trong đó, tỷ trọng của nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm đa số, tiếp theo là nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi ký quỹ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tiền gửi từ khách hàng.
Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng phân theo loại tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phương Nam
Đối với tiền vàng gửi không kỳ hạn, trong năm 2009 giảm 28.55% so với năm 2008 nhưng trong năm 2010 lại tăng 131.09% so với năm 2009. Sau đó, trong năm 2011 và năm 2012 lại giảm liên tục, với mức độ giảm lần lượt là 33.60% và 13.06%. Nhưng trong năm 2013 lại tăng thêm 63.70% so với năm 2012, tương đương tăng thêm 706, 937 triệu đồng.
Đối với tiền gửi vốn chuyên dùng, từ năm 2008 đến năm 2013 thì năm 2009 là năm chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng chỉ bằng 0.00094% và năm 2011 là năm có có giá trị gửi cao nhất là 160 triệu đồng.
Tiền gửi ký quỹ tăng mạnh trong năm 2009 với tốc độ tăng 433.27% tương đương tăng thêm 613,816 triệu đồng, đạt 755,486 triệu đồng. Sau đó tiền gửi ký quỹ giảm dần từ năm 2011 đến năm 2012. Đến hết năm 2013, tiền gửi ký
quỹ đạt 26,253 triệu đồng, tương đương tăng 2,428 triệu đồng, tăng 10.19% so với năm 2012.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn thì mức độ tăng trưởng khơng đều. Tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn đồng biến với tốc độ tăng nguồn vốn huy động của khách hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, trong năm 2009, tốc độ gia tăng tiền, vàng gửi có kỳ hạn tăng 61.17% tương đương tăng thêm 4,993,477 triệu đồng. Năm 2010, tăng thêm 14,029,022 triệu đồng, tương đương tăng 106.63% so với năm 2009. Đây cũng là năm có tốc độ gia tăng tiền, vàng gửi có kỳ hạn cao nhất từ năm 2008 đến năm 2013. Trong năm 2011, tốc độ gia tăng tiền, vàng gửi có kỳ hạn giảm mạnh, chỉ tăng được 19.79% so với năm 2010, tương đương tăng 5,379,475 triệu đồng. Trong năm 2012, tốc độ gia tăng tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng năm 2011, đạt 70.79%, tương đương tăng thêm 23,052,327 triệu đồng. Trong năm 2013, tốc độ gia tăng tiền, vàng gửi có kỳ hạn giảm mạnh đạt 26.13%, tương đương tăng thêm 14,531,787 triệu đồng so với năm 2012. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng.
Nguồn:Kết quả tổng hợp từ tác giả
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng tiền gửi phân theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam
Trong lượng tiền gửi có kỳ hạn, tỷ trọng của lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao. Từ năm 2008 đến năm 2013, tỷ trọng của lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng dao động từ 67% đến gần 75%.
Với tỷ trọng kỳ hạn trong tiền gửi có kỳ hạn trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 cho thấy Ngân hàng TMCP Phương Nam chỉ thu hút được lượng tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư, cấp tín dụng của Ngân hàng.
2.2.1.2. Phân theo đối tượng khách hàng
Trong 6 năm, từ năm 2008 đến năm 2013, tỷ trọng bình quân của TCKT chỉ bằng 18,62% so với tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Về mức độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ TCKT thì khơng đồng đều, có năm tăng và có năm giảm khi so sánh với năm trước. Mặc dù nguồn vốn huy động từ cá nhân có tốc độ tăng không đều qua các năm nhưng tổng giá trị tiền gửi của cá nhân năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này cho thấy Ngân hàng TMCP Phương Nam tương đối phát triển tốt dịch vụ huy động vốn từ các khách hàng cá nhân.
Trong nguồn vốn huy động từ TCKT thì việc huy động từ công ty TNHH tư nhân và công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao hơn so với các tổ chức khác nhưng lại không đồng đều về tỷ lệ giữa công ty TNHH tư nhân và công ty cổ phần. Cụ thể trong năm 2008, tỷ trọng của công ty TNHH tư nhân và công ty cổ phần xấp xỉ nhau đạt lần lượt là 46.14% và 45.70% nhưng trong năm 2009 tỷ trọng này chênh lệch khi mà tỷ trọng của công ty TNHH tư nhân bằng 24.24% và tỷ trọng của công ty cổ phần bằng 72.36%. Điều này là do trong năm 2009, Ngân hàng TMCP Phương Nam phát triển mạnh đối tượng khách hàng doanh nghiệp là các công ty cổ phần với nhiều chính sách ưu đãi. Từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ trọng của công ty TNHH tư nhân về nguồn vốn huy động tăng dần từ 24.24% trong năm 2009 lên 64.86% trong năm 2010, lên 75.58% trong năm 2011 rồi lên 82.02% trong năm 2012 và cuối cùng đạt 84.40% trong năm 2013. Sự gia tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các công ty TNHH tư nhân trong vài năm gần đây
là do công tác marketing của Ngân hàng TMCP Phương Nam thành công khi thu hút được nhiều khách hàng là các công ty TNHH.
2.2.2. Thực trạng huy động tiền gửi tại các NHTM khác5
Theo kết quả công bố báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012, do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơng ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức thì có 8 Ngân hàng được xếp hạng Nhóm B cùng với Ngân hàng TMCP Phương Nam. Cụ thể các Ngân hàng đó gồm: Bac A Bank, HDBank, Maritime Bank, OCB, Saigonbank, Southern Bank, PG Bank, VIB và VietABank. Tuy nhiên, trong q trình thu thập số liệu, chỉ có 4 Ngân hàng có đầy đủ số liệu từ năm 2008 đến năm 2013, đó là HDBank, Maritime Bank, Saigonbank, PG Bank.
Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương, Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex, Ngân hàng Phát Triển TP.HCM từ năm 2008 đến năm 2013 thì Ngân hàng TMCP Phương Nam có lượng tiền gửi từ khách hàng cao hơn. Riêng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, từ năm 2008 đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Phương Nam huy động được lượng tiền gửi thấp hơn nhưng vượt qua trong năm 2013. Đường xu hướng của lượng tiền gửi từ khách hàng của Ngân hàng TMCP Phương Nam gia tăng nhanh hơn, tiếp theo là Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM, thứ ba là Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Hai Ngân hàng còn lại, lượng tiền gửi huy động được từ khách hàng có phần đứng lại, thể hiện ở đường xu hướng có độ dốc thoải, gần như nằm ngang.
Phân theo loại tiền gửi thì Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam có lượng tiền gửi khơng kỳ hạn cao vượt xa các Ngân hàng TMCP còn lại. Đường thẳng thể hiện xu hướng lượng tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam có độ dốc cao hơn so với các Ngân hàng khác. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM có độ dốc thoải, nhưng vẫn cao hơn Ngân hàng
5 Phụ lục 2: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP khác.
TMCP Phương Nam, Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex và Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương. Ba Ngân hàng này có đường xu hướng gần như nằm ngang hoàn toàn và gần như nằm đè lên nhau. Như vậy, ba Ngân hàng này trong những năm gần đây, không thể gia tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam lại tăng được một số lượng lớn. Có thể thấy được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam thu hút được khách hàng đến giao dịch thanh toán tại Ngân hàng tốt hơn Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn, từ năm 2008 đến năm 2011, Ngân hàng TMCP Phương Nam huy động được lượng tiền gửi cao hơn Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM, Ngân hàng TMCP Sài gịn Cơng Thương, Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex, nhưng ít hơn Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Từ năm 2012 đến năm 2013, Ngân hàng TMCP Phương Nam huy động được nhiều hơn các Ngân hàng TMCP khác. Đường xu hướng ở thể hiện sự tăng trưởng trong lượng tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Phương Nam cao hơn các Ngân hàng khác với độ dốc hơn.
Đối với tiền gửi ký quỹ, nhìn chung các Ngân hàng đều có xu hướng giảm lượng tiền này trong những năm gần đây, thể hiện qua đường xu hướng của lượng tiền gửi. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Phương Nam là Ngân hàng có xu hướng giảm mạnh về lượng tiền gửi này.
Đối với tiền gửi khác, các Ngân hàng có xu hướng khơng huy động được lượng tiền này. Riêng Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM gia tăng mạnh trong năm 2009 và 2010 rồi đột ngột giảm mạnh nên có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008 đến năm 2013.
Phân theo đối tượng khách hàng thì có khách hàng là TCKT và KHCN. Đối với TCKT, Ngân hàng TMCP Phương Nam huy động được lượng tiền gửi ít hơn so với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và nhiều hơn khơng đáng kể so với ba Ngân hàng cịn lại. Đường xu hướng cho lượng tiền gửi huy động được
từ TCKT của Ngân hàng TMCP Phương Nam có độ dốc không cao bằng Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Đối với KHCN, đường xu hướng biểu diễn lượng tiền gửi huy động được từ KHCN của Ngân hàng TMCP Phương Nam có độ dốc cao hơn khơng nhiều so với Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM. Tuy nhiên, đối với giá trị tiền gửi huy động được cho từng năm, thì Ngân hàng TMCP Phương Nam có sự ổn định hơn trong việc huy động tiền gửi từ KHCN. Về đối tượng này thì Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam có tốc độ tăng chậm hơn so với Ngân hàng TMCP Phương Nam, với lượng tiền gửi huy động được từ KHCN từ năm 2011 đến năm 2013 ít hơn và đường xu hướng cho lượng tiền này cũng dốc ít hơn so với lượng tiền Ngân hàng TMCP Phương Nam huy động được. So với Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex và Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương thì Ngân hàng TMCP Phương Nam có lượng tiền gửi từ KHCN cũng như tốc độ gia tăng cao hơn nhiều từ năm 2008 đến năm 2013.
2.3. HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG NAM SO VỚI CÁC NHTM KHÁC6
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt về các chỉ tiêu hiệu quả huy động tiền gửi giữa các NHTM so với Ngân hàng TMCP Phương Nam bằng phương pháp kiểm định Oneway Anova. Phần mềm sử dụng cho kiểm định này là phần mềm SPSS phiên bản 16. Và tác giả cũng đo lường mức độ biến động tương đối của các chỉ tiêu trên bằng hệ số biến thiên (CV).
- Kiểm định phương sai một yếu tố (Oneway Anova):
- Hệ số biến thiên (CV): là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ biến động tương đối của các chỉ tiêu hiệu quả huy động tiền gửi có giá trị bình quân khác nhau. Hệ số này được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn chia cho giá trị
trung bình. Giữa các tập hợp dữ liệu, tập nào có hệ số biến thiên lớn hơn là tập có mức độ biến động lớn hơn.
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả huy động tiền gửi được mã hóa để đưa vào phân tích trong phần mềm SPSS như sau:
Bảng 2.2: Mã hóa chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi
Mã hóa Chỉ tiêu
TM.TG Tỷ lệ Tiền mặt so với Tiền gửi: (Tiền mặt / Tổng tiền gửi) * 100 TSLD.TG Tỷ lệ TSLĐ so với Tiền gửi: (Tổng TSLĐ / Tổng tiền gửi) x 100 TG.TS Tỷ lệ Tiền gửi so với Tổng tài sản: (Tổng tiền gửi / Tổng tài sản) x
100
TG.VCSH Tỷ lệ Tiền gửi so với VCSH: (Tổng tiền gửi / Tổng VCSH) x 100 DT.TG Tỷ lệ Đầu tư so với Tiền gửi: (Tổng mức đầu tư / Tổng tiền gửi) x
100
LN.TG Tỷ lệ ROD: (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tiền gửi) x 100 CPL.TG Tỷ lệ POD: (Chi phí trả lãi / Tổng số tiền gửi) x 100
CPHD.TG Tỷ lệ OED: (Tổng chi phí hoạt động / Tổng tiền gửi) x 100
2.3.2. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Phương Nam và bốn NHTM gồm: Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương, Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Các Ngân hàng này đều có đầy đủ số liệu để xây dựng nên chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi từ năm 2008 đến năm 2013. Do vậy, các Ngân hàng này được đưa vào để so sánh với Ngân hàng TMCP Phương Nam về hiệu quả huy động tiền gửi trong giai đoạn này.
2.3.3.1. Kết quả kiểm định Oneway Anova7
Kiểm định One way Anova cho kết quả chỉ số TSLD.TG, TG.TS, DT.TG, LN.TG, CPL.TG có phương sai về các chỉ tiêu khơng khác nhau giữa các NHTM về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng tốt cho các chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu TSLD.TG: Giá trị sig = 0.106> 0.05. Vậy với mức ý nghĩa 5%,
khơng có sự khác biệt về chỉ tiêu TSLD.TG của các NHTM với nhau.
Chỉ tiêu TG.TS: Giá trị sig = 0.302> 0.05. Vậy với mức ý nghĩa 5%,
khơng có sự khác biệt về chỉ tiêu TG.TS của các NHTM với nhau.
Chỉ tiêu DT.TG: Giá trị sig = 0.698 > 0.05. Vậy với mức ý nghĩa 5%, khơng có sự khác biệt về chỉ tiêu DT.TG của các NHTM với nhau.
Chỉ tiêu LN.TG: Giá trị sig = 0.036 < 0.05. Vậy với mức ý nghĩa 5%, có
sự khác biệt về chỉ tiêu LN.TG giữa các NHTM được kiểm định.
Chỉ tiêu CPL.TG: Kết quả cho thấy giá trị sig = 0.286 > 0.05. Vậy với
mức ý nghĩa 5%, khơng có sự khác biệt về chỉ tiêu CPL.TG của các NHTM. Các chỉ tiêu còn lại gồm TM.TG, TG.VCSH, CPHD.TG có sự khác biệt về phương sai do kết quả kiểm định Homogeneity of Variances có giá trị sig. < 0.05 nên kết quả kiểm định Anova có thể không được sử dụng tốt về mặt ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tác giả cũng tiến hành kiểm tra xem có sự khác biệt về các chỉ tiêu này giữa các NHTM. Kết quả kiểm định Anova cho thấy giá trị sig. của các chỉ tiêu này (trừ chỉ tiêu TG.VCSH) đều lớn hơn 0.05. Do đó, khơng có khác biệt về các chỉ tiêu TM.TG, CPHD.TG giữa các NHTM xét về thống kê với mức ý nghĩa 5%. Về chỉ tiêu TG.VCSH, kết quả cho thấy giá trị sig. = 0.002 < 0.05 nên có sự khác biệt giữa các NHTM về chỉ tiêu này với mức ý nghĩa thống kê 5%.
Hai chỉ tiêu LN.TG và TG.VCSH có sự khác biệt giữa các NHTM nên sẽ được đưa vào phân tích sâu Oneway Anova. Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.3: Kết quả kiểm định sâu Oneway Anova
Multiple Comparisons
Dunnett t (2-sided) Dependent
Variable (I) NH (J) NH
Mean Difference
(I-J) Std. Error Sig.
TG.VCSH Ngan Hang TMCP Phat Trien TP.HCM
Ngan Hang TMCP
Phuong Nam -379.61333
*
1.39544E2 .039
Ngan Hang TMCP Sai Gon Cong Thuong
Ngan Hang TMCP
Phuong Nam -583.47667
* 1.39544E2 .001
Ngan Hang TMCP Xang Dau Petrolimex
Ngan Hang TMCP
Phuong Nam -495.94500
* 1.39544E2 .006
Ngan Hang TMCP Hang Hai Viet Nam
Ngan Hang TMCP
Phuong Nam -196.83833 1.39544E2 .441
LN.TG Ngan Hang TMCP Phat Trien
TP.HCM
Ngan Hang TMCP
Phuong Nam .68000 .83514 .831
Ngan Hang TMCP Sai Gon Cong Thuong
Ngan Hang TMCP
Phuong Nam 2.70500
* .83514 .012
Ngan Hang TMCP Xang Dau Petrolimex
Ngan Hang TMCP
Phuong Nam 1.51000 .83514 .238
Ngan Hang TMCP Hang Hai Viet Nam
Ngan Hang TMCP
Phuong Nam .75667 .83514 .776
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Nguồn: Kết quả thống kê từ tác giả
Với mức ý nghĩa 5%, kết quả trên cho thấy, Ngân hàng TMCP Phương Nam có sự khác biệt với Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương và Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex về chỉ