Khung quản lý rủi ro tác nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3 Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại

2.3.3 Khung quản lý rủi ro tác nghiệp

Thành phần chủ chốt của khung quản lý RRTN là một tập hợp các tiêu chuẩn RRTN cốt lõi cung cấp hƣớng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi trƣờng hoạt động. Các khung đƣợc bổ sung với các cơng cụ khác nhau nhƣng đều có các thành phần chính: xác định chiến lƣợc rủi ro, xây dựng cấu trúc quản lý, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lƣờng rủi ro chính (KPIs) và chƣơng trình giảm thiểu rủi ro.

Khung quản lý rủi ro tác nghiệp bao gồm:

Xác định chiến lƣợc rủi ro: Tiến hành xác định rủi ro, phân loại RRTN , xác định các loại rủi ro xuất hiện thƣờng xuyên và gây ra thiệt hại lớn.

Xây dựng cấu trúc quản lý: Xây dựng mơ hình quản lý RRTN và xác định phƣơng pháp quản lý RRTN bằng các hình thức kiểm tra dọc, kiểm tra chéo, kiểm tra ngang…

Phân định luồng báo cáo: Luồng báo cáo RRTN phụ thuộc vào chính sách quản lý RRTN của ngân hàng để xác định đƣợc là các báo cáo định kỳ ngày , tháng, quý hay năm do bộ phận quản lý RRTN yêu cầu các phòng, ban, chi nhánh tự đánh giá RRTN, báo cáo về các loại rủi ro trong kỳ, sau đó gửi về cho bộ phận quản lý RRTN đánh giá lại và tổng hợp.

Các tiêu chí trong báo cáo RRTN gồm tần suất và mật độ xuất hiện rủi ro, mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến chi phí, hình ảnh, uy tín của đơn vị.

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin: áp dụng các phần mềm, chƣơng trình theo chuẩn quốc tế và phù hợp với thực trạng hoạt động của đơn vị để quản lý RRTN hiệu quả, kịp thời.

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính bao gồm 10 nguyên tắc vàng trong quản lý RRTN và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện nhƣ sau:

Vấn đề thứ nhất: Tạo môi trường quản lý rủi ro phù hợp, gồm ba nguyên tắc:

 Nguyên tắc 1: Hội đồng quản lý nên đƣợc biết rõ các khía cạnh chính của ngân hàng. RRTN là loại rủi ro cần đƣợc quản lý, đánh giá xem xét định kỳ dựa trên khung quản lý RRTN. Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể cho toàn ngân hàng về RRTN, cũng nhƣ các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

 Nguyên tắc 2: Hội đồng quản lý phải bảo đảm rằng khung quản lý RRTN của ngân hàng là tùy thuộc vào hiệu quả của kiểm toán nội bộ bởi nhân viên thành thạo, đƣợc đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm tốn nội bộ khơng nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý RRTN.

 Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung QLRRTN đƣợc phê duyệt bởi Hội đồng quản lý. Khung phải đƣợc triển khai thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nên hiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản lý RRTN. Lãnh đạo cấp cao nên chịu trách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý RRTN trong tất cả các sản phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng.

Vấn đề thứ hai: Quản lý rủi ro: xác định , đánh giá, giám sát, kiểm

soát gồm 4 nguyên tắc:

 Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá RRTN trong tất cả rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trƣớc khi giới thiệu sản phẩm mới, thực hiện các hoạt động, quy trình và hệ thống.

 Nguyên tắc 5: Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thƣờng xuyên giám sát mức độ ảnh hƣởng và tổn thất do RRTN gây ra. Cần có báo cáo thƣờng xuyên cho lãnh đạo cấp cao và Hội đồng quản lý để hỗ trợ trong quản lý RRTN.

 Nguyên tắc 6: Các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đƣa ra chƣơng trình giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng nên xem xét lại theo định kỳ các ngƣỡng rủi ro và chiến lƣợc kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ RRTN cho phù hợp bằng cách sử dụng các chiến lƣợc thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trƣng.

 Nguyên tắc 7: Ngân hàng cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trƣờng hợp rủi ro xảy ra bất ngờ.

Vấn đề thứ ba: Vai trò của cơ quan giám sát, được thực hiện thông

qua hai nguyên tắc:

 Nguyên tắc 8: Cơ quan giám sát ngân hàng nên yêu cầu tất cả các ngân hàng phải có một khung quản lý RRTN hiệu quả để xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát, giảm thiểu RRTN nhƣ là một phần của phƣơng pháp tiếp cận tổng thể để quản lý rủi ro.

 Nguyên tắc 9: Cơ quan giám sát phải chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp thƣờng xuyên, độc lập đánh giá chính sách, thủ tục và thực tiễn liên qua đến những RRTN của ngân hàng. Ngƣời giám sát phải đảm bảo rằng có những cơ chế thích hợp cho phép họ biết đƣợc sự phát triển của ngân hàng.

Vấn đề thứ tư: Vai trị của việc cơng bố thơng tin, gồm một nguyên

tắc

 Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời thông tin để cho phép những ngƣời tham gia thị trƣờng đánh giá cách tiếp cận của họ để quản lý RRTN.

2.3.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 29 - 32)