6. Kết cấu luận văn
1.3. Thang đo
1.3.2. Tính thích hợp của thang đo đối với phân xưởng sản xuất bao dệt công ty
Building
1.3.2.1. Tính thích hợp của thang đo
Thang đo trong mơ hình của Hassan Jafri (2013) về sự gắn kết bao gồm 25 biến quan sát được chia làm 4 biến độc lập (đào tạo và phát triển, đánh giá hiệu quả công việc, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, và khen thưởng) và 1 biến phụ thuộc (sự gắn kết). Thang đo của mơ hình Hassan Jafri (2013) được sử dụng cho thị trường nước Anh với khu vực sản xuất về ngành nghề xây dựng. Trong khi đó tác giả sử dụng thang đo này đối với xưởng dệt PE & PP tại cơng ty PV Building chính vì vậy sẽ có những điểm giống và khác đối với mơ hình gốc. Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính lần thứ 1 để điều chỉnh thang đo của mơ hình Hassan Jafri (2013) cho phù hợp với tình hình phân xưởng dệt công ty PV Building.
Cách thức tiến hành được mô tả ở phần 4.2.1 tại phần mở đầu.
Kết quả sau khi phỏng vấn tay đôi thu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự gắn kết
STT Yếu tố Tác giả
1 Đào tạo và phát triển Hassan Jafri (2013) 2 Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống Hassan Jafri (2013) 3 Khen thưởng Hassan Jafri (2013) 4 Tiền lương Trần Kim Dung (2005)
(Nguồn: tác giả tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính lần 1)
Hầu hết các ý kiến của các chuyên gia đều cho trùng với thang đo gốc (phụ lục 1) trong nghiên cứu của Hassan Jafri (2013) và của Trần Kim Dung (2005) tuy nhiên có một số ý kiến mới sau:
- Đối với biến độc lập đào tạo và phát triển: loại bỏ biến ĐT3 - cấp trên khuyến khích tơi nâng cao kỹ năng của mình, thêm vào biến ĐT7 - Sau khi đào tạo xong, việc đánh giá đào tạo được thực hiện tốt.
- Đối với biến về khen thưởng: được chuyên gia giữ ngun so với mơ hình gốc. - Đối với biến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: thêm vào biến CB3 - Cơng ty có chế độ phúc lợi tốt.
- Đối với biến phụ thuộc sự gắn kết: được chuyên gia giữ ngun so với mơ hình gốc.
- Thêm vào biến độc lập tiền lương.
- Trong thang đo về biến tiền lương - nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), loại bỏ biển TL1, TL2 và TL4 thêm vào biến TL6 - Mức khoán sản phẩm là phù hợp.
1.3.2.2. Độ tin cậy của thang đo
Sau khi tiến hành khảo sát trong nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo. Kết quả chạy Cronbach’s Alpha (phụ lục 9) thu được:
- Đào tạo và phát triển: loại biến “ Công ty cung cấp những cơ hội cho nhân viên phát triển nghề”.
- Sự cân bằng giữa cơng việc và cuộc sống: loại biến “Cơng ty có chế độ phúc lợi tốt”.
- Sự gắn kết: loại biến “Tôi luôn luôn làm nhiều việc hơn mức yêu cầu”.
Sau khi loại 3 biến quan sát, tác giả thu được kết quả Cronbach’s Alpha chung như trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha sau khi loại các biến không đạt yêu cầu
Yếu tố Kết quả Cronbach’s Alpha
Đào tạo và phát triển 0.744
Tiền lương 0.703
Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống 0.719
Khen thưởng 0.733
Sự gắn kết 0.800
Tóm tắt Chương 1
Có nhiều khái niệm về sự gắn kết, tuy nhiên nhìn chung các khái niệm đều cho rằng sự gắn kết là việc nhân viên trở nên tích cực tham gia vào cơng việc khi họ có thể thể hiện bản thân về thể chất, nhận thức và tình cảm (Kahn, 1990). Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại phân xưởng sản xuất bao dệt công ty PV Building là đào tạo và phát triển, tiền lương, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, khen thưởng.
Tóm lại trong chương này, tác giả đã trình bày các khái niệm liên quan tới sự gắn kêt, tầm quan trọng của sự gắn kết, các yếu tố ảnh hưởng tới sự gắn kết, và giới thiệu một số nghiên cứu trước đây liên quan tới sự gắn kết. Bên cạnh đó, tác giả cịn giới thiệu thang đo tác giả sử dụng trong nghiên cứu này, dựa vào thang đo gốc của mơ hình Hassan Jafri (2013) và Trần Kim Dung (2005), đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phân xưởng sản xuất bao dệt công ty PV Building hiện tại.
Chương 2 - THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT BAO DỆT CÔNG TY PV BUILDING