Thứ tự ưu tiên giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tới sự gắn kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên công ty cổ phần nhà và thương mại dầu khí (PV building) trường hợp nghiên cứu tại phân xưởng sản xuất bao dệt (Trang 68 - 73)

hiệu Vấn đề đang xảy ra tại xưởng

Ưu tiên

a Nhân viên có thái độ khơng quan tâm nhiều tới việc đào tạo những kỹ năng chuyên môn

3

b Nhân viên ít được thảo luận về yêu cầu đào tạo 4 c Nhân viên có dấu hiệu khơng tin tưởng vào những lời hứa hẹn từ công ty 4 d Việc đánh giá đào tạo chỉ thực hiện một cách đơn giản 3 e Định mức khốn sản phẩm đơi khi không phù hợp với thực tế. 2 f Việc điều chỉnh định mức sản phẩm còn thực hiện chậm khi xảy ra sự cố 4 g Mức độ hỗ trợ của công ty khi nhân viên đăng ký người thân tham gia du

lịch vẫn còn thấp

4

h Mức độ khen thưởng khơng nhiều, hình thức khen thưởng chưa phong phú

1

i Việc lựa chọn nhân viên để khen thưởng mang cảm tính và khơng minh bạch; chỉ tiêu lựa chọn người nhận được khen thưởng cũng không thông báo cho nhân viên biết.

1

k Thái độ nhân viên thờ ơ đối với việc khen thưởng 1 (Trong đó 1 là ưu tiên giải quyết cao nhất và 4 là ưu tiên giải quyết thấp nhất)

Với 10 vấn đề đã nêu ở bảng 2.14, tác giả tiến hành sắp xếp các vấn đề thành 4 nhóm như sau:

- Nhóm 1: các vấn đề cần được giải quyết và có mức độ ưu tiên cao nhất. Trong nhóm 1 gồm các vấn đề ký hiệu h, i, k tại bảng 2.14. Toàn bộ các vấn đề trên đều thuộc vào yếu tố khen thưởng.

- Nhóm 2: các vấn đề có mức độ ưu tiên trung bình. Trong nhóm 2 có các vấn đề ký hiệu là e, a, d tại bảng 2.14. Các vấn đề trong nhóm này thuộc vào 2 yếu tố là đào tạo và phát triển (2 vấn đề) và yếu tố tiền lương (1 vấn đề).

- Nhóm 3: các vấn đề có mức độ ưu tiên thấp bao gồm các vấn đề ký hiệu là b, c, f, g tại bảng 2.14. Trong số 4 vấn đề ở nhóm 3 có 2 vấn đề thuộc yếu tố đào tạo và phát triển, 1 vấn đề ở yếu tố tiền lương và 1 vấn đề ở yếu tố sự công bằng giữa công việc và cuộc sống.

Tóm tắt Chương 2

Trong chương này, tác giả đã phân tích đánh giá mức độ gắn kết của nhân viên thơng qua 4 nhóm gồm đào tạo và phát triển, tiền lương, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, và khen thưởng. Bên cạnh đó, yếu tố sự gắn kết của nhân viên có điểm trung bình ở mức khá cao 3.787, mức độ đồng ý đối với các câu hỏi là trên 50%.

Mức độ ảnh hưởng của 4 yếu tố trên đối với sự gắn kết là khác nhau. Ảnh hưởng cao nhất là yếu tố tiền lương, yếu tố khen thưởng có mức ảnh hưởng cao thứ 2 và 2 yếu tố cịn lại có mức ảnh hưởng thấp đến sự gắn kết.

Vì vậy, thơng qua việc giải quyết các vấn đề mà cơng ty gặp phải trong phân tích 4 yếu tố, sẽ làm gia tăng sự gắn kết của nhân viên tại phân xưởng sản xuất bao dệt công ty PV Building. Trong đó, tác giả đã phát hiện ra 10 vấn đề đang làm cho sự gắn kết của nhân viên trong phân xưởng giảm xuống và 5 ưu điểm của phân xưởng đối với sự gắn kết. 10 vấn đề trong phân xưởng được tác giả gôm thành 3 nhóm dựa vào mức độ ưu tiên bao gồm:

- Nhóm 1: nhóm có mức độ ưu tiên cao (gồm các vấn đề về khen thưởng).

- Nhóm 2: nhóm có mức độ ưu tiên trung bình (gồm 1 vấn đề của yếu tố tiền lương và 2 vấn đề của yếu tố đào tạo).

- Nhóm 3: nhóm có mức độ ưu tiên thấp (gồm 1 vấn đề của yếu tố sự gắn kết của công việc và cuộc sống; 2 vấn đề trong yếu tố đào tạo và 1 vấn đề trong yếu tố tiền lương).

Chương 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT BAO DỆT CÔNG TY PV BUILDING

3.1. Định hướng phát triển của phân xưởng sản xuất:

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty PV Building năm 2014 đã đồng ý với các đề xuất về phương hướng hoạt động của phân xưởng sản xuất trong thời gian từ năm 2014 – 2020 là: mở rộng thị trường mới cho các khu vực bên trong cũng như ngồi khu cơng nghiệp Dung Quất đối với sản phẩm bao dệt.

Để hoàn thành phương hướng phát triển đã đề ra, phân xưởng sản xuất bao dệt đã đưa ra một số mục tiêu để hồn thành đó là:

- Mở rộng thêm 2 cơ sở sản xuất bao bì mới vào năm 2017 và 2020; - Xây dựng thêm 1 khu nhà cho nhân viên ở tại khu kinh tế Dung Quất; - Tăng trưởng doanh thu hàng năm đối với sản phẩm bao dệt 10% - 20%; - Hồn thành việc nhập máy móc thiết bị mới vào năm 2017;

- Tạo điều kiện làm việc tốt nhất đối với nhân viên;

- Hoàn thành việc xây dựng các điều kiện nền tảng về nguồn nhân lực để phát triển phân xưởng sản xuất thành đơn vị chuyên nghiệp, hiệu quả, phát triển bền vững và có vai trị chủ đạo trong sự nghiệp phát triển của công ty.

3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp

- Dựa vào việc phân tích những nguyên nhân, ở chương 2 từ mục 2.2.2 đên mục 2.2.5, để tiến hành đưa ra giải pháp.

- Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở lấy ý kiến của các nhóm trưởng và lãnh đạo phịng tổ chức hành chính trong nghiên cứu định tính lần 3.

- Các giải pháp được đưa ra cần phải căn cứ vào định hướng phát triển của phân xưởng sản xuất bao dệt.

3.3. Giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên

phục những vấn đề đang ảnh hưởng không tốt đến sự gắn kết. Nhóm 2 là những giải pháp để phát huy hơn nữa những ưu điểm ảnh hưởng tốt tới sự gắn kết

3.3.1. Giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề ảnh hưởng không tốt tới sự gắn kết của nhân viên tại phân xưởng công ty PV Building. của nhân viên tại phân xưởng cơng ty PV Building.

Nhóm giải pháp này có 10 vấn đề được tác giả chia ra làm 3 nhóm như đã nêu ở mục 2.3.

3.3.1.1. Nhóm 1: nhóm có mức độ ưu tiên cao nhất

Tại nhóm 1 tác giả tập trung giải quyết 3 vấn đề chính trong yếu tố khen thưởng đó là: mức độ khen thưởng khơng nhiều, hình thức khen thưởng chưa phong phú; việc lựa chọn nhân viên để khen thưởng mang cảm tính và khơng minh bạch; thái độ nhân viên thờ ơ đối với việc khen thưởng.

Nguyên nhân xảy ra:

- Do các nhóm trưởng cũng như ban lãnh đạo chưa nhận ra được tầm quan trọng của khen thưởng, nó khơng chỉ khích lệ nhân viên nỗ lực hơn mức bình thường mà nó còn làm gia tăng giá trị của nhân viên đối với cơng ty.

- Do cách thức, quy trình lựa chọn nhân viên ưu tú từ bộ phận tổ chức hành chính giao hồn tồn cho các nhóm trưởng, mà không kiểm tra lại hay xem xét các ý kiến khác từ nhân viên.

- Việc khen thưởng chưa kích thích được nhân viên nỗ lực. - Do ít có sự trao đổi giữa các nhóm trưởng và nhân viên.

Nội dung giải pháp:

- Về mức độ khen thưởng: theo như hỏi ý kiến của một số nhân viên trong nghiên cứu định tính lần 3 cho biết đối với mức độ khen thưởng năm 2015 có thể sẽ được gia tăng 5 – 10%.

- Bên cạnh đó đối với việc thưởng cho nhân viên theo quý nên gia tăng thêm về số lượng hiện tại một quý số lượng nhân viên được thưởng là 1 -4 người chiếm 2% trong tổng số nhân viên tại phân xưởng sản xuất. Chính vì vậy nên gia tăng thêm

khoảng 3 - 9 người được nhận thưởng/ quý. Chi phí tăng thêm vào khoảng 20,000,000 – 30,000,000.

- Loại hình khen thưởng: hiện tại đối với khen thưởng ngồi kế hoạch cơng ty chỉ có 2 dạng là khen thưởng cho các sáng kiến và khen thưởng cho nhân viên làm việc xuất sắc trong quý với hình thức bằng tiền mặt trị giá khoảng từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng.

- Đề xuất một số hoạt động cho công ty trong bảng 3.1 (được trao đổi từ nghiên cứu định tính lần 3 – Phụ lục 11).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên công ty cổ phần nhà và thương mại dầu khí (PV building) trường hợp nghiên cứu tại phân xưởng sản xuất bao dệt (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)