Đặc điểm của việc kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong công tác kiểm tra tại chi cục thuế quận 9 (Trang 32)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

2.3 KSNB trong hoạt động kiểm tra thuế

2.3.2 Đặc điểm của việc kiểm tra thuế

Về chủ thể kiểm tra thuế được xác định là các cơ quan quản lý thuế. Theo quy

định tại khoản 2, Điều 2, Luật quản lý thuế 2006, cơ quan quản lý bao gồm: Cơ quan quản lý thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, các Chi cục Thuế. Cơ quan Hải quan gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan và các Chi cục Hải quan.

Về nội dung kiểm tra thuế: việc chấp hành luật, pháp lệnh, các chính sách thuế đối với mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế. Kiểm tra việc chấp hành các luật thuế và việc thực hiện nghiệp vụ quản lý thu thuế của cơ quan thuế các cấp, các viên chức ngành thuế. Xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế của công dân và các tổ chức kinh tế.

Về phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thuế là quá trình quan sát, yêu cầu cung

cấp thơng tin, phân tích, xác minh để tìm kiếm sự bảo đảm hợp lý các khoản, mục mà các đối tượng nộp thuế đã kê khai.

2.3.3 Vai trị của kiểm sốt nội bộ trong hoạt động kiểm tra thuế

Đối với một tổ chức thuế thì vai trị của tổ chức KSNB trong hoạt động kiểm tra thuế có thể tóm tắt như sau:

Tạo lập một cơ cấu kỷ cương trong tồn bộ quy trình hoạt động của đơn vị. Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn được phương pháp tối ưu đối phó với các rủi ro trong việc thực hiện mục tiêu thu thuế.

Tạo lập được một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức.

Việc tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa Đội Kiểm tra nội bộ và các Đội Kiểm tra thuế hoặc cấp trên với cấp dưới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm do thiếu sót hoặc cố tình gây ra.

Giúp đánh giá và hoàn thiện hơn những bất cập cần bổ sung của hệ thống KSNB để ngăn chặn kịp thời những rủi ro phát sinh, hoàn thành nhiệm vụ thu thuế đề ra.

2.4 Kết luận chương 2

Trong chương 2 này, tác giả đã nêu được tổng quan chung về lý thuyết KSNB theo INTOSAI, trình bày chi tiết về hoạt động của một hệ thống KSNB có hiệu quả

cần thực hiện tốt năm yếu tố cấu thành gồm: Mơi trường kiểm sốt ; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm sốt; Thơng tin và truyền thơng; Giám sát.

Bên cạnh đó tác giả cũng đã trình bày khái quát về hoạt động kiểm tra thuế, nêu lên được khái niệm, đặc điểm, mức độ rủi ro và vai trị của KSNB trong ngành thuế. Mơ tả được khái quát về tầm quan trọng của việc kiểm tra thuế. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ tập trung xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động, phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu.

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ở chương 2 tác giả đã khái quát lý luận vệ hệ thống KSNB về công tác kiểm tra thuế, qua đó tác giả đưa ra các yếu tố cơ bản để xây dựng khung lý thuyết của đề tài. Trong chương 3, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu, xây dựng các thang đo, thiết kế bảng câu hỏi và các kết quả thống kê mô tả cơ bản.

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính là một dạng nghiên cứu khám phá trong đó dữ liệu được thu thập ở dạng định tính, cụ thể là tác giả tìm hiểu và đánh giá các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về thực trạng công tác tổ chức hệ thống KSNB hiện nay, các văn bản pháp luật quy định về hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế Quận 9, công tác tổng kết đánh giá, công tác kiểm tra hàng năm tại Chi cục, ý kiến của cấp lãnh đạo và công chức tại các Đội kiểm tra thuế thuộc CCT quận 9. Các dữ liệu thứ cấp được tác giả phân tích hàng năm, tính tỷ lệ so sánh để đánh giá các nhân tố tác động trong hệ thống KSNB đến công tác kiểm tra.

Phương pháp định lượng: các số liệu sơ cấp thu về từ bảng khảo sát câu hỏi, tác giả sử dụng phương pháp định lượng thống kê mô tả để so sánh tỷ lệ các câu trả lời, từ đó đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế Quận 9.

Dữ liệu sau khi thu thập được tác giả tiến hành xử lý, nhập liệu và với sự hỗ trợ của chương trình SPSS 20.0 để cho ra kết quả nghiên cứu.

3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một hệ thống phương pháp nghiên cứu phù hợp, nhưng dữ liệu nghiên cứu không thu thập đầy đủ và khách quan dẫn đến kết quả nghiên cứu sai lệch. Để bảo đảm dữ liệu nghiên cứu có độ tin cậy cao, tác giả tổ chức ghi nhận dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể:

Hệ thống các văn bản về KSNB của Tổng cục thuế Việt Nam, Cục Thuế TP.HCM và tại Chi cục Thuế Quận 9.

Số đối tượng nộp thuế được kiểm tra và số thuế truy thu, phạt sau kiểm tra trong vòng 06 năm, từ năm 2009 đến năm 2014 trong các Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm gửi lên Cục Thuế TP.HCM.

Dữ liệu sơ cấp:

Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, sau khi xây dựng hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức tác giả đã tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát này đến trực tiếp Ban lãnh đạo và các Đội thuộc Chi cục Thuế Quận 9. Sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhằm tiếp thu và đánh giá chất lượng và ghi nhận các câu trả lời một cách khách quan nhất.

Nghiên cứu được thực hiện vào từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2015 với số lượng mẫu là khoảng 90. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp xử lý dữ liệu: dữ liệu nghiên cứu được tiến hành xử lý theo các bước sau:

(1) Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (α). Qua đó, các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Alpha lớn hơn 0.60 (Theo

Nunnally & Bernstein, 1994).

(2) Phân tích nhân tố EFA chỉ sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải lớn hơn 0.50 (trích Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 397). Sau khi phân tích nhân tố, tiến hành loại các biến có trọng số EFA nhỏ; kiểm tra nhân tố trích và phương sai trích.

tra hiện tượng đa cộng tuyến. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Dùng số liệu quan sát để ước lượng ảnh hưởng của biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc. Từ các tham số ước lượng được các tác động ảnh hưởng, thực hiện các dự báo và đưa ra các kiến nghị về giải pháp hoàn thiện.

3.3 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi thống nhất các nội dung trong buổi thảo luận nhóm, tác giả tiến hành xây dựng các thang đo chính thức cho nghiên cứu:

Thang đo lường nhân tố mơi trường kiểm sốt gồm 06 biến quan

sát và được ký hiệu là MTKS và được đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

MTKS1: Lãnh đạo CCT thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên. MTKS2: Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận.

MTKS3: Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân viên.

MTKS4: Nhân viên ln có cơ hội để phát triển.

MTKS5: Phân cơng cơng việc phù hợp với trình độ chun mơn của mỗi nhân viên. MTKS6: MTKS ảnh hưởng đến kết quả công việc KSNB tại Chi cục Thuế.

Thang đo lường nhân tố đánh giá rủi ro gồm 06 biến quan sát và được ký hiệu là ĐGRR và được đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

ĐGRR1: Xây dựng quy trình tìm kiếm rủi ro ảnh hưởng tới cơng tác kiểm tra thuế.

ĐGRR2: Rủi ro bỏ sót các doanh nghiệp gian lận thuế.

ĐGRR3: Nâng cao trình độ chun mơn của cơng chức kiểm tra.

ĐGRR4: Xử phạt công chức thuế bắt tay với hành vi trốn thuế của doanh nghiệp.

ĐGRR5: Nâng mức xử phạt đối với hành vi gian lận thuế.

ĐGRR6: Đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến kết quả công việc KSNB tại Chi cục Thuế.

Thang đo lường nhân tố hoạt động kiểm soát gồm 08 biến quan sát

HĐKS1: Quy trình kiểm tra thuế được giản lược, bỏ bớt các trình tự thủ tục. HĐKS2: Đảm bảo những doanh nghiệp có trong kế hoạch kiểm tra mới được kiểm tra.

HĐKS3: Thực hiện phân chia trách nhiệm giữa các thành viên trong Đòan kiểm tra.

HĐKS4: Hạn chế việc yêu cầu doanh nghiệp đem sổ sách lên cơ quan thuế. HĐKS5: Luân chuyên nhân viên giữa các Đội theo định kỳ.

HĐKS6: Đối chiếu giữa sổ sách và chứng từ thực tế.

HĐKS7: Việc kiểm tra công tác kiểm tra của công chức kiểm tra được tiến hành độc lập thông qua Đội Kiểm tra nội bộ.

HĐKS8: Hoạt động kiểm sốt ảnh hưởng đến kết quả cơng việc KSNB tại Chi cục Thuế.

Thang đo lường nhân tố hoạt động thông tin truyền thông gồm 07

biến quan sát và được ký hiệu là TTTT và được đo lường bằng 7 biến quan sát: TTTT1: Thu thập thông tin thích hợp từ các cơ quan bên ngoài như bảo hiểm, lao động, sở kế hoạch đầu tư đề thu thập các thông tin đáng tin cậy về tình hình kinh doanh, tham gia bảo hiểm... của doanh nghiệp.

TTTT2: Quy trình quản lý thuế và xử lý thông tin được thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế mới.

TTTT3: Tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp.

TTTT4: Tiếp nhận những đề xuất cải tiến hay những bất cập trong quản lý từ nhân viên trong Chi cục Thuế.

TTTT5: Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả..

TTTT7: Thông tin và truyền thông ảnh hưởng đến kết quả công việc KSNB tại chi cục thuế.

Thang đo lường nhân tố hoạt động giám sát gồm 06 biến quan sát

và được ký hiệu là HĐGS và được đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

HĐGS1: Đội kiểm tra thuế được phép báo cáo trực tiếp cho người quản lý cao nhất.

HĐGS2: Bỏ qua công việc kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

HĐGS3: Nâng cao trình độ chun mơn, kế tốn cho công chức trong bộ phận kiểm tra thuế.

HĐGS4: Tiếp nhận ý kiến góp ý từ nhân viên thuế, doanh nghiệp.

HĐGS5: Những sai sót trong quy trình xử lý được phát hiện kịp thời và báo cáo lên cấp trên quản lý.

HĐGS6: Giám sát ảnh hưởng đến kết quả công việc KSNB tại Chi cục Thuế. Dựa vào nghiên cứu định tính, tác giả nghiên cứu tổng hợp, phân tích và lượng hóa các yếu tố thuộc tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo sát định lượng. Bảng câu hỏi phác thảo gồm có 33 câu hỏi tương ứng với 5 nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến hoạt động KSNB (Tham khảo phụ lục số 2). Các câu hỏi cụ thể được đo lường theo thang đo likert 5 mức độ: hoàn tồn khơng đồng ý, khơng đồng ý, khơng ý kiến, đồng ý, hồn tồn đồng ý.

Dựa trên nền tảng lý thuyết đã trình bày ở chương 2 và kết quả thảo luận nhóm, mơ hình nghiên cứu đề xuất được trình bày như sau:

Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất 3.4 Thực hiện nghiên cứu định lượng 3.4 Thực hiện nghiên cứu định lượng

Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày 15/01/2014 cho đến ngày 15/04/2015. Tác giả nghiên cứu và gặp gỡ trực tiếp các lãnh đạo để phỏng vấn và đề nghị trả lời bảng câu hỏi. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 90 phiếu.

Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thơng tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng sẽ trở thành dữ liệu chính cho q trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng như sự u cầu chính xác của thơng tin nên trong q trình thu thập dữ liệu tác giả nghiên cứu đã giải thích rất chi tiết, cặn kẽ cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng yếu tố. Sau khi phỏng vấn xong, tác giả nghiên cứu rà soát tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hồn chỉnh phiếu khảo sát.

Sau khi hoàn chỉnh điều tra, tiếp theo tiến hành làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ bị sẽ loại để kết quả phân tích khơng bị sai

lệch. Sau khi nhập liệu, sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc những giá trị trả lời không nằm trong thang đo, khi đó, cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và hiệu chỉnh cho hợp lý (có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu lại cho chính xác).

Để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào:

+ Kích thước tối thiểu.

+ Số lượng biến đo lường đưa vào phân tích.

Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Trích Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang

397-398). Như vậy, theo nghiên cứu này có 28 biến quan sát. Theo Hair & ctg

(2006) kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là từ 80 đến 100. Vì vậy, để đạt được kích thước mẫu đề ra và đảm bảo cho kết quả nghiên cứu đại diện cho tổng thể, tác giả đã tiến hành gửi 90 bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các lãnh đạo và đồng nghiệp tại các Chi cục Thuế Quận 9 và thu về được 82 mẫu hợp lệ (có 08 mẫu bị loại do các lãnh đạo và đồng nghiệp không đánh đầy đủ thông tin, hoặc bỏ nhiều ô trống hoặc đánh nhiều lựa chọn trong cùng một câu hỏi).

Bảng 3.1: Thống kê Tình hình khảo sát

Mơ tả Số lượng (bảng) Tỷ lệ (%)

Số bảng câu hỏi phát ra 90 -

Số bảng câu hỏi thu về 90 100

Trong đó Số bảng câu hỏi hợp lệ 82 91,2

Số bảng câu hỏi không hợp lệ 08 8,8

3.5 Kết luận chương 3

Trong chương 3 này tác giả đã xây dựng được khung mơ hình nghiên cứu với 5 nhân tố tác động ảnh hưởng được dựa trên cơ sở lý thuyết INTOSAI 1992. Tác giả đã đưa ra được 3 câu hỏi nghiên cứu và phương pháp xử lý 3 câu hỏi đó, phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu, cách thức thiết kế câu hỏi khảo sát và đối tượng được lựa chọn khảo sát. Trong chương 4 tiếp theo, tác giả sẽ mô tả chi tiết về kết quả khảo sát và phân tích kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TRONG CƠNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI

CỤC THUẾ QUẬN 9 4.1 Giới thiệu Chi cục Thuế Quận 9

Chi cục thuế quận 9 hiện có 12 đội, bao gồm Đội Nghiệp vụ dự toán; Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Đội Kiểm tra nội bộ; Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học; Đội Hành chánh - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; 3 Đội Kiểm tra thuế; Đội Thuế thu nhập cá nhân và Đội Thuế liên phường. Tổng số cán bộ viên chức tính đến 31/12/2014 là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong công tác kiểm tra tại chi cục thuế quận 9 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)