Về thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong công tác kiểm tra tại chi cục thuế quận 9 (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong cơng tác kiểm tra

5.1.1 Về thông tin và truyền thông

Cần tổ chức các buổi tập huấn về thuế cho các doanh nghiệp một cách định kỳ hoặc trong các trường hợp khi có sự thay đổi về chính sách. Thực hiện tốt cơng tác này sẽ giúp cho Chi cục Thuế truyền đạt những thông tin thay đổi hoặc chính sách thuế trong các thời kỳ, cách thức thực hiện đến từng Doanh nghiệp giúp Doanh nghiệp thực

hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Để thực hiện được biện pháp này thì trước tiên các cơng chức thuế ln đi đầu trong việc nắm bắt và hiểu rõ các quy định mới thì mới có thể hướng dẫn cho các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng.

Cần đầu tư trang bị cho hệ thống máy móc thiết bị đảm nhận việc truyền tải thơng tin trong đơn vị. Thông tin cập nhật kịp thời cịn có thể giúp Ban lãnh đạo đưa ra những chính sách, biện pháp kịp thời, mang lại hiệu quả cao nếu được đưa ra đúng thời điểm.

Thực hiện nguyên tắc phân quyền và xét duyệt hồ sơ nhằm tránh việc quyền hạn tập trung quá nhiều vào một số người, dễ nảy sinh tiêu cực và ùn tắc công việc trong quản lý. Trách nhiệm và quyền hạn được phân công cụ thể cho từng cấp quản lý. Quá trình ủy quyền được mở rộng đến cấp dưới thấp hơn nhưng khơng làm mất tính tập trung trong quản lý đơn vị mà nhằm phát huy năng lực của từng người quản lý, giúp cho người quản lý nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát và hiệu quả của hoạt động thu đạt tỷ lệ cao nhất.

Phân chia trách nhiệm để giảm thiểu việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai khơng ngăn ngừa được thì khơng một bộ phận hay cá nhân nào được giao một công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Đặc biệt là trong quá trình quản lý NNT, từ lúc NNT đăng ký thuế ban đầu, nộp tờ khai đến việc quản lý nợ và kiểm tra doanh nghiệp không thể do một người đảm nhận hết, hoặc không thể cán bộ quản lý nợ đôn đốc thu và cán bộ kiểm tra thuế cùng là một người, tránh trường hợp một cá nhân hay một bộ phận, đội nào đó thực hiện tất các các khâu của quy trình mà khơng có sự giám sát, kiểm tra đối chiếu với nhau. Bên cạnh đó, việc phân chia trách nhiệm giữa các phịng ban và các bộ phận có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý tổ chức ở mức độ tổng thể. Việc phân chia này tạo nên một môi trường quản lý linh hoạt, trách nhiệm được chia nhỏ và công tác quản lý sẽ tối ưu hơn rất nhiều.

Việc yêu cầu doanh nghiệp đem hồ sơ, sổ sách, chứng từ có liên quan đến Chi cục Thuế phải được hạn chế đến mức tối đa. Thứ nhất, việc này sẽ có rủi ro mất mát chứng từ. Thứ hai, việc kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp này khó có thể đạt hiệu quả cao, do Đồn kiểm tra khơng thể thực hiện các thủ thuật trong kiểm tra như: kiểm kê tài sản, đánh giá hoạt động tại doanh nghiệp …. Ban lãnh đạo Chi cục Thuế nên

giao một bộ phận trong Chi cục Thuế (ví dụ: Đội Bảo vệ, Đội Kiểm tra nội bộ…) để theo dõi và báo cáo trực tiếp cho Ban lãnh đạo nếu có trường hợp này xảy ra, nhằm hạn chế tối đa việc công chức thực hiện việc kiểm tra doanh nghiệp tại trụ sở người nộp thuế nhưng được thực hiện tại cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong công tác kiểm tra tại chi cục thuế quận 9 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)