2.4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB
2.4.3.2. Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt đƣợc trong thời gian hoạt động sau hợp nhất, SCB cịn có những tồn động cần phải xử lý:
Thứ nhất, trong cơ cấu nguồn vốn huy động SCB chƣa thu hút đƣợc một
lƣợng lớn khách hàng tổ chức kinh tế, hiện tại nguồn vốn huy động đƣợc từ thành phần này rất thấp, số lƣợng khách hàng doanh nghiệp chƣa nhiều. Đây là một phân khúc thị trƣờng đầy tiềm năng, nếu huy động đƣợc SCB sẽ gia tăng đƣợc tiền gửi khơng kì hạn với ƣu điểm là chi phí lãi thấp. Bên cạnh đó là nguồn vốn huy động ngắn hạn còn chiếm phần lớn, nguồn vốn trung dài hạn còn thấp. Việc mất cân đối giữa cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn theo loại tiền (ngoại tệ) và theo kỳ hạn nhất là kỳ hạn trung dài hạn đã ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản, cũng nhƣ sự ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho SCB trong việc quản trị nguồn vốn, khó đảm bảo cân đối kỳ hạn. Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, tỷ suất tài sản có sinh lời giảm liên tục qua các năm trong cơ cấu tài
sản có và thấp hơn các NHTM khác. Cơ cấu tài sản có sinh lời chƣa phù hợp, hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn gây rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Bên cạnh đó là chất lƣợng tài sản có khơng ngừng suy giảm trong một thời gian dài nhƣ tỷ lệ nợ xấu không ngừng gia tăng và ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, gây sụt giảm lợi nhuận cho ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động đầu tƣ, góp vốn mua cổ phần chƣa mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh của SCB còn phụ thuộc quá nhiều vào hoạt
động tín dụng, huy động vốn thuần túy, tuy nhiên nguồn thu nhập từ hoạt động này chƣa mang lại hiệu quả cao, thu nhập cịn thấp trong khi đó ngân hàng phải liên tục trích lập chi phí dự phịng rủi ro tín dụng khi tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng trong một thời gian dài. Điều này gây ảnh hƣởng xấu đến mức lợi nhuận của ngân hàng. Thêm vào đó chi phí lãi của ngân hàng không ngừng gia tăng, tốc độ tăng của chi phí lãi ln cao hơn tốc độ tăng của thu nhập lãi. Vì thế sự sụt giảm về thu nhập lãi thuần ảnh
hƣởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Trong khi đó, các hoạt động dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng hiện đại chƣa đƣợc đầu tƣ và phát triển đúng mức. Các hoạt động ngoài lãi của ngân hàng chƣa mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là hoạt động dịch vụ. Hầu hết thu nhập từ các hoạt động này đều rất thấp, không tƣơng xứng với quy mô hoạt động của ngân hàng.
Thứ tư, trong năm 2013, SCB thực hiện bán nợ cho VAMC, dẫn đến tỷ lệ nợ
quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách đã giảm, nhƣng trên thực tế khả năng xử lý thu hồi nợ chƣa có nhiều tiến triển. Nếu tình hình thu hồi nợ của SCB khơng tiến triển sau 5 năm nữa thì SCB bắt buộc nhận lại những khoản nợ đã bán cho VAMC và khi đó tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ cao và gây gia tăng chi phí dự phịng rủi ro, ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của ngân hàng. Công tác xử lý và thu hồi nợ chƣa đạt hiệu quả cao, nguồn thu từ việc xử lý thu hồi nợ vẫn còn khá khiêm tốn trong khi dƣ nợ xấu của ngân hàng vẫn còn cao. Bên cạnh đó là sau hợp nhất ngân hàng chú trọng cơng tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nợ, mức tăng trƣởng cho vay không đáng kể.
Thứ năm, cơ cấu dƣ nợ tín dụng chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nên SCB
chƣa phân tán đƣợc rủi ro. Với dƣ nợ cho vay vào lĩnh vực bất động sản khá cao (chiếm tỷ trọng 9,98%) là chƣa hiệu quả do hiện tại thì trƣờng bất động sản đang đóng băng, diễn ra trầm lắng, hàng tồn kho cao và tính thanh khoản kém sẽ gây khó khăn đối với q trình xử lý nợ tồn đọng của SCB. Bên cạnh đó, dƣ nợ tín dụng của SCB tập trung vào trung và dài hạn, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ đến cuối năm 2013 chiếm 24,7%, điều này sẽ làm cho vòng quay vốn của SCB diễn ra chậm, gây khó khăn trong việc ngân hàng đầu tƣ vào lĩnh vực khác.
Thứ sáu, mức độ kiểm sốt chi phí của ngân hàng cịn kém, tốc độ tăng trƣởng
của chi phí vẫn ln cao hơn tốc độ tăng trƣởng thu nhập. Đặc biệt là chi phí lãi cho các nguồn vốn huy động không ngừng gia tăng, ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể là gây sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Thứ bảy, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhƣ ROA, ROE,
NIM còn rất thấp, chƣa tƣơng xứng với quy mơ hoạt động, thấp hơn mức trung bình ngành. Nếu so với các ngân hàng cùng quy mô nhƣ ACB, Sacombank, Eximbank,.... thì có sự chênh lệch khá lớn. Nhƣ vậy, sau hợp nhất SCB chƣa phát huy đƣợc lợi thế kinh tế theo quy mô, lợi nhuận mang lại chƣa tƣơng xứng với quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản.
Thứ tám, tài sản cấn trừ nợ còn rất lớn hiện còn đang ở mức rất cao khoảng
11.118 tỷ đồng, tuy nhiên việc khai thác còn chậm, chƣa mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Do đó, SCB chƣa hiệu quả trong việc sử dụng và khai thác các tài sản cấn trừ nợ.