7. Bố cục của đề tài
1.1. Các nghiên cứu trước đây
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Bùi Thị Minh Hải, 2012. “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh 1.1.2.1.
nghiệp may mặc Việt Nam”. Luận án tiến sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Mục tiêu của đề tài là làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp, phân tích đặc điểm ngành may mặc ảnh hưởng đến hệ thống KSNB trong doanh nghiệp như thế nào, nghiên cứu, khảo sát thực trạng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may Việt Nam, nghiên cứu phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lê Nin vào nghiên cứu xã hội học, luận án sử dụng các phương pháp kỹ thuật cụ thể như quan sát, phỏng vấn để thu thập thông tin sơ cấp kết hợp với sưu tập thơng tin thứ cấp, phân tích và tổng hợp. Trong đó, phương pháp điều tra trên cơ sở lập phiếu điều tra và thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu điều tra được sử dụng chủ yếu nhất. Phiếu điều tra được xây dựng dựa theo ba yếu tố cấu thành hệ thống KSNB: mơi trường kiểm sốt, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả đã kết hợp với quan sát thực địa thực tế hoạt động của doanh nghiệp để việc phân tích, đánh giá khách quan hơn. Tác giả xác định phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp có quy mơ lớn, tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. Phiếu điều
tra được gửi cho 80 doanh nghiệp ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam, tác giả thu về được 63 phiếu trả lời, đạt tỷ lệ 78,75%.
Luận án đã hệ thống hóa lý luận chung về KSNB và hệ thống KSNB, trên cơ sở đó làm rõ đặc điểm chung của ngành may mặc toàn cầu tác động đến hệ thống KSNB của các doanh nghiệp trong ngành. Các kinh nghiệm tổ chức hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp kinh oanh trong lĩnh vực may mặc đã được đề cập và phân tích, từ đó rút ra bài học ứng dụng cho doanh nghiệp may Việt Nam. Qua quá trình khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp may Việt Nam, tác giả đã đưa ra được những yêu điểm, đặc biệt là các yếu điểm và nguyên nhân của các yếu điểm, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại những công ty này.
Do giới hạn về phạm vi và phương pháp nghiên cứu nên nghiên cứu cũng còn hạn chế. Sử dụng phiếu điều tra để thu thập dữ liệu ln ln có những hạn chế riêng, vì câu trả lời có thể được thiên vị và việc lựa chọn mẫu ít (63 doanh nghiệp) có thể dẫn đến sự sai lệch khi kết luận chung cho tổng thể các doanh nghiệp may tại Việt Nam.
Lại Thị Thu Thủy, 2012. “Xây dựng hệ thống KSNB hướng đến quản lý 1.1.2.2.
rủi ro trong doanh nghiệp”. Tạp chí Kiểm tốn số 5/2012.
Bài viết trình bày quan điểm của tác giả về việc xây dựng hệ thống KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, một nhu cầu thiết yếu trong thời hội nhập và cạnh tranh hiện nay.
Tác giả đã trình bày sơ lược lý luận về hệ thống KSNB theo báo cáo COSO và lý luận về quản lý rủi ro. Thông qua khảo sát thực tế về hệ thống KSNB tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã nhận thấy sự quan tâm về quản lý rủi ro khi xây dựng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp chưa được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Hầu như các oanh nghiệp đều mắc phải ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
Doanh nghiệp khơng xây dựng chính sách quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro không được xác định là vấn đề ưu tiên của doanh nghiệp Doanh nghiệp ít quan tâm đến rủi ro hoặc quan tâm quá muộn
Khơng có khn khổ đánh giá rủi ro thống nhất trong doanh nghiệp Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý rủi ro một cách rời rạc, thiếu tập trung
Công tác quản lý rủi ro ngày càng bị coi nhẹ trong doanh nghiệp
Khơng có sự đồng nhất trong cách diễn đạt ngôn ngữ rủi ro trong doanh nghiệp
Thiếu sự trao đổi thông tin về rủi ro trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp tồn tại “những vị trí đáng tin cậy” khơng được kiểm sốt
Phân công trách nhiệm không phù hợp
Nguyên nhân cơ bản của vấn đề trên là o văn hóa, quan niệm sống và làm việc và một nguyên nhân khác, đó là sự phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển của một nền kinh tế, giai đoạn ban đầu khi nền kinh tế của còn yếu kém, chưa phát triển thì chưa thể chú trọng quá nhiều đến rủi ro hay việc phòng ngừa, chỉ đến khi nào nền kinh tế đã bắt đầu bước vào giai đoạn khá ổn định thì vấn đề này thường mới được quan tâm.
Thông qua bài viết, tác giả cũng đã nêu lên được tính cấp thiết của việc xây dựng hệ thống KSNB gắn với quản lý rủi ro và điều kiện thực hiện việc này. Tuy nhiên, các điều kiện tác giả đưa ra cịn mang tính lý thuyết chung, khó có thể áp dụng vào thực tế một cách đầy đủ. Ngoài ra, nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích các tài liệu liên quan, chưa đi sâu vào việc phân tích khảo sát thực tế nên kết quả nghiên cứu cịn chưa mang tính thuyết phục cao.
Phùng Nguyễn Hồng Nguyệt, 2013. “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại
1.1.2.3.
Tổng công ty Liksin”. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TP HCM.
Luận văn thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát, thống kê mô tả, tổng hợp phân tích, phỏng vấn… để thu thập dữ liệu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB, và
phân tích thực trạng hệ thống KSNB tại Tổng công ty Liksin. Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng công ty thông qua bảng câu hỏi bao gồm 57 câu hỏi, được thiết kế dựa trên 8 nhân tố của hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2004. Đối tượng khảo sát bao gồm các nhà lãnh đạo trong Tổng cơng ty, các trưởng phó phịng, nhân viên tại Tổng cơng ty và các chi nhánh, xí nghiệp (tổng cộng 105 người).
Từ việc nghiên cứu thực trạng hệ thống KSNB tại Tổng công ty Liksin, kết hợp với việc phân tích, so sánh với cơ sở lý luận về hệ thống KSNB, tác giả đã nêu lên được những ưu điểm và hạn chế trong hệ thống KSNB tại Tổng cơng ty Liksin, từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện.
Do thời gian nghiên cứu giới hạn nên việc chọn mẫu khảo sát cịn ít (105 trên hơn 1000 nhân viên), o đó kết quả khảo sát mang tính thuyết phục chưa cao.
Nguyễn Thị Thanh Hương, 2014. “Hồn thiện hệ thống KSNB tại Cơng 1.1.2.4.
Ty TNHH Đồng Tâm”. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TP HCM.
Luận văn thực hiện nhằm đánh giá thực trạng hệ thống KSNB của Công ty TNHH Đồng Tâm, nhận diện những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác tổ chức và duy trì hệ thống KSNB hiệu quả. Tác giả đã tiến hành thu thập các quy định liên quan đến các yếu tố thuộc hệ thống KSNB như chính sách đạo đức, bảng mô tả cơng việc từng vị trí, các quy định liên quan đến KSNB và đồng thời thiết lập bảng câu hỏi dựa trên công cụ đánh giá KSNB của báo cáo COSO để khảo sát các cá nhân có trách nhiệm liên quan, nhằm thu thập thơng tin về nhận thức của các lãnh đạo và nhân viên về cách tổ chức và vận hành hệ thống KSNB. Có 50 bảng câu hỏi được gửi đi và trả lời, đối tượng khảo sát chủ yếu là các giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phó phịng ban, và các nhân viên tại cơng ty. Dựa trên kết quả khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá chung về hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Đồng Tâm.
Luận văn đã hệ thống hóa và nêu lên được sự phát triển cơ sở lý luận về hệ thống KSNB. Thơng qua q trình điều tra, khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Đồng Tâm, tác giả đã chỉ ra được những ưu điểm cũng như hạn chế
ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với Công ty TNHH Đồng Tâm khi đang phải đối mặt với q trình cạnh tranh vơ cùng gay gắt với các đối thủ trong và ngồi nước, giúp cơng ty tồn tại và phát triển, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian và phạm vi khảo sát, số lượng mẫu khảo sát cịn ít, những nhận định tác giả đưa ra đựa trên năng lực và ý kiến chủ quan của mình nên có thể chưa mang tính thuyết phục cao.
Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015. “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ
1.1.2.5.
thống KSNB tại Công ty Cổ Phần Fiditour”. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh
tế TP HCM.
Trên cơ sở lý thuyết nền tảng về hệ thống KSNB của báo cáo COSO 1992 và COSO 2013, tác giả sử dụng phương pháp uy vật biện chứng kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại cơng ty Fiditour, tìm ra những hạn chế, thiếu xót và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện hệ thống KSNB tại công ty.
Dữ liệu được thu thập thông qua việc thực hiện bảng câu hỏi khảo sát, trao đổi thông tin với đồng nghiệp và phỏng vấn nhà quản lý. Bảng câu hỏi được thiết lập dựa trên 5 nhân tố cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 1992, được gửi và trả lời bởi 20 người thuộc ban Giám đốc, các trưởng và phó phịng của các phịng ban trong công ty. Đồng thời, tác giả cũng thu thập các quy định liên quan đến hệ thống KSNB tại công ty, chú trọng đến các quy định, chính sách đạo đức, chính sách nhân sự, chính sách chăm sóc khách hàng, quy trình hoạt động, luân chuyển chứng từ, quy trình hợp đồng, quy trình bán tour, quy trình thanh tốn, quy trình điều hành, hướng dẫn, bảng mơ tả cơng việc cụ thể của từng vị trí…
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được các hạn chế của hệ thống KSNB tại công ty Fi itour và đưa ra các giải pháp khắc phục như: đề xuất xây dựng quy trình đánh giá, xử lý rủi ro, quy trình xử lý sự cố, đề xuất giải pháp bảo mật thông tin nội bộ khi thơng tin bị rị rỉ từ nhân viên cũ… Hạn chế của đề tài là tiếp cận hệ thống KSNB theo 5 bộ phận cấu thành nên chỉ thể hiện hệ thống KSNB ưới
góc nhìn chung nhất, số lượng mẫu khảo sát nhỏ, đối tượng khảo sát chỉ tập trung vào những nhân viên quản lý trong công ty nên việc đưa ra kết luận có thể chưa đầy đủ và chưa mang tính thuyết phục cao.