Sử dụng các công cụ phái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 30 - 34)

1.3. Các biện pháp quản trị rủi ro ngoại hối tại NHTM

1.3.4. Sử dụng các công cụ phái sinh

Cơng cụ tài chính phái sinh được hiểu là những cơng cụ được phát hành trên cơ sở những cơng cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá, lãi suất, giá vàng, …. Cơng cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts). Những công cụ trên cịn có thể kết hợp với nhau để tạo nên các công cụ lai tạo.

Mặc dù xuất hiện lần đầu tiên của cơng cụ tài chính phái sinh với tư cách là một cơng cụ phịng chống rủi ro nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị

trường tài chính, các cơng cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiến lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Chính vì những biến tướng như vậy nên khơng phải lúc nào sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh để phịng ngừa rủi ro cũng có hiệu quả. Các cơng cụ phái sinh ngày càng tinh vi và mang theo một số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Tuy vậy, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn của thế giới với mục đích chính và phổ biến là để phòng chống rủi ro trong hoạt động KDNH.

Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các cơng cụ tài chính phái sinh, những công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định trên một hoặc một số công cụ tài sản khác. Các loại công cụ phái sinh khác nhau bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng hoán đổi và các sản phẩm lai tạp.

+ Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng kỳ hạn

Trên thị trường mua bán hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp xuất hay nhập khẩu thường có nhu cầu bán ngoại tệ hay mua ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu với các nước khác. Với tình trạng tỷ giá ngoại tệ ln biến động bất thường, các nhà xuất nhập khẩu có xu hướng mua các hợp đồng kỳ hạn với các ngân hàng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Sau khi đã thực hiện hợp đồng bán kỳ hạn với các doanh nghiệp, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho chính ngân hàng mình, các ngân hàng này cần thực hiện mua đối ứng các giao dịch kỳ hạn này tại thị trường ngoại hối nước ngoài hoặc tại thị trường ngoại hối trong nước. Với các giao dịch kỳ hạn này, ngân hàng trong nước chỉ hưởng phí dich vụ, là khoản chênh lệch giữa phí kỳ hạn tính cho khách hàng trong nước và phí kỳ hạn mà ngân hàng nước ngồi tính cho ngân hàng trong nước khi thực hiện giao dịch kỳ hạn ngoại tệ.

Hàng hóa ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hóa nào: các loại ngoại tệ . Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính cá nhân. Giá hàng hóa đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hóa có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên

mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường. Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngồi ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể khơng chính xác.

+ Phịng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng tương lai

Cách thức phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai cũng gần tương tự như trường hợp phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn, như: khách hàng có nhu cầu bán hay mua một loại ngoại tệ nào đó trong tương lai cho nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và lo ngại tỷ giá biến động nhiều sẽ gây rủi ro cho số lượng ngoại tệ mà họ cần bán hay mua trên, khách hàng sẽ mua một hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, ngân hàng sau khi bán hợp đồng tương lai, phải thực hiện giao dịch đối ứng trên thị trường ngoại hối và hưởng chênh lệch phí đồng thời phịng ngừa được rủi ro có thể xảy ra khi tỷ giá biến động bất lợi.

Tuy nhiên, một trong những điểm khác biệt cơ bản của giao dịch tương lai và kỳ hạn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá là: hợp đồng kỳ hạn được thương lượng trực tiếp giữa hai chủ thể, không cần chuẩn hóa sản phẩm và khơng u cầu thủ tục phức tạp, trong khi hợp đồng tương lai được giao dịch trên Sở giao dịch tương lai nên việc chuẩn hóa hợp đồng là điểm quan trọng, vì vậy rủi ro tín dụng cũng được hạn chế nhiều hơn so với các giao dịch kỳ hạn.

+ Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng quyền chọn

Tương tự như hai loại sản phẩm phái sinh trên, khách hàng xuất nhập khẩu có nhu cầu mua sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi tỷ giá do tỷ giá có thể biến động bất lợi và gây tổn thất đến số lượng ngoại tệ dự kiến trong tương lai. Trong trường hợp này, khách hàng chọn mua hợp đồng quyền chọn (quyền chọn bán hoặc hoặc chọn mua). Cịn ngân hàng thì bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua. Đối với nước ta, trong thời gian trước đây khi cho thực hiện giao dịch quyền chọn, thì

khách hàng chỉ được mua quyền chọn, chứ khơng được bán quyền chọn để phịng ngừa rủi ro hay đầu cơ. Ngân hàng chỉ được thực hiện bán quyền chọn cho khách hàng có nhu cầu phịng ngừa rủi ro tỷ giá.

Sau khi ngân hàng bán quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua cho khách hàng, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, ngân hàng cần thực hiện mua lại quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua trên thị trường ngoại hối. Lúc đó, ngân hàng chỉ hưởng phí quyền chọn chênh lệch.

Do khách hàng là bên mua quyền chọn, cho nên khách hàng có quyền mà khơng có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn. Khi khách hàng thực hiện quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua, ngân hàng cũng phải nhận hàng hay giao hàng tương ứng. Cùng lúc đó, do ngân hàng cũng là người mua trên thị trường ngoại hối, nên ngân hàng cũng được quyền thực hiện hợp đồng và yêu cầu phía ngân hàng đối tác nhận hàng và giao hàng với số lượng tương ứng với số lượng phải giao cho khách hàng. Lúc đó, ngân hàng khơng gặp rủi ro khi khách hàng yêu cầu thực hiện hợp đồng.

Ngược lại, khách hàng không thực hiện hợp đồng do tỷ giá biến động bất lợi cho họ, ngân hàng cùng lúc cũng khơng thực hiện hợp đồng với phía ngân hàng đối tác. Lúc này, ngân hàng cũng không phải chịu rủi ro phát sinh do khách hàng khơng thực hiện hợp đồng.

+ Phịng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng hoán đổi

Giao dịch hoán đổi là một sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Bản thân giao dịch hoán đổi giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai, đồng thời khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Trong trường hợp này ngân hàng cần mua đối ứng giao dịch hoán đổi tương ứng với đối tác trên thị trường ngoại hối nhằm tránh rủi ro khi tỷ giá biến động bất lợi.

Vào ngày hiệu lực hợp đồng hoán đổi, ngân hàng có thể kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ giao ngay và tránh được rủi ro tỷ giá đối với nguồn ngoại tệ đáp ứng cho giao dịch giao ngay. Vào ngày đáo hạn hợp đồng hoán

đổi ngoại tệ trên, ngân hàng kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và giá bán kỳ hạn và cũng tránh được rủi ro khi tỷ giá biến động bất lợi đối với nguồn ngoại tệ đáp ứng cho giao dịch kỳ hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)