.5 Tỷ giá và dollar-index từ 1/2012 đến 5/2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 48 - 50)

Tổng quan, giai đoạn 2012-2014 đánh dấu sự ổn định của thị trường ngoại hối và 2 lần điều chỉnh tỷ giá. Sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá đi vào ổn định và dao động xung quanh mức giá bình quân liên ngân hàng. Quãng thời gian ổn định của tỷ giá

khá dài và thu hẹp dần. Cụ thể, nền giá 20.803+/-1% được duy trì từ cuối năm 2011 đến cuối tháng 6/2013, kéo dài trong hơn 18 tháng. Nền giá 21.036+/-1% kéo dài 12 tháng từ tháng 7/2013 đến cuối tháng 6/2014; Nền giá 21.246+/-1% kéo dài 6 tháng từ cuối tháng 6/2014 đến đầu năm 2015.

Sự ổn định kéo dài của các nền giá thời gian đầu được hỗ trợ tích cực khơng chỉ bởi định hướng kiểm sốt “đơla hóa” và “vàng hóa” của NHNN, mà cịn được hỗ trợ tích cực bởi sự ổn định của giá trị đồng USD trên thế giới. Hình Dollar-Index cho thấy rõ ảnh hưởng đáng kể của sự gia tăng về giá trị của đồng USD kể từ nửa cuối năm 2014 khiến NHNN phải hai lần điều chỉnh tỷ giá: 21.458 ngày 7/1/2015 và 21.673 ngày 7/5/2015.

Năm 2015, chủ trương ổn định kinh tế vĩ mơ trong đó trọng tâm là kiểm sốt lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá tiếp tục là chính sách điều hành tiền tệ định hướng của NHNN. Thị trường ngoại hối, lạm phát kiểm sốt tốt là thành cơng của hệ thống chính sách tiền tệ đồng bộ trong suốt thời kì 2011 tới nay. Hiện tại, VND dù ổn định với USD nhưng trên thực tế gia tăng đáng kể so với các đồng tiền khác, lý do là giá trị của USD đang gia tăng. Dư địa điều chỉnh 2% trong 2015 đã dùng hết, khác so với các năm trước. Tình hình ngoại hối căng thẳng, biên độ mà ngân hàng nhà nước cam kết trong năm 2015 sẽ gặp nhiều thách thức.

Tuy nhiên, trước các áp lực này, ngân hàng nhà nước vẫn kiên định với mục tiêu ổn định tỷ giá trong năm 2015. Thứ nhất, việc phá giá mặc dù khuyến khích xuất khẩu nhưng gây áp lực cho sản xuất trong nước khi các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ của Việt Nam phải nhập nguyên liệu với giá cao. Mặt khác, mặc dù phá giá khuyến khích đầu ra của các mặt hàng nông lâm thủy sản nhưng lại làm phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị công cụ sản xuất bị đội giá, trong khi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh khơng cao vì hầu hết là chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế. Do đó việc phá giá khơng được cải thiện nhiều.

Năm 2015 là năm mà nền kinh tế Việt Nam nói chung đã từng bước vượt qua khó khăn, thu nhập của người dân được cải thiện, lạm phát được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi, thị trường bất động sản phục hồi dần. Bên

cạnh đó, sự tăng lên của hoạt động mua bán ngoại tệ của Sacombank còn do những nguyên nhân khác như sự tăng giá của đồng USD, hoạt động kinh doanh vàng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, đầu tư nước ngồi tăng đón đầu TPP..v..v..

2.3.2. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro ngoại hối

2.3.2.1. Lạm phát

(Nguồn: www.mof.gov.vn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)