2.3. Phân tích thực trạng về quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Sà
2.3.4.1. Phân cấp hạn mức giao dịch
Hạn mức là một sự giới hạn do ngân hàng đặt ra áp dụng cho các giao
dịch viên và các đối tác kinh doanh với mục đích kiểm sốt rủi ro. Hạn mức thấp hay cao sẽ phụ thuộc vào chức vụ và kinh nghiệm của từng giao dịch viên, mức độ rủi ro mà ngân hàng chuẩn bị phải đối mặt, vốn chủ sở hữu của ngân hàng, các phản ứng của thị trường, …
Sacombank quy định hạn mức đối với một giao dịch viên như sau: - Hạn mức trạng thái mở qua đêm.
- Giá trị tối đa/một giao dịch.
- Hạn mức lỗ tối đa lũy kế trong tháng.
Bên cạnh các hạn mức thiết lập cho từng giao dịch viên, Sacombank còn thiết lập các hạn mức cho các đối tác là ngân hàng, định chế tài chính trong và ngồi nước có quan hệ giao dịch mua bán ngoại tệ với Sacombank, bao gồm:
- Hạn mức tín dụng: được định nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà Sacombank cấp cho đối tác căn cứ vào quy mô, kết quả kinh doanh, uy tín của đối tác trên thị trường và quan hệ giao dịch giữa Sacombank với đối tác. Khác với loại vay thông thường, Sacombank không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của đối tác lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó nếu có giao dịch mua bán ngoại tệ phát sinh, ngân hàng sẽ không chuyển tiền trước cho đối tác.
- Hạn mức thanh toán: là giá trị tiền tối đa Sacombank chuyển cho đối tác trong một ngày giao dịch. Hiện tại Sacombank đang cấp cho các ngân hàng nước ngoài như ANZ, BNP, HSBC, Citibank, … và các Ngân hàng thương mại Nhà nước như ngân hàng Agribank, BIDV, Viettinbank, Vietcombank hạn mức tín dụng khoảng từ 100 triệu USD trở lên. Các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như ACB, TCB, Maritime, Eximbank được cấp hạn mức tín dụng 50-60 triệu USD; các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mơ nhỏ hơn các ngân hàng trên nhưng vẫn trong nhóm G12 như VIB, VPB, MB … được cấp hạn mức tín dụng 30-40 triệu USD; còn các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam khác được cấp hạn mức tín dụng ở mức độ nhỏ hơn và khó khăn hơn trong khâu xét duyệt.
Các giao dịch viên kinh doanh ngoại tệ trước khi thực hiện giao dịch phải kiểm tra hạn mức của bản thân mình và hạn mức của đối tác để đảm bảo không vi phạm các quy định về hạn mức
2.3.4.2. Sử dụng các công cụ phái sinh
Bằng các sản phẩm của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hiện có, Sacombank có thể giúp khách hàng và chính bản thân ngân hàng hạn chế được rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cụ thể:
* Sử dụng hợp đồng kỳ hạn (forwards): Hợp đồng kỳ hạn chưa phải là cơng cụ phịng chống rủi ro tỷ giá hiệu quả nhất do vẫn có khả năng diễn biến của tỷ giá trên thực tế lại nằm ngoài dự kiến trong hợp đồng, nhưng phương pháp này tạo sự yên tâm cho nhà quản lý tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra do đã dự tính trước được chi phí.
Mọi giao dịch kỳ hạn đều phải hạch toán ngoại bảng và mục đích của hợp đồng giao dịch kỳ hạn là nhằm loại trừ khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại một thời điểm trong tương lai. Như vậy, thay vì việc chờ tới thời điểm cuối năm mới chuyển được lượng USD thành VND với một tỷ giá giao ngay chưa xác định được trước thì ngân hàng có thể ngay tại thời điểm hôm nay bán kỳ hạn một năm một lượng USD dự tính sẽ thu được vào cuối năm. Bằng cách làm như vậy ngân hàng đã tránh được rủi ro tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và đảm bảo được mức lợi nhuận dự tính.
* Sử dụng giao dịch hoán đổi (swaps): Thực hiện giao dịch hoán đổi ngân hàng có thuận lợi là:
- Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn ngoại tệ phục vụ doanh nghiệp. - Thu lợi nhuận từ việc bán ngoại tệ trong trường hợp ngân hàng dự kiến.