Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 64 - 66)

2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro ngoại hối của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.4.2. Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ

Nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ, nghiệp vụ tài chính phái sinh đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1990, chủ yếu là tại các Ngân hàng có giao dịch với các Ngân hàng nước ngoài. Sacombank cũng đã triển khai chủ yếu các nghiệp vụ như: mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai, quyền chọn cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, các sản phẩm cơng cụ phái sinh hiện nay cịn ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp sử dụng, vì thế, thu nhập từ các công cụ phái sinh còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng.

Hiện nay dù có tham gia vào một số nghiệp vụ phái sinh nhưng hầu như các NHTM tại TP.HCM chứ không chỉ Sacombank chỉ chú ý đến việc mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đáp ứng cho thanh toán quốc tế, vay và cho vay ngoại tệ mà hầu như không thực hiện bảo hiểm tỷ giá nên trong KDNH thì các NHTM đóng vai trị chủ yếu là trung gian giao dịch để hưởng chênh lệch giá hơn là những nhà tạo lập thị trường. Chính vì lẽ đó, các NHTM rất yếu về phân tích tỷ giá mà đặc biệt là rất yếu về phân tích kỹ thuật, hầu như rất ít Ngân hàng sử dụng phân tích kỹ thuật như một cơng cụ hỗ trợ thêm cho phân tích cơ bản trong phân tích tỷ giá. Đó cũng là lý do vì sao mà ít NHTM mạnh về kinh doanh đầu cơ mà chủ yếu chỉ kinh doanh cho khách hàng nhằm hưởng chênh lệch giá, cho nên, hầu như các NHTM giữ trạng thái tự doanh ngoại tệ rất ít, và đa phần cũng mua bán các giao dịch phái sinh ngoại tệ trong nước với các đối tác nước ngoài nhằm hưởng chênh lệch giá, tùy thuộc vào từng thời kỳ theo quyết định của Hội đồng Quản trị và Ban Tổng giám đốc Ngân hàng. Từ đó rủi ro xảy ra cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ mặt hay

ngoại tệ phái sinh rất ít khi xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì cũng trong chừng mực kiểm soát được.

Hoạt động tự doanh của ngân hàng cũng như việc thực hiện các giao dịch phái sinh của Ngân hàng hay doanh nghiệp với doanh số rất ít trong thời gian vừa qua cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, các nghiệp vụ phái sinh trên là các nghiệp vụ hiện đại, phức tạp nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng phải có trình độ chun mơn cao mới có thể tư vấn cho các doanh nghiệp. Đồng thời việc quảng bá, giới thiệu của Ngân hàng đến doanh nghiệp chưa rộng rãi, nên doanh nghiệp chưa biết hoặc không mặn mà với các dịch vụ mới về công cụ phái sinh của Ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề dự báo tỷ giá, càng khó hơn đối với giá vàng, và cơ chế điều hành chính sách tỷ giá cũng như thị trường vàng của NHNN những năm gần đây mang nặng tính hành chính, làm cho tỷ giá USD/VND đang có xu hướng ổn định trong những năm vừa qua và thị trường vàng bị thu hẹp cũng là một lý do. Mặc dù tỷ giá USD/VND biến động thường xuyên qua các năm theo chiều hướng đồng Việt Nam có giá trị sụt giảm so với các đồng tiền nước ngoài, nhưng trong suốt một quãng thời gian khá dài vừa qua, sự biến động này chỉ tăng một chiều với biên độ hẹp nên nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá không được quan tâm đến. Trên thực tế, áp lực tăng tỷ giá vẫn luôn hiện hữu và rủi ro tỷ giá trong tương lai khó loại trừ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các Ngân hàng vẫn chưa nhận diện được và chưa mặn mà với các cơng cụ phịng ngừa rủi ro. Cụ thể trong thời gian qua, thị trường ngoại hối Việt Nam ln rơi vào tình trạng khan hiếm USD và tỷ giá USD/VND không phải lúc nào cũng bình ổn.

Đầu năm 2009, do sự lợi dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ như kỳ hạn USD/VND hay quyền chọn USD/VND để giao dịch USD/VND vượt tỷ giá trần do NHNN quy định, nên NHNN đã cấm các giao dịch phái sinh này. Sau nhiều năm liền chỉ lình xình trong khoảng 1%, tỷ giá USD/VND đã thể hiện những biến động lớn và căng thẳng, gây xáo trộn trên thị trường và trong hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định, các NHTM chỉ được phép bán USD đúng với giá niêm yết và theo biên độ cụ thể ở từng thời kỳ so với tỷ giá bình quân liên Ngân hàng.

Những thời điểm ngột ngạt, tỷ giá phi chính thức đã xuất hiện ngay trong lòng hệ thống Ngân hàng, mà nghiệp vụ quyền chọn và kỳ hạn USD/VND là một kẽ hở. Tại những thời điểm thị trường ngoại hối căng thẳng, Ngân hàng và doanh nghiệp chủ động chọn giao dịch quyền chọn kiểu Mỹ, tức thực hiện theo một tỷ giá thỏa thuận và có thể đáo hạn ngay. Cơ chế này lách qua quy định giao dịch giao ngay phải đúng giá niêm yết. Để trám lại lỗ hổng đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Công văn 4941/NHNN-QLNH ngày 1/7/2009 ghi rõ các TCTD khơng được phép thu phí thơng qua các hợp đồng dịch vụ và các hình thức khác như chi trả hoa hồng, phí quản lý tiền mặt,… để bán vượt trần. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Sacombank nói riêng và các NHTM nói chung vẫn dừng lại ở mức tiềm năng, về hiệu quả, về tỷ trọng thu nhập của hoạt động này so với tổng lợi nhuận vẫn đứng ở mức khiêm tốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)