2.3. Phân tích thực trạng về quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Sà
2.3.2. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro ngoại hối
2.3.2.1. Lạm phát
(Nguồn: www.mof.gov.vn)
Hình 2.6 Chỉ số CPI tại Việt Nam
Trong những năm vừa qua, theo Hình 4 .1, tỷ lệ lạm phát đặc biệt cao trong những năm từ 2007 đến 2011 trừ năm 2009. Như trong hai năm 2007 và 2008, tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến tình hình kinh tế vĩ mơ trong nước bất ổn như mức sống người dân ngày càng thấp, thất nghiệp cao, niềm tin vào đồng tiền Việt nam ngày càng thấp, thâm hụt các cân thương mại nặng nề, v.v...Cùng với đó, đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới vừa bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính mới bắt nguồn từ Mỹ. Với tình hình khó khăn chung của nhiều nước trên thế giới, các nhà đầu tư vào thị trường Việt nam rất cần vốn USD rút về nước để bù đắp cho các khoản lỗ của hoạt động đầu tư trong nước của chính các nhà đầu tư nước ngồi đó. Các nhà đầu tư nước ngoại này rút vốn thông qua việc bán các khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán, hay bán trái phiếu chính phủ tại Việt nam và mua USD để chuyển về nước họ. Từ đó, cầu USD tăng đột biến từ người dân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tỷ giá USD/VND tăng lên bất thường.
Đồng thời, tỷ lệ lạm phát cao khiến người dân trong nước mua vàng nhằm tìm kênh trú ẩn an toàn để bảo toàn giá trị tài sản của họ. Nguồn cung vàng tại Việt nam chủ yếu từ nhập khẩu. Từ đó, giá vàng tăng cao cùng với tỷ giá USD/VND càng tăng cao hơn và gây bất lợi cho các trạng thái đoản ngoại hối của các NHTM cổ phần tại TP.HCM.
Trong năm 2010 và 2011 lạm phát tăng trở lại sau khi giảm xuống mức 6,34% năm 2009. Một đặc điểm đáng chú ý của hai năm này là các sàn vàng của các ngân hàng trong nước đồng loạt đóng cửa theo chỉ đạo của Chính phủ, lãi suất tiết kiệm vàng bằng 0 làm cho nhu cầu về USD giảm đáng kể. Tuy nhiên, NHNN cho phép nhập khẩu vàng để kéo chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước về một mức hợp lý, việc làm này đã đẩy cầu USD tăng cao. Đồng thời trong thời kỳ lạm phát cao này, lãi suất cho vay VND cao và lãi suất cho vay USD thấp càng khiến cho các tổ chức vay USD và tạo ra cầu USD tăng ảo. Cũng như phân tích ở trên NHNN cũng chưa bình ổn được tỷ giá USD/VND và giá vàng trong nước, tạo cho chúng biến động phức tạp và gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động KDNH của ngân hàng.
2.3.2.2. Thâm hụt cán cân thương mại
Đơn vị: Tỷ USD
(Nguồn: www.mof.gov.vn)
Hình 2.7 Cán cân thương mại Việt Nam
Từ năm 2011 trở về trước cán cân thương mại của nước ta liên tục thâm hụt, tạo áp lực lên tỷ giá. Trong đó nhập khẩu vàng là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình nhập siêu chưa được cải thiện đáng kể. Kết hợp với thâm hụt cán cân thương mại, cầu vàng cao khiến cho cầu ngoại tệ tăng và làm cho tỷ giá USD/VND ln có xu hướng tăng. Từ đó làm cho cung cầu về ngoại tệ và vàng thường xuyên ở trạng thái mất cân đối. Tuy nhiên đến năm 2012, đồng thời với lạm phát được kiểm soát, ngân hàng nhà nước kiểm soát hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng theo nghị định 25 số 25/2011/NĐ-CP, cán cân thương mại đã được cải thiện và năm 2013 và năm 2014 đã thặng dư nhẹ.
2.3.2.3. Tình trạng đơla hóa nền kinh tế
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 2.8 Tỷ lệ đơla hóa tại Việt Nam
Trong những năm qua, tình hình đơla hóa tại Việt nam có xu hướng giảm rõ nét (theo hình 4.3). Cùng với niềm tin của người dân vào đồng tiền Việt nam ngày càng tăng, các chính sách và biện pháp hành chính của Chính phủ đang tỏ ra hiệu quả và góp phần làm hạn chế việc sử dụng USD trong thanh toán, niêm yết giá, giảm đáng kể các đối tượng được phép vay bằng ngoại tệ (đặc biệt là USD). Tuy nhiên, việc người dân ưa thích USD và vàng của người dân vẫn tồn tại , tình trạng đơla hóa chưa thể chấp dứt. Từ đó, việc điều hành các chính sách vĩ mơ của NHNN gặp khơng ít khó khăn, việc quản lý thị trường ngoại hối trong nước vẫn ln là một ẩn số và rất khó tìm được sự đồng thuận lớn từ phía người dân cũng như các ngân hàng. Cho nên, các rủi ro đối với hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM vẫn còn tồn tại trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới.
2.3.2.4. Cơ chế điều hành tỷ giá
Trên thực tế, theo cơ chế điều hành tỷ giá trong những năm gần đây, NHNN đang sử dụng cơng cụ “tỷ giá bình qn liên ngân hàng” và “biên độ” để kiểm soát tỷ giá trên thị trường. Mặc dù gọi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhưng NHNN thường ấn định tỷ giá này theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, thường là mang tính
dài hạn. Vì thế đơi khi có một “độ lệch” nhất định so với thực tế biến động ngắn hạn trên thị trường. Với cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay, thị trường ngoại hối đã xuất hiện hai tỷ giá, đó là tỷ giá chính thức được các NHTM niêm yết, mua bán và tỷ giá phi chính thức trên thị trường tự do; đồng thời sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ ln có thể xảy ra trong năm. Nhìn chung, NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá khá thành công trong giai đoạn 2009 tới nay, khi giữ cho tỷ giá hạ nhiệt dần nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định của chính sách.
Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND và USD, tỷ giá tính chéo của VND và các ngoại tệ khác. Tỷ giá trung tâm sẽ được xác định trên cơ sở diễn biến của 3 yếu tố chính: 1/ Diễn biến tỷ giá bình qn gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày hôm trước; 2/ Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của 8 đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam (gồm USD, EUR, CNY, Bath, JPY, SGD, KRW, TWD); 3/ Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Việc thay đổi cách thức điều hành tỷ giá là bước đi tiếp theo trong lộ trình chống đơ la hóa, dần xóa bỏ quan hệ huy động – cho vay bằng ngoại tệ sau các giải pháp như thu hẹp đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ bằng Thông tư 24/2015, ban hành Thông tư 15/2015 khuyến khích NHTM sử dụng công cụ phái sinh kỳ hạn trong giao dịch với khách hàng, giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống mức 0% với cả tổ chức kinh tế và dân cư. Bên cạnh đó, khi hội nhập quốc tế việc điều hành tỷ giá cần thiết phải được thực hiện theo hướng linh hoạt hơn.
Việc chuyển sang neo giữ theo một giỏ tiền tệ giúp giữ ổn định tỷ giá và đảm bảo tính linh hoạt của chính sách. Đặc điểm của kinh tế Việt Nam là có quy mơ nhỏ nhưng độ mở lớn, khơng bị phụ thuộc lớn vào một đối tác lớn nào, vì vậy việc neo theo một giỏ tiền tệ giúp Việt Nam tránh được những cú sốc bất lợi từ thị trường hàng hóa và tiền tệ thế giới. Việc áp dụng tỷ giá mới sẽ giúp việc giảm giá VND trong thời gian tới diễn ra tuần tự, NHNN sẽ hạn chế được việc phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bình ổn thị trường.
Với tỷ giá trung tâm, tỷ giá giao dịch hàng ngày sẽ biến động phù hợp hơn với cung cầu thị trường, khó xảy ra trường hợp điều chỉnh mạnh. Dù tình trạng đầu cơ vẫn có thể xảy ra nhưng sẽ ở quy mô thấp hơn, do việc dự báo của giới đầu cơ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều khi tỷ giá hối đoái biến động hàng ngày.