Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại hối tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoại hối được phép thực hiện. Tùy theo kinh nghiệm, trình độ, mục đích kinh doanh, năng lực tài chính và trang thiết bị mà hạn mức giữa các tổ chức, giữa các Dealer là không giống nhau. Việc quản lý hạn mức kinh doanh có thể căn cứ vào một số tiêu chí như sau:
Hạn mức chung cho cả phòng KDNH, trên cơ sở đó phân bổ hạn mức cho từng Dealer cụ thể. Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng Dealer chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên Forex. Những Dealer chuyên nghiệp, có thâm niên, đã gặt hái được nhiều thành công thường là những Dealer chính (chief dealer) được giao hạn mức cao hơn rất nhiều so với những Dealer mới.
Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: Ngoài việc quy định tổng hạn mức chung, khi một danh mục ngoại hối có liên quan đến nhiều loại, thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi loại là cần thiết. Những loại ngoại hối ít biến động thì hạn mức có thể cao, cịn biến động mạnh thì hạn mức thấp.
Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức giao ngay, kỳ hạn, tương lai hoán đổi và quyền chọn.
Sau đây là phương pháp quản lý và đánh giá đối với một số trạng thái chính, thơng dụng trong hoạt động KDNH:
Trạng thái giao ngay:
Do đặc thù của thị trường giao ngay là chịu sự tác động bởi các yếu tố ngắn hạn lên tỷ giá và giá. Những tin đồn, những cuộc giao dịch lớn, can thiệp của NHTW, những biến cố bất ngờ xảy ra, v.vv… đều có thể ảnh hưởng nhanh chóng và
mạnh mẽ lên sự biến động tỷ giá và giá. Những biến động đến ngạc nhiên của tỷ giá và giá chỉ diễn ra trong vài phút, do đó, các Dealer phải nhanh chóng và thường xuyên thay đổi trạng thái kinh doanh để chớp cơ hội kiếm lãi hoặc thoát khỏi rủi ro. Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu Dealer duy trì trạng thái giao ngay (trạng thái mở) đều phải chịu rủi ro tỷ giá và giá. Tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro càng lớn. Để quản lý tiềm năng thu lãi và tiềm ẩn lỗ vốn, người ta sử dụng kỹ thuật định giá cuối mỗi ngày giao dịch. Căn cứ vào trạng thái cuối ngày, từng Dealer phải định giá kết quả kinh doanh của chính mình theo tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch. Kết quả này phải được báo cáo cho Dealer chính và lãnh đạo phịng KDNH.
Trạng thái kỳ hạn:
Trên TTLNH, các giao dịch kỳ hạn thường thuộc loại Spot - Forward Swap, nghĩa là mỗi giao dịch gồm hai vế là: vế giao ngay áp dụng tỷ giá giao ngay, còn vế kỳ hạn áp dụng tỷ giá kỳ hạn, và hai vế có ngày giá trị khác nhau. Do đó, trạng thái rịng của giao dịch kỳ hạn phụ thuộc vào độ lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. Tỷ giá kỳ hạn được hình thành trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Trong điều kiện bình thường, các mức lãi suất tiền tệ là ổn định, làm cho các điểm kỳ hạn biến động cũng ít. Lãi suất khơng tăng lên nhanh chóng rồi sau đó lại giảm xuống nhanh chóng giống như tỷ giá giao ngay. Do đó, nếu Dealer dự tính sai lầm về hướng biến động của lãi suất, thì ít có cơ hội để khắc phục thua lỗ nặng nề trong tương lai. Kinh doanh kỳ hạn không thể có tốc độ nhanh như kinh doanh giao ngay. Dealer kỳ hạn không thể thay đổi thường xuyên trạng thái kỳ hạn, mà nó thường được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
Cũng giống như giao ngay, trạng thái kỳ hạn ròng cuối ngày cũng có thể trường hoặc đoản, bao gồm các trạng thái của tất cả các hợp đồng cịn hiệu lực và có các ngày giá trị khác nhau. Việc định giá kết quả kinh doanh kỳ hạn hằng ngày được tính theo phương pháp giả định rằng tất cả các hợp đồng kỳ hạn còn hiệu lực đều được thanh lý ngay lập tức theo tỷ giá kỳ hạn cuối ngày hơm đó áp dụng tương ứng cho từng kỳ hạn. Ngoài việc định giá lại hằng ngày các trạng thái kỳ hạn, để quản lý rủi ro tỷ giá tốt hơn, các Dealer kỳ hạn cịn phải duy trì hạn mức cho từng kỳ hạn cụ thể theo quy tắc kỳ hạn càng dài hạn mức càng thấp.