Thành tựu trong hoạt động quản trị rủi ro ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 66 - 67)

2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro ngoại hối của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.4.3. Thành tựu trong hoạt động quản trị rủi ro ngoại hối

Hiện nay Sacombank đã ban hành các quy định về quản lý rủi ro trong KDNH trong nội bộ ngân hàng và sử dụng đầy đủ các cơng cụ phái sinh phịng chống rủi ro ngoại hối. Sacombank ngày càng chú trọng phát triển công cụ phái sinh nên tỷ trọng giao dịch phái sinh của ngân hàng ngày càng đóng vai trị quan trọng trong tổng lượng giao dịch ngoại tệ của ngân hàng.

Cơng tác quản trị rủi ro KDNH theo mơ hình tập trung giúp ngân hàng xây dựng một bộ máy hoạt động KDNH tập trung từ hội sở đến chi nhánh. Mơ hình này giúp ngân hàng tập trung cơng tác quản trị rủi ro, tập trung nhân sự có năng lực và luồng tiền về một đầu mối, giảm chi phí bộ máy hoạt động.

Bộ phận quản lý rủi ro đã xây dựng phân cấp hạn mức giao dịch, hạn mức duy trì trạng thái mở và hạn mức dừng lỗ trong hoạt động KDNH để giảm thiểu rủi ro. Thường xuyên cảnh báo và phối hợp với phòng KDNH để phát hiện và ngăn ngừa một số rủi ro trong quá trình giao dịch với các TCTD khác và khách hàng.

Tích cực thay đổi hệ thống cơ sở hạ tầng và mua thêm thiết bị nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động KDNH.

Tuân thủ các quy định quản lý rủi ro của NHNN và của chính ngân hàng. Hồn thiện khung quản lý rủi ro theo quy định của NHNN và chuẩn mực Basel II.

Thường xuyên nâng cao năng lực quản trị rủi ro của đội ngũ quản lý và thực hiện các quy định quản lý rủi ro.

Lập các bản tin về thị trường liên quan hoạt động KDNH để hỗ trợ cho khách hàng và các bộ phận có liên quan trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)