2.3. Phân tích thực trạng về quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Sà
2.3.3.1. Rủi ro trạng thái ngoại hối và biến động tỷ giá
Trước khi có thơng tư 07/2012/TT-NHNN, nhằm tăng lợi nhuận, các ngân hàng chấp nhận duy trì trạng thái đoản (âm) hay trường (dương) đến mức tối đa của trạng thái ngoại tệ mà NHNN cho phép, thậm chí các ngân hàng cịn duy trì trạng thái ngoại tệ trong ngày cao hơn mức quy định 30%, mức quy định về trạng thái ngoại tệ cuối ngày của NHNN. Việc đáp ứng quy định của NHNN theo cách thức đối phó càng tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam sau ngày thông tư 07 về tổng thể giúp các NHTM dễ dàng hơn trong q trình kiểm sốt hoạt động KDNH, giảm đáng kể rủi ro cho hoạt động này với trạng thái ngoại tệ trong mức +/-20%:
- Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. Tổng trạng thái ngoại tệ dương là tổng các trạng thái của các ngoại tệ có trạng thái dương.
- Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. Tổng trạng thái ngoại tệ âm là tổng các trạng thái của các ngoại tệ có trạng thái âm.
Vào một số thời điểm , ngân hàng sẽ bị lỗ do đánh giá lại trạng thái ngoại hối dương hoặc âm.
2. Bảng 2.2 Trạng thái ngoại hối và lãi/lỗ
Trạng thái ngoại hối Biến động tỷ giá
Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm
Trạng thái ngoại hối dương NH có lãi NH lỗ
Trạng thái ngoại hối âm NH lỗ NH có lãi
Trạng thái ngoại hối cân bằng
Không ảnh hưởng tới thu nhập của NH
Không ảnh hưởng tới thu nhập của NH
Ngoài ra rủi ro xuất hiện bởi các quy định của NHNN, cụ thể như buộc các tổ chức tín dụng dừng huy động, cho vay vàng và phải tất toán các tài khoản này vào năm 2012 tạo ra các khoản lỗ lớn cho các NHTM.