Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 67 - 68)

2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro ngoại hối của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.4.5. Nguyên nhân của các hạn chế

Các chính sách của Chính phủ và NHNN chậm được ban hành để theo kịp các thay đổi của thị trường.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng cao làm cho lợi nhuận các ngân hàng giảm đi nhiều. Do đó, để thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận

theo kế hoạch, ngân hàng phải chấp nhận các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao hơn và làm cho quy trình quản lý rủi ro gặp nhiều khó khăn.

Lợi ích bị xung đột giữa hai phòng ban trong ngân hàng: phòng KDNH và phòng QLRR. Phịng KDNH ln muốn kinh doanh có được lợi nhuận cao nhất, phòng QLRR là muốn hoạt động kinh doanh với mức độ an tồn cao nhất cho ngân hàng. Do đó, các cảnh báo và phân tích về rủi ro của phịng QLRR ít được đội ngũ kinh doanh phịng KDNH quan tâm. Từ đó, việc quản lý rủi ro khó được thực hiện.

Đội ngũ nhân viên của phòng KDNH phải thực hiện quản lý cả hệ thống KDNH của một ngân hàng, cho nên việc sắp xếp nhân sự để đi học và nâng cao trình độ về KDNH và quản lý rủi ro rất khó thực hiện.

Các sản phẩm phái sinh có liên quan đến USD/VND trên thị trường quốc tế được giao dịch với thời gian ngắn, số tiền ít hơn so với nhu cầu của ngân hàng cần phịng ngừa rủi ro và chi phí rất cao; từ đó làm cho ngân hàng phải phải chấp nhận rủi ro với các giao dịch ngoại tệ trong nước. Với các sản phẩm phái sinh khác, ngân hàng thường ngại chi phí cao; cho nên cũng ít tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)