Sự ổn định của tỷ giá càng được củng cố trong năm 2012 khi tỷ giá chỉ biến động 1% so với mức biến động 3% xác định hồi đầu năm của NHNN, đặc biệt khác xa so với lo ngại của giới phân tích với phá giá dự đốn từ 8 – 10%. Dù trong năm có xuất hiện một số đợt sóng nhưng thị trường nhanh chóng lùi về mốc ban đầu.
Năm 2012 là năm đánh dấu thành công bước đầu trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng mà tiêu biểu là Nghị định 95 và Nghị định 24. Cụ thể, nghị định 95 cho phép NHNN được phép thu tồn bộ vàng bn lậu khiến hoạt động buôn lậu vàng suy giảm đáng kể, hạn chế tác động nhiễu từ tỷ giá tự do tới tỷ giá ngân hàng. Nghị định 24 đưa hoạt động kinh doanh vàng vào khuôn khổ khi tạo lập khuôn khổ mới do NHNN sắp đặt, tổ chức, sắp xếp chặt chẽ thị trường vàng. Nhờ đó, tính minh bạch trên thị trường vàng được gia tăng và thất thu thuế cho ngân sách được giảm thiểu. Hoạt động mua bán đầu cơ vàng được ổn định giúp giảm tổng cầu vàng, từ đó lại đem lại những tác động tích cực ngược lại đối với thị trường ngoại hối.
Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC kể từ tháng 5/2012, ngừng cho vay vàng miếng từ tháng 4/2011 và ngừng huy động vàng miếng kể từ tháng 11/2012, tỷ giá USD/VND tăng thêm 9,3% từ mức 18.932 lên mức 20.693, đáp ứng
đủ các nhu cầu mua USD của doanh nghiệp có nhu cầu hợp pháp, tỷ giá USD/VND dần đi vào ổn định, đầu cơ vàng miếng khơng cịn xuất hiện như trước, niềm tin của người dân vào VND tăng lên, v.v.. trong năm 2011 và 2012. Các chính sách trên của NHNN mang nặng tính hành chính đồng thời ngày càng xa các quy tắc của thị trường. Vì thị trường ngoại hối bị kiểm soát khiến cơ hội kinh doanh đã giảm đi đáng kể. Hơn nữa, Sacombank đã huy động vàng trong dân những năm trước đó và chuyển hóa thành tiền đồng cho vay, đến khi giá vàng chênh lệch cao, cộng thêm quy định của NHNN buộc các ngân hàng phải tất toán các tài khoản huy động, cho vay bằng vàng làm cho các NHTM nói chung và Sacombank nói riêng phải chịu giảm lợi nhuận cho hoạt động KDNH, năm 2012 Sacombank lỗ 1.104 tỷ đồng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối (bảng 4.1).
(Nguồn: BSC Research)