Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 74)

Sacombank cần sử dụng thường xuyên các phương pháp phân tích sau trong quá trình duy trì trạng thái ngoại hối của ngân hàng cũng như tư vấn hổ trợ cho các giao dịch ngoại hối của khách hàng. Các phương pháp này bao gồm:

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis)

Là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Phương pháp này chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư, ... Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là : Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), mơ hình cán cân thanh tốn quốc tế, mơ hình thị trường vốn,…

Phân tích kỹ thuật (Technical analysis)

Đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỷ giá trong tương lai, từ đó giúp các Dealer có một danh mục ngoại hối đạt tỷ suất lợi nhuận cao và hạn chế được rủi ro thua lỗ. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, những Dealer ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa. Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là cơng cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo ngun tắc đã được tính tốn chứ khơng phải theo cảm tính. Thời gian lập hình phân tích là do mỗi Dealer lựa chọn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuần hoặc trong tháng. Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý thuyết Elliott Wave. Trong phân tích kỹ thuật có các giả định: thị trường phản ứng trước mọi sự kiện xảy ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thường lập lại theo chu kỳ và có sự lập lại của giá cả trong quá khứ vào tương lai.

Phân tích kỹ thuật sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để làm rõ tình hình hiện tại và dự đoán các diễn biến tiếp theo của thị trường. Các giao dịch kỹ thuật được tự động hóa là một ưu điểm lớn của phân tích kỹ thuật. Cịn nhược điểm lớn nhất của phân tích kỹ thuật là, trên thực tế, nó hồn tồn dựa vào dữ liệu lịch sử mà lịch sử thì khơng phải bao giờ cũng lặp lại. Vì thế, tín hiệu từ các chỉ số có thể khơng phản ánh kịp thời tình hình đang diễn ra trên thị trường. Phân tích kỹ thuật nghiên cứu kết quả của một mơ hình chứ khơng nghiên cứu các nguyên nhân tạo ra mơ hình đó. Mặc dù một sự kiện có thể gây ra những tác động rất lớn tới thị trường những cũng khơng có gì bảo đảm chắc chắn là giá cả sẽ có những thay đổi ngay sau sự kiện này. Một nhược điểm khác của phân tích kỹ thuật là các chỉ số có thể dẫn tới sự hiểu nhầm hoặc hiểu khơng chính xác trong các tình huống khác nhau trên thị trường. Tình trạng các Dealer áp dụng chiến lược giao dịch tương tự nhau nhưng lại thu được kết quả khác xa nhau rất thường xuyên xảy ra. Lý do là các chỉ số được áp dụng trong các khoảng biên độ thời gian khác nhau, các tín hiệu được hiểu khác nhau, và chiến lược kiểm sốt rủi ro được áp dụng cũng khác nhau. Nói cách khác, phân tích kỹ thuật rất đa dạng. Quan điểm cá nhân của Dealer cũng có ảnh hưởng đến việc anh ta diễn giải các dữ liệu lịch sử và dữ liệu mới cập nhật như thế nào. Bên cạnh đó, cịn có tình trạng, dù hiếm khi xảy ra, các hình giá và các chỉ số sử dụng với cùng biên độ thời gian lại có sự khác biệt trên các phần mềm giao dịch, tùy thuộc vào nguồn trích dẫn tỷ giá hoặc việc cài đặt phần mềm này. Thoạt nghe qua thì phân tích kỹ thuật có vẻ hồn tồn khơng đáng tin nhưng sự thực không phải như vậy. Dù Dealer sử dụng các phần mềm và nguồn trích dẫn tỷ giá khác nhau thì kết quả của phân tích kỹ thuật cũng khơng bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong dài hạn. Phân tích giúp chúng ta có thể hiểu được tình hình hiện tại của thị trường và dự báo những diễn biến tiếp theo của nó.

Một điểm quan trọng cần ghi nhớ là việc diễn giải các hình giá cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào thiết kế hình ảnh của bản thân các hình đó. Hình đường thẳng, hình thanh, hình hình nến, … mỗi loại đều có đặc trưng riêng. Ví dụ, biểu đổ hình nến thể hiện được những yếu tố mà hình đường thẳng không thể hiện được. Các Dealer khơng nên tự ép mình chỉ sử dụng một loại hình hay một vài chỉ số. Với

phân tích kỹ thuật nói chung, càng có nhiều quan điểm khi phân tích và càng có nhiều diễn giải được minh họa bằng hình ảnh của dữ liệu thì Dealer càng có cơ hội xem xét thơng tin dưới nhiều góc độ khác nhau, và điều này giúp cải thiện sự sâu sắc và chất lượng của phân tích được thực hiện dựa trên các dữ liệu đó.

Như vậy mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy Dealer phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quan của mình để ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

3.5. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiếm sốt nội bộ

Đẩy mạnh cơng tác kiểm sốt nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của Ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

Hoạt động kiểm soát thật sự chưa được quan tâm đúng mức trong các ngân hàng cũng như tại Sacombank. Bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn, đào tạo cán bộ kiểm soát tương xứng với nhiệm vụ chính là việc cần phải làm ngay nhằm đảm bảo kiểm soát đúng và dự báo kịp thời rủi ro phát sinh. Sacombank cũng như các ngân hàng thương mại khác đang trong quá trình thực hiện dự án hiện đại hoá, mức độ phân cấp, phân quyền ngày càng cao, kể cả phân quyền đến từng nhân viên giao dịch. Vai trị của kiểm sốt, quản lý trở nên cực kỳ quan trọng để có thể ngăn chặn và phát hiện những sai sót và tiêu cực, đảm bảo an tồn trong hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian trước mắt, Sacombank cần chú trọng hơn nữa tới việc hoàn thiện các yếu tố của hệ thống kế toán như: hệ thống các chính sách, tài khoản kế toán áp dụng chung trong phạm vi tồn hệ thống; quy trình chuẩn cho hoạt động ghi chép, lập và sử dụng báo cáo tài chính; xây dựng hệ thống báo cáo kế tốn bộ phận và báo cáo kế toán hợp nhất cho toàn ngân hàng.

Về cơ cấu quản lý rủi ro, Sacombank cần phân định rõ trách nhiệm giữa Khối Quản lý rủi ro và Phịng Kiểm tốn nội bộ. Trách nhiệm của 2 đơn vị này đôi khi chồng chéo lẫn nhau. Trách nhiệm của Phịng Kiểm tốn nội bộ là giám sát việc thực hiện các quy định kinh doanh của ngân hàng không phải là thực hiện công tác quản lý rủi ro. Hiện nay Sacombank còn thiếu cơ chế giám sát, vì thế Sacombank cần xây dựng bộ máy quản lý rủi ro. Ngoài yếu tố về nhân sự, Sacombank cần phải

xây dựng các quy trình, quy chế hoạt động, chỉ tiêu định lượng giá trị rủi ro và kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động.

Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng định kỳ nên đánh giá lại rủi ro. Quy trình đánh giá lại rủi ro gồm 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro.

- Nhận biết rủi ro: bước đầu tiên để có một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết rủi ro và xác định đối với loại ngoại tệ nào có nhiều rủi ro, rủi ro ở đây có nghĩa là đồng tiền nào sẽ gây tổn thất đáng kể đối với ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Sự nhận biết này có được thơng qua sự phân tích các tổn thất dự kiến của ngân hàng.

- Định lượng rủi ro: bước tiếp theo là định lượng rủi ro. Dựa trên phân tích mức biến động tỷ giá dự kiến và hạn mức lỗ của một giao dịch mà ngân hàng đã đề ra. Hạn mức giao dịch trong ngày nên thay đổi theo từng loại ngoại tệ và theo mức biến động của ngoại tệ. GBP/USD, EUR/USD, USD/JYP là những cặp đồng tiền được mua bán nhiều trên thị trường nên việc nới lỏng hạn mức giao dịch của chúng có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh số mua bán ngọai tệ và đạt được mục tiêu đề ra.

- Theo dõi rủi ro: sau khi đề ra các hạn mức rủi ro, trong quá trình hoạt động để đảm bảo rủi ro tỷ giá nằm trong giới hạn xác định, tránh trường hợp rủi ro tăng lên quá mức khi đó sẽ khó kiểm sốt. Vì vậy, ngân hàng nên theo sát mức trạng thái đánh giá thị trường (mark-to-market) của từng cặp đồng tiền nhằm quản lý tốt trạng thái mở của của từng cặp ngoại tệ bằng hệ thống cảnh báo tự động.

- Kiểm soát rủi ro: theo yêu cầu của ngân hàng thì hiện nay bộ phận kinh doanh ngoại tệ phải nộp báo cáo tráng thái ngoại hối cuối mỗi ngày làm việc nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá. Điều này có nghĩa là các giao dịch mua bán trong ngày do giao dịch viên phụ trách tự quản lý và khơng được kiểm sốt từ phía ngân hàng.

3.6. Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi ro. Để quản trị rủi ro đạt hiệu quả cần các dữ liệu, thông tin, các cơng cụ phân tích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. Vì thế ngân hàng cần thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin đầy đủ. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro KDNH tại Sacombank nói riêng. Ngồi hệ thống Core banking, Ngân hàng cần bổ sung các giải pháp quản trị rủi ro (RMS: Risk Management System) gồm: hệ thống báo cáo quản trị BI tools (Business Intelligent), tổ chức kho dữ liệu DataWarehouse, hệ thống cảnh báo và các công cụ tạo báo cáo linh hoạt, kịp thời và chính xác theo các mơ hình quản trị rủi ro chuẩn quốc tế và đặc thù quản trị rủi ro của Sacomank.

3.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã đưa ra đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại Sacombank như: xây dựng khung quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường sự hợp tác giữa các phịng ban, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm soát,…

KẾT LUẬN

Trong một nền kinh tế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu về ngoại tệ là rất lớn. Vì vậy, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng địi hỏi sự nhạy bén và xử lý chính xác thơng tinliên quan về tỷ giá để hạn chế rủi ro, tổn thất có thể xảy ra. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối là một phần tất yếu trong quá trình kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của Ngân hàng TMCP Sài gịn Thương tín nói riêng.

Luận văn đã đưa ra một cách có hệ thống các lý thuyết về ngân hàng, các hoạt động chính của ngân hàng và các loại hình rủi ro phát sinh trong kinh doanh ngoại tệ cũng như việc thực hiện quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại một số ngân hàng, phương pháp, công cụ … quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ.

Luận văn phân tích đánh giá tình hình kinh doanh ngoại tệ, quản lý trạng thái ngoại tệ và quy định về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Sài gịn Thương tín theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Luận văn đưa ra những thành tựu đạt đựơc, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quá trình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Sài gịn Thương tín. Qua đó luận văn đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối có thể áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài gịn Thương tín và các Ngân hàng thương mại khác, bao gồm: tăng cường quản lý rủi ro, đào tạo nhân viên thành những nhà quản lý rủi ro, trích lập quỹ rủi ro ngoại tệ, tăng cường năng lực hoạt động của ngân hàng, tích cực phát triển các sản phẩm phái sinh để quản lý rủi ro ngoại tệ, đa dạng hóa các loại ngoại tệ và điều hòa tiền mặt, xây dựng chiến lược kinh doanh ngoại tệ, thiết lập hạn mức rõ ràng và cụ thể trong từng nghiệp vụ và cán bộ kinh doanh, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Quang Tín, 2013. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân

hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ, Trường Đại

học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20 tháng 03 năm 2012, về việc quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước. Tra cứu tỷ giá bình quân liên ngân hàng. <http:// www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/tg?_afrLoop=16554196917607835&_afrWin dowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop %3D16554196917607835%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-

state%3Dg1mdu0ox4_4>.

Nguyễn Minh Kiều, 2008. Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê..

Nguyễn Văn Tiến, 2006. Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh

doanh ngoại hối, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng, Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

Trang cafef.vn. Tra cứu dữ liệu của Sacombank <http://s.cafef.vn/hose/STB- ngan-hang-thuong-mai-co-phan-sai-gon-thuong-tin.chn> để lấy dữ liệu báo cáo tài chính, báo cáo thường niên.

PHỤ LỤC

Bảng 2.1: Lợi nhuận mua bán ngoại tệ của Sacombank

Năm Lãi thuần

(Triệu đồng)

Lãi thuần tăng/giảm so với năm trước Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2007 100.815 2008 510.041 409.226 405,92 2009 314.108 -195.993 -38,42 2010 -169.750 -483.858 -154,04 2011 123.470 293.220 172,74 2012 -1.104.279 -1.227.749 -994,85 2013 436.986 1.541.265 139,57 2014 11.895 -425.091 -97,27

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank 2008-2014)

Bảng 2.2 Tỷ giá của EUR theo USD cho tới ngày 23/10/2015.

Ký hiệu Ngày hiệu lực Tỷ giá EUR 10/23/2015 1.1014 EUR 10/22/2015 1.1106 EUR 10/21/2015 1.1336 EUR 10/20/2015 1.1344 EUR 10/19/2015 1.1324 EUR 10/16/2015 1.1346 EUR 10/15/2015 1.1382 EUR 10/14/2015 1.1473 EUR 10/13/2015 1.1376 EUR 10/12/2015 1.1355 EUR 10/09/2015 1.1354 EUR 10/08/2015 1.1278 EUR 10/07/2015 1.1235

EUR 10/06/2015 1.1268 EUR 10/05/2015 1.1185 EUR 10/02/2015 1.1209 EUR 10/01/2015 1.1194 EUR 09/30/2015 1.1176

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)