Kinh nghiệm quản trị rủi ro ngoại hối tại một số ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 37 - 40)

giới

1.4.1. Ngân hàng Societe Generale (Pháp)

Jerome Kerviel sinh ngày 11/01/1977 là nhân viên mơi giới tài chính của ngân hàng Societe Generale, ngân hàng lớn thứ 2 của Pháp. Jerome Kerviel đã thực hiện các giao dịch trái phép, giả mạo nhiều tài liệu chứng từ, cũng như mở nhiều tài khoản ảo trên thị trường chứng khoán để thực hiện các giao dịch ảo lớn hơn giá trị vốn hóa của ngân hàng Societe Generale đăng ký trên thị trường là khoảng 36 tỷ Euro, dẫn đến một khoản lỗ khổng lồ khoảng 4,9 tỷ Euro. Nguyên nhân là do sự kiểm soát lỏng lẻo tại ngân hàng.

Sự việc của Jerome Kerviel đã chứng tỏ tình trạng kém hiệu quả nghiêm trọng của hệ thống giám sát giao dịch trong nội bộ ngân hàng. Tất cả hệ thống quản trị rủi ro và kiểm tốn của Ngân hàng Societe Generale đã khơng phát hiện được gì trong suốt một thời gian dài. Vụ bê bối tại Ngân hàng Societe Generale không những gây trở ngại cho hoạt động tài chính ở Pháp, mà cịn gây tác động khơng nhỏ tới hệ thống ngân hàng Châu Âu.

1.4.2. Ngân hàng Barings (Anh)

Ngân hàng Barings (Anh) được thành lập vào năm 1762. Trước khi giải thể vào năm 1995, Barings Bank là một NHTM lâu đời và có uy tín tại London.

Mọi chuyện bắt nguồn từ việc một nhân viên của ngân hàng tên là Nicolas Leeson, 28 tuổi, tại chi nhánh Singapore đã gây nên khoản lỗ 827 triệu bảng Anh, tương đương 1,3 tỷ đô la do đầu cơ vào các hợp đồng tương lai.

Sự việc bắt đầu tồi tệ sau vụ động đất ở Nhật Bản. Chỉ số chứng khoán Nikkei tại Nhật Bản bất ngờ sụt thấp nhất trong khí Nicolas Leeson lại đặt cược lên. Khi giá đi ngược chiều thì lẽ ra anh ta phải có biện pháp để dừng lỗ, nhưng Nicolas Leeson không thực hiện dừng lỗ và vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng. Cách làm này của Nicolas Leeson chẳng khác gì hành động của một con bạc đang khát nước. Nicolas Leeson đặt hết tiền vào con bài đỏ thì lại về con bài đen.

Ngân hàng Barings ở London đã giao Nicolas Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm tra kiểm soát, để mặc cho Nicolas Leeson muốn làm gì thì làm. Nicolas Leeson che giấu mọi thứ bằng một chuỗi các bản báo cáo kế toán phức tạp, với hy vọng kéo dài thời gian chờ thị trường hồi phục nhưng mọi việc đi theo hướng ngược lại.

Đến tháng 03/1995, mọi chuyện được đưa ra ánh sáng. Thông tin được công bố đã đặt dấu chấm hết cho NHTM lâu đời và uy tín nhất London. Ngân hàng Baring bị bán cho tập đồn tài chính ING có trụ sở tại Hà Lan, với giá tượng trưng chỉ 1 bảng Anh. Sự sụp đổ của ngân hàng Barings một phần do lỗi của Nicolas Leeson khi anh dự báo sai về thị trường chứng khoán nhưng lại không thực hiện dừng lỗ, để ngày càng lún sâu vào thị trường. Một phần do lỗi của Ban Lãnh đạo ngân hàng Barings, đã sai lầm khi giao cho Nicolas Leeson vừa kinh doanh vừa kiểm sốt, dẫn đến việc khơng có một bộ phận nào của ngân hàng dự báo và năng chặn rủi ro khi cần thiết.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro ngoại hối đối với các NHTM Việt Nam Việt Nam

Hậu quả từ những rủi ro gặp phải của những ngân hàng nêu trên là quá lớn.

Rủi ro làm ngân hàng bị lỗ ngoài tầm kiểm sốt và mất uy tín như ngân hàng Societe Generale, thậm chí là dẫn đến phá sản như ngân hàng Barrings. Bài học quản trị rủi ro ngoại hối được rút ra từ tình hình thực tế các ngân hàng trên:

- Ngân hàng phải xây dựng quy trình hoạt động kinh doanh và quy trình này phải tách rời bộ phận kinh doanh với bộ phận kiểm tra, kiểm soát để hoạt động này được khách quan.

- Bộ phận quản trị rủi ro của ngân hàng phải xây dựng các công cụ quản trị rủi ro cho từng mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận quản trị rủi ro phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các công cụ quản trị rủi ro trong quá trình giao dịch của bộ phận kinh doanh.

- Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các chuyên viên quản trị rủi ro và chuyên viên kiểm soát nội bộ.

- Thiết lập hệ thống công nghệ phục vụ công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Hệ thống quản trị rủi ro này phải phát hiện được những rủi ro đang xảy ra và tiến hành phân tích tìm ra các ngun nhân gây rủi ro, đồng thời phải dự báo đượng những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, bộ phận quản trị rủi ro tham mưu hướng giải quyết cho Ban Lãnh đạo của ngân hàng.

- Ngân hàng phải thiết lập hạn mức giao dịch chi tiết, điểm chốt lời và dừng lỗ, hạn mức trạng thái từng loại ngoại tệ. Từ đó, ngân hàng có thể kiểm sốt được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh.

1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác đã đã trình bày các khái niệm cơ bản về rủi ro ngoại hối, các yếu tố tác động đến rủi ro ngoại hối cũng như vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại.

Chương 1 cũng đã khái quát các biện pháp, công cụ để quản trị rủi ro ngoại hối: Sử dụng công cụ hạn mức, các công cụ phái sinh và công cụ VaR,…

Thông qua phân tích một số tình huống thực tiễn về quản trị rủi ro của các ngân hàng trên thế giới và đề xuất những bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)