5. Bố cục luận văn
1.6. Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng
1.6.1. Trên thế giới
Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng đã hình thành từ thuở so khai của giao dịch thương mại. Tuy nhiên khái niệm về chuỗi cung ứng còn khá mới mẻ.
Blanchard (2010) đã trình bày sơ lược về nguồn gốc ra đời của chuỗi cung ứng. Theo ông và nhiều chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực đều công nhận Jay Forrester và các cộng sự tại Viện nghiên cứu Massachusets là những người đặt nền tảng cho quản trị chuỗi cung ứng.
Những năm 1950, Forrester đã bắt đầu nghiên cứu dòng chảy của hàng hoá từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng và mối quan hệ giữa các thành viên tham gia. Từ nghiên cứu này, nhiều chuyên gia sau đó đã rút ra được quản trị chuỗi cung ứng là một nguyên tắc cơ bản nhằm xác định, kiểm soát những biến động nhu cầu trong
quá trình cung ứng. Xét về mặt thực tiễn hoạt động, các doanh nghiệp thời kỳ này hoạt động với chuỗi liên kết đơn giản một chiều từ nhà sản xuất tới nhà phân phối và người tiêu dùng. Thông tin liên hệ giữa các mắt xích của chuỗi chủ yếu thơng qua giấy tờ nên còn nhiều chậm chạp.
Những năm 1960 được đánh dấu bằng sự ra đời của phần mềm quản lý kho đầu tiên. Công tác quản lý chuyển lên một bước cao hơn, khơng cịn thủ cơng bằng giấy tờ.
Những năm 1970 ra đời hệ thống quản lý MRP – Material requirement planning – hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Hệ thống này giải quyết được hầu hết các vấn đề về quản lý sản xuất lúc bấy giờ. Nó cho phép nhà sản xuất theo dõi dịng ln chuyển của ngun vật liệu thơ tới nguyên vật liệu chờ sản xuất.
Khoảng đầu thập niên 80, các khái niệm vận tải, phân phối và quản lý vật tư dần tụ họp lại trong một khái niệm thống nhất là chuỗi cung ứng. Cũng trong thời kỳ này, hệ thống MRP phát triển lên bước cao hơn là MRP II – Manufactoring resource planning – hoạch định nguồn lực sản xuất. Hệ thống quản lý này cho phép doanh nghiệp kiểm soát và liên kết các hoạt động của mình bao gồm kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất. Sự phát triển này đã đánh dấu sự ra đời của chuỗi cung ứng.
Những năm 1990, sự phát triển của internet, hệ thống trao đổi thông tin điện từ EDI và hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đã cải tiến truyền thông trong chuỗi cung ứng lên mức cao hơn và phát triển thương mại điện tử.
Từ năm 2000 đến nay, chuỗi cung ứng phát triển hướng tới sự hợp nhất các nhà cung ứng, sự liền mạch và thông suốt của dịng thơng tin.
Dự báo trong tương lai công nghệ RFID sẽ phát triển và ứng dụng rộng rãi trong chuỗi cung ứng đặc biệt là ngành hàng tiêu dùng. Công nghệ này giúp định dạng sản phẩm, kiểm soát vận chuyển và tồn kho hiệu quả hơn.
1.6.2. Tại Việt Nam
Hiện nay thuật ngữ chuỗi cung ứng còn khá mới mẻ tại Việt Nam, số doanh nghiệp am hiểu và thực hiện thành cơng cịn khá hạn chế. Theo các chuyên gia
đăng trên tạp chí Vietnam Supply chain insight tháng 8/2009 thì mức độ các doanh nghiệp ứng dụng chuỗi cung ứng tại Việt Nam được phân làm ba nhóm, như sau:
- Nhóm có chuỗi cung ứng hồn thiện nhất là các doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam như: Unilever, P&G, Kimber Clark,… Đối với nhóm các doanh nghiệp này, chuỗi cung ứng là hoạt động sống cịn, được thực hiện từ cơng ty mẹ tại nước ngoài và áp dụng cho cả chi nhánh tại Việt Nam. - Nhóm các doanh nghiệp có quy mơ hàng đầu Việt Nam như Vinamilk, Kinh
Đô, Masan,… Các doanh nghiệp này đã xây dựng được những điểm cơ bản nhất của chuỗi cung ứng, quan hệ với nhà cung cấp, hệ thống phân phối rộng khắp trong và ngồi nước.
- Nhóm những doanh nghiệp mới có các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng như kế hoạch, thu mua, sản xuất và phân phối. Tuy nhiên, các bộ phận này còn hoạt động rời rạc, thiếu sự liên kết với nhau, truyền thông giữa các bộ phận cịn rất kém.
Nhờ có các doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam đồng thời mang theo hệ thống quản lý của mình bao gồm cả chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp Việt Nam được cơ hội tiếp cận và học hỏi. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng chuỗi cung ứng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tóm tắt chương 1
Nội dung chương 1 trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết liên quan đến chuỗi cung ứng. Các nội dung được trình bày bao gồm định nghĩa về chuỗi cung ứng, lịch sử phát triển chuỗi cung ứng, vai trò của chuỗi cung ứng, các nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và cuối cùng là các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng. Các nội dung này là cơ sở để đề tài phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty cũng như đánh giá các điểm mạnh và điểm còn hạn chế, và cuối cùng là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng cho công ty.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH RED BULL (VN)