5. Bố cục luận văn
3.1. Phương hướng và mục tiêu của hoạt động chuỗi cung ứng tới năm 2017
3.1.1. Phương hướng hoạt động của chuỗi cung ứng
Sau khi xem xét hoạt động chuỗi cung ứng của công ty trong các năm vừa qua cũng như đánh giá hiệu quả của từng nội dung hoạt động đó cho thấy hiện tại cơng ty vẫn cịn nhiều điểm cần khắc phục. Cụ thể: thiếu sót trong tổ chức công tác lập kế hoạch; bộ phận mua nguyên vật liệu chưa bám sát vào nhu cầu sử dụng thực tế; lượng hàng hóa sản xuất ra không bám theo nhu cầu tiêu thụ của thị trường; công tác dự báo cũng chưa phát huy vai trị của nó;… Trước thực trạng này, việc tổ chức hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng và quản lý nó là một nhu cầu hết sức cần thiết.
Mục tiêu của xây dựng chuỗi cung ứng là nhằm nâng cao năng suất, giảm tồn kho, tăng lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường và hạn chế các tồn tại như giao trễ, giao không đủ số lượng, không đảm bảo chất lượng. Ở thời điểm hiện tại tới năm 2017, công ty nên đẩy mạnh công tác đào tạo, hướng dẫn nhân viên để có những kiến thức cơ bản về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Song song với việc này, công ty cũng nên nghiên cứu ứng dụng phần mềm ERP để thống nhất cơ sở dữ liệu các phịng ban nhằm hỗ trợ cơng tác quản trị chuỗi cung ứng.
Trên thế giới hiện nay nói chung và các công ty đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng, hoạt động chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng là thuật ngữ rất quen thuộc. Nó như một sợi gân xun suốt tồn bộ hoạt động của tổ chức và thúc đẩy tổ chức ngày một đi lên. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong quản trị chuỗi cung ứng của mình, ngày nay đã có các phần mềm quản lý rất hiệu quả như ERP, Oracle.
3.1.2. Mục tiêu hoạt động của chuỗi cung ứng
Mục tiêu đặt ra cho chuỗi cung ứng của công ty là khắc phục những điểm yếu còn tồn tại từ khâu thu mua nguyên vật liệu, cho tới sản xuất, quản trị tồn kho và cung ứng sản phẩm ra thị trường. Cắt giảm chi phí của các hoạt động trong chuỗi về thấp nhất. Mục tiêu cụ thể từ năm 2014 tới năm 2017 như sau:
Bảng 3.1: Mục tiêu hoạt động từ năm 2014 tới 2017 so với năm 2013 Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017 Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017
Doanh số (%) 100 105 110 115 120
Tỉ lệ giao hàng đúng yêu cầu (%) 88,6 95 100 100 100
Tỉ lệ sản phẩm bị trả lại (%) 0,02 0,01 0 0 0
Số tháng kho NVL quá tải 4 0 0 0 0
Số tháng TKTP < 30.000 thùng 3 0 0 0 0
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Về mặt doanh số: Theo thống kê của Nielsen, hiện tại thị phần của nước tăng lực Red Bull trên thị trường chỉ chiếm 3,6% vào năm 2011. Con số này có tiềm năng tăng lên do hiện tại nhu cầu của thị trường cao hơn khả năng cung ứng của công ty thể hiện qua việc đơn đặt hàng của các đại lý luôn cao hơn lượng công ty cung ứng hàng ngày, và hiện tại công ty luôn phải đưa ra mức giới hạn tối đa cho mỗi đại lý. Việc cải thiện hoạt động chuỗi cung ứng sẽ cải thiện được công tác dự báo, nâng cao năng suất và từ đó phân phối sản phẩm ra thị trường nhiều hơn. Mục tiêu về doanh số của công ty là tăng 5% mỗi năm từ năm 2014 đến 2017.
Đối với tỉ lệ giao hàng đúng yêu cầu: Hiện nay tỉ lệ đơn hàng được giao không đúng thời gian và số lượng khách hàng yêu cầu chiếm khá cao. Mỗi khu vực lại có một nguyên nhân giao hàng trễ riêng. Mục tiêu đặt ra cho bộ phận bán hàng và bộ phận kho là phải điều phối làm sao để tỉ lệ đơn hàng được giao đúng yêu cầu khách hàng trên 95% ở tất cả thị trường vào năm 2014, 100% năm 2015 và tiếp tục duy trì tỉ lệ này trong tương lai.
Mục tiêu giảm chi phí: Với mức giá bán sản phẩm rất ít thay đổi thì chi phí
hướng giảm dần trong tương lai. Để khắc phục điều này thì việc xây dựng chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng là một biện pháp nhằm quản lý hiệu quả hơn tất cả các hoạt động trong chuỗi, từ đó giảm tối đa các chi phí phát sinh trong chuỗi ở mức có thể. Cụ thể, chi phí tồn kho được yêu cầu giảm 10% đến năm 2017, chi phí xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm thể hiện qua tỉ lệ sản phẩm bị trả lại đang ở mức hơn 100 trăm triệu mỗi năm cũng được yêu cầu giảm cịn hơn 50 triệu trong năm 2014 và bằng khơng trong các năm tiếp theo.
Về công tác thu mua: Một trong những mục tiêu đặt ra cho chuỗi cung ứng
là giúp công tác thu mua hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể, tồn kho được quản lý chặt chẽ hơn, lượng nguyên vật liệu trong kho luôn được giữ ở mức tối thiểu nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất; Tìm được nhiều nhà cung cấp dự trữ hơn đồng thời thương thảo với họ để có thời gian giao hàng linh động hơn và thời hạn thanh toán rộng hơn.
Tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Điển hình như cơng tác quản trị tồn kho. Khả năng lưu trữ của cơng ty là có hạn, nguyên liệu và thành phẩm lại được lưu trữ chung nên việc tăng giảm lượng mặt hàng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ mặt hàng khác. Khi hoạt động chuỗi cung ứng được quản lý hiệu quả, tất cả các hoạt động đều được xem xét, điều này sẽ giúp cơng ty tính tốn lượng thành phẩm nên được sản xuất và lưu kho cho từng thời kỳ là bao nhiêu và từ đó có thể giúp cơng ty tổ chức kho bãi hiệu quả để tăng khả năng lưu trữ nguyên vật liệu khi muốn tích trữ trước thời ký giá cả tăng cao.
Về mặt số liệu cụ thể thì mục tiêu của công ty đặt ra cho hoạt động thu mua là chỉ thực hiện đặt hàng mới khi lượng nguyên liệu trong kho ở mức tồn kho an toàn. Hạn chế xảy ra trường hợp tồn kho vượt quá khả năng lưu trữ cho phép. Tuy nhiên, để thực hiện việc này, thì bộ phận thu mua phải tính tốn lượng đặt hàng của nhóm ngun liệu được mua chung một lần để có thể sử dụng cho sản xuất cùng một số lượng sản phẩm.