3.3 Phân tích hồi quy và kiểm định mơ hình hồi quy
3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy ta tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ, tóm tắt các dữ liệu và tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau. Khi thực hiện phân tích nhân tố ta tính hai giá trị:
+ Giá trị hội tụ: Thể hiện qua phần trăm phương sai trích được và trọng số
nhân tố (factor loading). Cụ thể, trọng số nhân tố của biến xi phải có giá trị cao trên nhân tố mà xi là biến đo lường và thấp trên các nhân tố khác mà xi khơng có nghĩa vụ đo lường.
+ Giá trị phân biệt: Thể hiện qua số lượng nhân tố rút ra phù hợp với giả
thuyết ban đầu hay không, đồng thời số lượng các nhân tố đảm bảo lý thuyết nhưng các biến bên trong cũng phải đảm bảo đúng vị trí so với lý thuyết.
Các tiêu chuẩn về số.
+ Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua giá trị thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Trị số của KMO lớn (0.5 KMO
1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu như trị số này nhỏ
hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, trang 31).
+ Độ giá trị hội tụ: Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số chuyển tải nhân tố
(factor loading – còn gọi là trọng số nhân tố) lớn nhất của mỗi biến quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 (Hair et al., 1998).
+ Phương sai trích (variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% (Nunnally và Bernstein, 1994, trích từ Nguyễn Thị Mai Trang và Nguyễn Đình Thọ, 2009).
+ Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1 (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, trang 34).