4.2 Một số kiến nghị
4.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng điện tử
Hiện nay hệ thống pháp lý về lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam đã tương đối khá đầy đủ, tuy nhiên với tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin ngày càng nhanh cũng như sự hiện diện ngày càng nhiều các sản phẩm mới, dịch vụ mới của ngân hàng sẽ dẫn đến sự lạc hậu nhanh chóng của các chính sách. Do đó việc điều chỉnh một cách thường xuyên là điều mà các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm.
Chính phủ nên thúc đẩy và tạo lập kinh doanh NHĐT thông qua việc can thiệp và quy định những ngành cần phải tiên phong trong việc sử dụng các dịch vụ NHĐT nhằm phối hợp lẫn nhau giữa doanh nghiệp và ngân hàng trong việc sử dụng dịch vụ này. Xác định và thống nhất quan niệm để hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh tốn trong tồn bộ nền kinh tế- xã hội.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo thương mại điện tử. Cụ thể là tập trung vào các vấn đề đang được xem là trở ngại của việc tham gia thương mại điện tử của doanh nghiệp và người tiêu dùng như chứng nhận website thương mại điện tử, uy tín, bảo mật thơng tin cá nhân, thói quen mua sắm trên mạng, sử dụng thẻ thanh toán và nhu cầu nguồn nhân lực cả về chất lẫn lượng.
Chính phủ cần tăng cường cơng tác tổ chức thực thi pháp luật về ngân hàng điện tử: Cùng với việc xây dựng quy định chế tài nghiêm khắc, chính phủ cần tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, cơ chế giám sát trực tuyến mội trường điện tử buộc các nhà cung cấp và người sử dụng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về pháp luật giao dịch điện tử.
Ngồi ra, Chính phủ cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như APEC, WTO, WB, IMF để hổ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về thương mại điện tử mà Việt Nam tham gia.