Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần dịch vụ phân phối tổng hợp dầu khí đến năm 2020 (Trang 31 - 34)

6. Bố cục của đề tài

1.3 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng

Có 4 tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng, đó là: Giao hàng, Chất lượng, Thời gian và Chi phí. (Hồ Tiến Dũng, 2009).

1.3.1 Tiêu chuẩn Giao hàng.

Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý rằng các đơn hàng khơng được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng khơng có hàng đúng thời gian yêu cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ khắt khe và khó nhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho

khách hàng khi họ yêu cầu.

1.3.2 Tiêu chuẩn Chất lượng.

Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lượng có thể được đo lường thơng qua những điều mà khách hàng mong đợi.

Để đo lường được sự thỏa mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài lòng của khách hàng. Ví dụ: một cơng ty hỏi khách hàng của mình: Chúng tơi đã đáp ứng nhu cầu của quý khách tốt đến mức nào?. Những câu trả lời được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm: (5): vơ cùng hài lịng, (4): rất hài lò ng, (3): hài lòng, (2): chưa hài lòng, (1): thất vọng. Nếu các câu trả lời (4), (5) điểm chiếm tỷ lệ cao trong tổng các câu trả lời, như thế cho thấy công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của khách hàng. Một cách khác, để đo lường sự hài lòng của khách hàng là hỏi khách hàng về một hay nhiều câu hỏi dưới đây:

- Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm Quý khách đã sử dụng?.

- Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi như thế nào?. - Q khách cịn có thể mua lại sản phẩm của chúng tôi lần nữa khi cần?. Những câu hỏi này có thể đánh giá được bằng thang đo 5 điểm và điểm trung bình hoặc tỷ lệ phần trăm của các câu trả lời sẽ được tính tốn. Một tiêu chuẩn đánh giá liên quan mật thiết với chất lượng là lò ng trung thành của khách hàng, tiêu chuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần. Ví dụ: số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dầu gội đầu Clear trong tháng 11/2009 là 1.000 khách hàng, sang tháng 12/2009 số lượng khách hàng sử dụng lại là 800 khách hàng, như vậy ta có thể đo lường được lòng trung thành của khách hàng cho sản phẩm dầu gội đầu Clear là 80%, thông thường người ta đánh giá chỉ tiêu trên theo yếu tố thời gian và độ bền của sản phẩm hay nhu cầu sử dụng lại của hàng hóa dịch vụ.

được, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn nhiều so với việc giữ khách hàng hiện tại. Mặt khác, các công ty cần so sánh lòng trung thành và mức độ hài lịng của khách hàng của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó họ sẽ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục.

1.3.3 Tiêu chuẩn Thời gian.

Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này thì thời gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Ví dụ: nếu mức tồn kho là 10 triệu đồng và chúng ta bán lượng hàng tương đương 100.000 đồng một ngày, chúng ta có 100 ngày tồn kho. Nói cách khác, một sản phẩm sẽ nằm trong kho trung bình khoảng 100 ngày từ ngày nhập kho cho đến ngày xuất kho. Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sỉ, bán lẻ và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại). Một trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu hồi cơng nợ, nó đảm bảo cho cơng ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vịng ln chủn hàng hóa, thời hạn thu nợ phải được cộng thêm cho toàn hệ thống chuỗi cung ứng như là một chỉ tiêu thời hạn thanh toán. Số ngày tồn kho cộng số ngày chưa thu tiền nợ bằng tổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh để tạo ra sản phẩm và nhận được tiền.

Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày cơng nợ.

1.3.4 Tiêu chuẩn Chi phí.

Có hai cách để đo lường chi phí:

- Cơng ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho và chi phí cơng nợ, thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm của những nhà quản lý khác nhau và vì vậy khơng giảm được tối đa tổng chi phí.

- Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất. Phương pháp đo lường hiệu quả như sau:

Hiệu quả = Doanh số - Chi phí nguyên vật liệu Chi phí lao động + Chi phí quản lý

Theo tiêu chí này, hoạt động chuỗi cung ứng có hiệu quả khi doanh số tăng lên và chi phí giảm xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần dịch vụ phân phối tổng hợp dầu khí đến năm 2020 (Trang 31 - 34)