6. Kết cấu luận văn
2.1 Giới thiệu về Ngânhàng TMCP Việt Nam Thương Tín – PGD Lê Văn
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – PGD Lê Văn Khương (Vietbank Lê Văn Khương) Khương (Vietbank Lê Văn Khương)
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Vietbank
Tên gọi: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Thuong Tin Joint Stock Commercial Bank Tên viết tắt tiếng Việt: Ngân hàng Việt Nam Thương Tín
Tên viết tắt tiếng Anh: Vietbank
Trụ sở chính: 4B Tơn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 08 62918100 Fax: 08 62918116 Website: www.vietbank.com.vn Logo: Vốn điều lệ: 3.000.000.000 tỷ đồng (tính đến năm 2014)
Giấy phép thành lập số: 2399/QĐ-NHNN do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 15-12-2006.
Sản phẩm dịch vụ kinh doanh chính
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân.
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. Vay vốn của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Huy động nguồn vốn từ nước ngoài
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức cá nhân
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo quy định pháp luật
Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
Thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngồi nước dưới nhiều hình thức
Quá trình hình thành và phát triển của Vietbank
Ngày 02/2/2007, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) chính thức được thành lập tại số 35 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 18/2/2009, khai trương chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tại số 02 Thi Sách, phường Bến Nghé, quận 1 – chi nhánh đầu tiên của VIETBANK tạiTP.HCM
Ngày 26/02/2009, khai trương chi nhánh Hà Nội Ngày 12/03/2009, khai trương chi nhánh Cần Thơ Ngày 07/04/2009, khai trương chi nhánh Hải Phòng Ngày 15/04/2009, khai trương chi nhánh Đà Nẵng. Ngày 04/06/2010, khai trương chi nhánh Khánh Hòa.
Ngày 08/06/2010, khai trương chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngày 29/09/2010, khai trương chi nhánh Long An
Ngày 08/11/2010, khai trương chi nhánh Nghệ An.
Hiện nay, VIETBANK đã có 95 điểm giao dịch tại khắp các vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc. Đây là minh chứng cho sự phát triển nhanh, an toàn và bền vững của VIETBANK trong bối cảnh hiện nay.
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Tầm nhìn chiến lược: khơng ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt để trở
thành một trong những thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam.
Sứ mệnh: xây dựng VIETBANK trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động,
hiện đại, có chất lượng phục vụ hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới.
Giá trị cốt lõi:
Nguồn nhân lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại
Định hướng chiến lược ngân hàng bán lẻ:
Tại Vietbank hoạt động kinh doanh được chia thành 2 mảng hoạt động bán lẻ và bán sỉ. Hoạt động bán sỉ đã được đầu tư từ sớm và phát triển khá mạnh, hiện nay mảng hoạt động bán sỉ đang mang lại 60% nguồn thu cho Vietbank. Hoạt động bán lẻ bắt đầu được quan tâm và đầu tư từ năm 2008 khi có nhiều sự biến động trên thị trường tài chính Việt Nam. Hiện nay, mức đóng góp của mảng kinh doanh bán lẻ khoảng 40% doanh thu của Vietbank. Vietbank hiện đang tập trung đầu tư và phát triển hoạt động bán lẻ. Trong dài hạn, hoạt động bán lẻ sẽ là mảng hoạt động chủ lực của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng là nhắm tới nhóm khách hàng trung thương lưu với mức thu nhập từ 12 trđ/tháng trở lên, hiện chiếm hơn 40% dân số Việt Nam và có xu hướng tăng nhanh đạt khoảng 30 triệu người vào năm 2020 (theo khảo sát của BCG năm 2014). Định hướng trong vòng 5 – 10 năm tới Vietbank mong muốn trở thành một ngân hàng bán lẻ với chất lượng dịch vụ cao tại Việt Nam.
Mạng lưới kinh doanh Vietbank:
Vietbank hiện nay chỉ kinh doanh tại thị trường nội địa với 95 đơn vị kinh doanh trên khắp cả nước và hiện đã có mặt tại các thị trường trong điểm tại Việt Nam. Trong đó, mạng lưới kinh doanh của Vietbank tập trung tại các thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM với 46 đơn vị kinh doanh tại TP.HCM và 20 đơn vị kinh doanh tại Hà Nội. Định hướng trong năm 2015 Vietbank sẽ thành lập 4 chi nhánh mới tại TP.HCM và 1 chi nhánh ở khu vực miền trung nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh và sự nhận biết đối với thương hiệu Vietbank.
Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cơ bản của Vietbank:
Các dịch vụ bán lẻ cơ bản của Vietbank hiện nay như sau:
Dịch vụ tiền gửi: Tiết kiệm không kỳ hạn thông thường, tiết kiệm không kỳ
hạn trực tuyến, tiền gửi thanh tốn, tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiết kiệm có kỳ hạn tích lũy, tiết kiệm có kỳ hạn trực tuyến,…
Dịch vụ tín dụng: Cho vay trả góp mua nhà đất, cho vay xây dựng sửa chữa
cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay thấu chi tài khoản thanh toán, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay ưu đãi cho thầy thuốc và nhà giáo, thẻ tín dụng Vietbank MasterCard,…
Dịch vụ khác: Dịch vụ tư vấn bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng điện tử internet
banking, SMS banking, Mobile banking.
Kết quả kinh doanh cơ bản của Vietbank
Đánh giá chung kết quả kinh doanh của Vietbank theo bảng 2.1 bên dướicho thấy hoạt động kinh doanh đang có xu hướng giảm sút, do khó khăn của nền kinh tế và thị trường tài chính trong năm 2012 – 2013. Thị phần huy động vốn của Vietbank còn thấp, số sản phẩm/khách hàng chưa cao.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh toàn hệ thống Vietbank
Năm 2013 (tỷ đồng) 2014 (tỷ đồng) Tăng trưởng
Vốn điều lệ 3000 3000 0%
Lợi nhuận sau thuế TNDN/VĐL TB 8% 5% -38%
Tổng tài sản 14.185 18.913 33%
Huy động 9.605 11.526 20%
Dư nợ tín dụng tối đa 7.563 12.524 66%
NPLs 3,79% 3,24% -15%
Số đơn vị kinh doanh 96 96 0%
Thị phần huy động vốn 1,60% 3,60%
Lợi nhuận trước thuế 23 31
Số sản phẩm/KH 1,63 1,85
Tỷ lệ cho vay bán sĩ – bán lẻ 57% - 43% 53% - 47%
(Nguồn: Vietbank).
Định vị Vietbank trên thị trường: hiện nay chưa có tổ chức uy tín xếp hạng cũng như chưa có bộ tiêu chuẩn cụ thể để xếp hạng các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng hiện nay tự đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản như: Tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ cho vay, vốn điều lệ, lợi nhuận, số lượng đơn vị kinh doanh. Trong đó,
tổng tài sản được xem là quan trọng nhất và phụ thuộc nhiều vào hai tiêu chí là huy động vốn và cho vay.
Sau giai đoạn phát triển nhanh chóng từ 2007 đến 2009, Vietbank đã có sự chững lại trong hoạt động tăng trưởng khi thị trường tài chính ngân hàng có biến động không thuận lợi. Quy mô tổng tài sản, huy động và dư nợ cho vay giảm dần từ năm 2012. Hiện nay, Vietbank vẫn đang xếp vào trong nhóm các ngân hàng có quy mơ trung bình và nhỏ, chiếm thị phần huy động và cho vay khá khiêm tốn.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietbank – Lê Văn Khương (Vietbank LVK) Lê Văn Khương (Vietbank LVK)
Chi tiết phân tích hoạt động kinh doanh tại Vietbank LVK xem tại Phụ lục 5
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh bán lẻ của Vietbank LVK từ 2011 – 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
Doanh số huy động vốn bán lẻ 20 40 50 120
Doanh số tín dụng bán lẻ 10 20 40 130
Doanh số dịch vụ thanh toán 50 100 200 260
Số lượng khách hàng 300 400 500 950
Thu thuần từ hoạt động bán lẻ 0,2 0,5 0,8 1
Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietbank
Nhìn vào các chỉ số trên cho thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ bán lẻ của Vietbank Lê Văn Khương tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên, giai đoạn 2011 – 2013, hoạt động kinh doanh này tăng trưởng chậm và so với ACB thì doanh thu rất khiêm tốn. Doanh số huy động vốn năm 2013 và 2014 của ACB Lê Văn Khương ở lần lượt là 300 tỷ đồng và 350 tỷ đồng, ACB ln có doanh số huy động vượt trội so với Vietbank ở cùng khu vực. Điều này cũng tương tự đối với hoạt động tín dụng bán lẻ, khi doanh số tín dụng của ACB ở cùng khu vực là 350 tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh bán lẻ của Vietbank Lê Văn Khương đều kém hơn đối thủ cạnh tranh.