Kinh nghiệm của Australia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex việt nam (Trang 33 - 39)

2.6. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền

2.6.2. Kinh nghiệm của Australia

Giai đoạn 2001 – 2004 là những năm khó khăn của ngành ngân hàng thế giới: suy giảm kinh tế toàn cầu, áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, giá cả hàng hóa trên thị trƣờng thế giới khơng ổn định, sự kiện chiến tranh tại Irắc,… Tất cả những yếu tố trên đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các hệ thống ngân hàng tồn cầu mà ANZ Bank cũng khơng tránh khỏi ảnh hƣởng xấu của tình hình trên.

Cũng trong giai đoạn này, sự sụt giảm của lãi suất trên thế giới, dƣới tác động của Cục dự trữ liên bang Mỹ với trên 11 lần cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế đã ảnh hƣởng đến hoạt động huy động tiền gửi của ANZ Bank nói riêng và hệ thống ngân hàng thế giới nói chung. Điều này đã khiến ANZ Bank phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ. Trong bối cảnh tỷ giá dola Mỹ so với đồng dola Australia tƣơng đối ổn định, ANZ đã nhận định rằng giảm lãi suất tất yếu sẽ kéo theo giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trƣờng ngân hàng Australia nói riêng và thị trƣờng thế giới nói chung lại hết sức gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra bị thu hẹp. Để đối phó với những khó khăn này, ANZ đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động tiền gửi cũng nhƣ phát triển, bổ sung nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi dola Mỹ của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng nhƣ duy trì đƣợc lợi nhuận của ngân hàng.

Vị thế vững chắc của ANZ nhƣ hiện nay là minh chứng cho những nỗ lực trên. Qua đó cho ta thấy, trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, ngân hàng nào có chiến lƣợc đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với những thách thức sẽ là ngân hàng có vị thế cạnh tranh ƣu tiên hàng đầu hiện nay.

Từ đó cho thấy, các ngân hàng nƣớc ta cũng đang đứng trƣớc những khó khăn bao gồm những ảnh hƣởng từ biến động của nền kinh tế Việt Nam và thế giới cũng nhƣ áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Để đứng vững và ngày càng phát triển, gia tăng thị phần huy động tiền gửi, địi hỏi các ngân hàng phải khơng

ngừng thay đổi sách lƣợc và chiến lƣợc, nhận ra đƣợc những hạn chế cũng nhƣ lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình. Cơ cấu lại ngân hàng theo hƣớng hoàn thiện hơn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, ln tìm hiểu và dự đốn trƣớc các nhu cầu thị trƣờng để phát triển sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng. Các ngân hàng cũng cần học cách thích nghi và thay đổi linh hoạt với mọi sự biến động của thị trƣờng.

2.6.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng với sự khởi đầu là việc ban hành Luật NHTM mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/1995. Việc gia nhập WTO của Trung Quốc tháng 12/2001 càng làm cho cơng cuộc cải cách nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đƣợc đẩy mạnh và nâng cao rất nhiều.

Thực tế, các NHTM Trung Quốc đang phải đối diện với những yếu kém thể hiện qua các mặt: năng lực quản lý hệ thống, sự cân đối về vốn, chất lƣợng tài sản và năng lực đổi mới. Khi tiến hành cải cách hệ thống NHTM để tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi, Trung Quốc đã tập trung vào một số mục tiêu: nâng cao năng lực quản lý, cải thiện chất lƣợng tài sản, nâng cao các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động tiền gửi nhƣ: Dịch vụ ngân hàng điện tử e-banking; Phát triển các thể chế tài chính lành mạnh; Phát triển thị trƣờng liên ngân hàng tạo điều kiện cho tự do hóa lãi suất và quản lý rủi ro ngân hàng theo nguyên tắc Basel.

Cổ phần 4 ngân hàng thƣơng mại lớn và khuyến khích các ngân hàng này bán cổ phiếu trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, xem đây nhƣ một cách để tăng vốn và nâng cao năng lực quản lý.

Một phần trong chƣơng trình cải cách hệ thống ngân hàng là cải cách lãi suất nhằm đƣa ra các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trƣờng để tăng khả năng cạnh tranh nói chung và khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi nói riêng và nâng cao chất lƣợng tài sản của các ngân hàng. Bƣớc đầu, Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc (PBOC) đã tự do hóa lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng. Tháng 9/2000, PBOC lên kế hoạch 3 năm để tự do hóa lãi suất. Các hạn chế đối với

việc cho vay bằng ngoại tệ đƣợc loại bỏ ngay lập tức và tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên.

Kể từ khi gia nhập WTO, khu vực ngân hàng của Trung Quốc khơng dễ bị thơn tính bởi các đối thủ nƣớc ngồi vì chính phủ Trung Quốc đã có những phản hồi đúng hƣớng và có những bƣớc đi thận trọng. Mở cửa thị trƣờng tài chính và sự tham gia của các ngân hàng nƣớc ngoài đã trở thành động lực cho khu vực tài chính của Trung Quốc trong việc cải cách thể chế cơ cấu mà không đem lại những cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Để hội nhập thành công, Trung Quốc ln xác định ngồi việc đƣa ra các chính sách tạo điều kiện cho hội nhập, cần tạo một môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc thật hấp dẫn để tất cả các ngân hàng cùng phát triển. Quá trình hội nhập “từ từ” nhƣng đồng bộ và toàn diện của Trung Quốc chắc chắn sẽ giúp đất nƣớc có một hệ thống ngân hàng lành mạnh và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, Trung Quốc tập trung vào phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy động tiền gửi nhƣ dịch vụ e-banking thông qua chiến lƣợc vừa vững chắc vừa linh hoạt với đặc tính nhanh chóng, linh hoạt và khả năng bảo mật an tồn cao của các NHTM Trung Quốc

Có thể dẫn chứng sự thành cơng của chiến lƣợc này của các NHTM Trung Quốc qua kết quả đạt đƣợc tại ngân hàng ICBC. ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp 2 lần trong 2 năm đầu thực hiện chiến lƣợc và đã thu đƣợc giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC cũng đã dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cƣớc điện thoại cố định và di động tại thị trƣờng nội địa. Hầu hết các công ty bảo hiểm, phần lớn trong số 10 tập đồn mơi giới bảo hiểm lớn nhất cả nƣớc và một số tổ chức tài chính đa quốc gia, trong đó phải kể đến Citibank, hiện là khách hàng trong tổng số 5.600 khách hàng của hệ thống ngân hàng trực tuyến ICBC.

Thế mạnh của các NHTM Trung Quốc so với các NHTM nƣớc ngoài là họ dễ chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng nội địa hơn. Do vậy họ đã biết tận dụng lợi

thế này để phát triển các dịch vụ mới và hiện đại ( đây là điểm mạnh của ngân hàng nƣớc ngoài), nhƣng dịch vụ này cũng cần có sự tin tƣởng của khách hàng. Vì vậy họ đi trƣớc và họ đã thành công.

2.6.4. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Từ việc tìm hiểu năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi của các NHTM trên thế giới, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm phù hợp áp dụng cho điều kiện thị trƣờng tài chính của Việt Nam nói chung và các NHTM của Việt Nam nói riêng nhƣ sau. Theo đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong nƣớc, cần phải có sự nỗ lực từ chính bản thân các ngân hàng.

Khơng ngừng tìm kiếm và khai thác thị trƣờng tiềm năng. Tùy theo năng lực tài chính của ngân hàng và điều kiện thực tế, ngân hàng cần mở rộng thị phần hoạt động thông qua việc khai thác các thị trƣờng tiềm năng trong và ngoài nƣớc.

Phát triển các dịch vụ ngân hàng tài chính bán lẻ vì các dịch vụ này bên cạnh việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung cịn góp phần gia tăng số lƣợng khách hàng, gia tăng số lƣợng tài khoản và từ đó góp phần gia tăng nguồn vốn huy động

Các NHTM cần thực hiện chiến lƣợc vừa vững chắc vừa linh hoạt trong các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy động tiền gửi.

Nâng cao năng lực tài chính thơng qua thực hiện tăng vốn tự có, cần tăng vốn tự có lên mức ngang bằng với các ngân hàng trong khu vực (trên 1 tỷ USD). Tuy nhiên việc tăng vốn tự có của các ngân hàng phải phù hợp với chiến lƣợc tài chính của mình.

Nâng cao năng lực quản trị điều hành của NHTM, đẩy mạnh tổ chức các khóa đào tạo dành riêng cho cán bộ quản lý theo từng cấp, lựa chọn cán bộ quản lý cấp cao đi đào tạo thực tập ở các ngân hàng nƣớc ngồi, đổi mới mơ hình tổ chức và quy chế điều hành theo hƣớng tăng quyền lực quản lý của hội đồng quản trị, nâng cao hơn nữa quyền tự chủ tài chính cho các NHTM.

Mở rộng và nâng cao chất lƣợng danh mục sản phẩm dịch vụ huy động tiền gửi, nhằm tối đa hóa cơ hội đầu tƣ và giảm thiểu rủi ro.

Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng để theo kịp với trình độ cơng nghệ của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Việc hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng sẽ làm tiết giảm đƣợc thời gian, lao động phục vụ việc quản trị, điều hành, tác nghiệp cũng nhƣ phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn, đồng thời phát triển đƣợc nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng này, luận văn đã tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi của NHTM. Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu vào tìm hiểu các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi của NHTM, các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi của NHTM, kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi của các ngân hàng trên thế giới để từ đó rút ra một số kinh nghiệm để áp dụng cho các NHTM tại Việt Nam.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG

DẦU PETROLIMEX VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex việt nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)