Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của

2.3.1 Đối với ngân hàng:

- Góp phần đảm bảo và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động mang lại doanh lợi chủ yếu cho ngân hàng:

- Theo các chun gia tài chính- ngân hàng thì chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho vay là một trong các nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một NHTM nói riêng và cả một hệ thống ngân hàng thương mại nói chung. Trong những năm qua, hệ thống NHTM đã có những thay đổi tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, đưa vốn vào lưu thông tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động tín dụng đã trở thành cầu nối trung gian từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Đây không chỉ là một dịch vụ cơ bản để tạo ra một khối lượng lớn tài sản trong tổng tài sản mà còn là nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng. Thống kê cho thấy, tổng doanh thu, thu nhập từ lãi cho vay và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng thường chiếm từ 70% -80%. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là vấn đề cốt yếu nhất của các NHTM hiện nay.

- Giúp ngân hàng có khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn. Nhờ đó ngân hàng có điều kiện mở rộng khả năng cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác do tạo thêm được nguồn vốn từ việc tăng vịng quay vốn tín dụng.

- Tạo dựng một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường: do số lượng khách hàng cá nhân trên thị trường khá lớn nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân cũng gia tăng niềm tin của khách hàng vào ngân hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn bằng các hình thức sản phẩm, dịch vụ.

2.3.2 Đối với khách hàng:

Do nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân chủ yếu là để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cần thiết cho cá nhân như xây, sửa nhà ở, mua nhà ở- đất ở, vay mua ơ tơ, mua sắm trang thiết bị gia đình,… nên việc NHTM kiểm soát tốt khoản vay trước và sau khi giải ngân vừa giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận hoặc đáp ứng

được nhu cầu tiêu dùng cho bản thân vừa đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng, khơng bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản.

2.3.3 Đối với nền kinh tế:

Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, hiệu quả tín dụng được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hóa, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất, kích thích tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, nâng cao hiệu quả tín dụng trong nền kinh tế sẽ giúp giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hòa nhập với cộng đồng quốc tế một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)